Check in ‘cháy máy’ mùa cỏ lau Bình Liêu đẹp ngất ngây
Tiết trời sang thu, Bình Liêu ( Quảng Ninh) lại được khoác lên mình một tấm áo mới, một màu trắng xóa tinh khôi bởi những cánh đồng cỏ lau trắng nở rộ núi đồi.
Bình Liêu nằm tại phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 270km, cách thành phố Hải Phòng 180km. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.
Chẳng hề thua kém những cung đường phượt Tây Bắc, Bình Liêu luôn gây tò mò cho biết bao người trẻ bởi cánh đồng cỏ lau trắng nở rộ.
Đến Bình Liêu vào mùa xuân, bạn sẽ được đắm chìm trong những hội giao duyên và chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả. Phải đến khi tiết trời sang thu, mùa cỏ lau ở Bình Liêu mới bắt đầu.
Lúc mới nở, hoa lau có màu trắng tinh khôi, mọc thành từng cụm, sau một thời gian, hoa ngả dần sang màu vàng và rụng bay theo gió.
Hoa cỏ lau mọc nhiều và đẹp nhất là cung đường vành đai biên giới phía Tây chạy về hướng Lạng Sơn.
Video đang HOT
Trong đó, cột mốc 1305 nằm trên đỉnh núi cao nhất của Bình Liêu là nơi đẹp nhất để bạn chiêm ngưỡng mùa cỏ lau.
Bình Liêu sở hữu gần 40 km đường biên với cung đường tuần tra biên giới đẹp ngây ngất, có thể nói là bậc nhất ở vùng Đông Bắc.
Đường tuần tra men theo theo biên giới cắt ngang các ngọn núi cao, xung quanh là rừng keo, rừng hồi, quế thơm ngát, dưới thung lũng là các bản làng.
So với những địa điểm nổi tiếng khác của Quảng Ninh như: Hạ Long, Cô Tô hay Quan Lạn, núi Yên Tử thì Bình Liêu là cái tên còn quá mới.
Những không vì thế mà độ hấp dẫn của Bình Liêu lại ít hơn bởi vẻ hoang sơ mà đằm thắm đầy tính thu hút của mình.
Bình Liêu nổi lên bởi nhiều cung đường phượt ngoằn ngoèo, cảnh sắc êm dịu, lối sống bình tĩnh và nhẹ nhàng.
Nơi đây nằm ở ngay biên giới, tiếp giáp với Trung Quốc.
Đứng ở Bình Liêu, người lữ hành có cảm giác lâng lâng, khi tha hồ ngắm cảnh sắc quê hương cũng như sông núi.
Những bậc thang cứ thế tiếp nối lên cao, đưa tâm hồn người lữ hành bay bổng cùng không gian đầy mộng mị.
Từng bông hoa vội vàng vươn cao khoe sắc dưới ánh nắng thu chan hòa, cùng nhau ngân nga bài hát ca gió với núi mây ngàn, chạm vào trái tim lỗi nhịp của người lữ hành.
Đưa tay ra là có thể ôm trọn đất trời xanh ngắt trùng điệp vào lòng.
Mùa này, Bình Liêu như tấm nhung trắng mướt phất phơ uyển chuyển, như cánh tay mềm mại của nàng tiên nữ đang nhẹ nhàng chìm đắm vào điệu múa “đánh cắp” trái tim của người lữ hành.
Trải nghiệm cung đường biên giới ở Bình Liêu
Bình Liêu có chiều dài biên giới 43km với nước bạn Trung Quốc, từ cột mốc 1300 đến cột mốc 1327.
Du khách đến huyện Bình Liêu giờ đây đều rất thích trải nghiệm cung đường biên giới, để chiêm ngưỡng những rừng hoa lau, thông, keo bạt ngàn, những thửa lúa chín vàng, những bản làng dân tộc thiểu số đặc trưng của vùng cao và đắm mình trong sương mù mênh mông.
Du khách thích thú với sương mù ở cột mốc 1327.
Cùng anh cán bộ huyện Bình Liêu chúng tôi lên cột mốc 1327, được coi là cột mốc cuối cùng của huyện Bình Liêu nằm trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển ở khu vực bản Phạt Chỉ, xã Đồng Văn.
Giờ đây, đường lên cột mốc đã thảm bê tông đến tận nơi, rất thuận lợi cho du khách dù đi bằng ô tô hay xe máy. Đi hết con đường bê tông là đường dốc leo lên cột mốc với những bậc xi măng vững chãi. Những ngày chìm trong sương mù bao phủ, ta cảm tưởng như đang leo bậc thang lên cõi hư vô. Những ngày trời nắng, đứng ở cột mốc 1327, ta có thể phóng tầm mắt ra xa xa là những dải rừng xanh xanh, thấp thoáng những ngôi nhà bên nước bạn Trung Quốc.
Do nằm trên độ cao, hàng năm bản Phạt Chỉ có tới 9 tháng sương mù bao phủ. Ngày nay, sương mù lại trở thành sản phẩm du lịch, nhiều du khách tỏ ra thích thú khi hòa mình trong sương mù và chụp cho mình những bức ảnh mờ trong sương.
Những năm gần đây, đa phần du khách khi đến thăm cột mốc 1327 ở khu vực bản Phạt Chỉ, đều ghé qua homestay A Dào. Tại đây, du khách được thưởng thức những món ăn do chính người Dao chế biến. Ai cần nghỉ ngơi để hôm sau tiếp tục cuộc hành trình thì homestay A Dào cũng có phòng phục vụ được đến 30 khách.
Khách đến homestay còn được xem tận mắt cách tráng phở của người Dao và xem người Dao xay thóc bằng cối xay bằng đá. Ai có nhu cầu cũng được chủ nhân của homestay mời tắm lá thuốc của người Dao cho khỏe người.
"Sống lưng khủng long" ở khu vực cột mốc 1305. Ảnh: La Lành (Trung tâm TT-VH Bình Liêu)
Một điểm đường biên, cột mốc nữa gây ấn tượng với du khách là con đường mang tên "Sống lưng khủng long" khu vực cột mốc 1305. Có nhiều đường đến được với "Sống lưng khủng long", du khách có thể đi từ xã Lục Hồn hay xã Hoành Mô đều được.
Cảnh vật ở đây thay đổi theo mùa, nhưng đẹp nhất là mùa thu, đường biên giống như bức tranh khổng lồ với nét vẽ tài tình của tạo hóa, đan xen màu xanh đậm của các khu rừng và màu xanh miên man của cỏ non. Những dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau gợi ta nhiều ý tưởng thỏa sức tưởng tượng.
Về mùa xuân, du khách được mê mải trong những cung đường xanh mướt nhiều loài cỏ cây hoa lá cùng khoe sắc. Mùa hè, dọc con đường đến với sống lưng khủng long là vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc, thấp thoáng những ngôi nhà mang nét đặc trưng của người Tày, người Dao. Mùa đông là sắc trắng tựa như tơ của bạt ngàn hoa cỏ lau còn đọng lại hạt sương được mặt trời chiếu vào tạo thành sắc lung linh, huyền ảo.
Đến với những cung đường biên giới với cột mốc biên cương, ta càng thêm tự hào về đất nước mình, ở đâu cũng đẹp, dẫu là những dải đất cuối cùng nhưng vẻ đẹp lại vô cùng.
Bình Liêu 'Thiên đường' của cỏ lau, lúa vàng và biên cương hùng vĩ Trên biên giới vùng Đông Bắc có một nơi là 'thiên đường' của cỏ lau trắng xóa, của lúa chín vàng, của rừng sở tinh khôi và những cung đường tuần biên hùng vĩ. Đó chính là Bình Liêu. Cách Hà Nội 260km, cách thành phố Hạ Long chỉ 100km, Bình Liêu không quá xa xôi nhưng lại "ngủ quên" suốt nhiều năm....