Chế tạo gạch không nung từ giấy
Sau 7 tháng nghiên cứu, Nguyễn Cao Hoàng Sang (ngành xây dựng ĐH Kiến trúc TP HCM) chế tạo thành công gạch không nung làm từ giấy phế thải.
Công trình nghiên cứu khoa học được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng ứng dụng vào thực tế. Đề tài cũng đạt giải nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2014 do Thành đoàn TP HCM phối hợp với ĐH Quốc gia tổ chức.
Nguyễn Cao Hoàng Sang (thứ hai từ phải sang) giới thiệu mô hình mẫu thử gạch không nung làm từ giấy phế liệu cho các bạn trẻ.
Vật liệu thân thiện môi trường
Hoàng Sang trăn trở từ lâu, suy nghĩ tìm nhiều giải pháp nghiên cứu, sản xuất ra nguyên liệu thân thiện với môi trường. Sang tham khảo tài liệu thấy nhiều nhóm sinh viên đi trước từng nghiên cứu, chế tạo thành công bê tông xốp, bê tông dừa nhưng hiệu quả không cao khi giá thành cao và còn nhiều hạn chế.
Từ đó, Sang nghĩ ra làm gạch không nung với nguyên liệu giấy vụn phế liệu để đón đầu xu thế trong ngành xây dựng.
Ban đầu Sang đi gom giấy phế liệu từ khắp mọi nguồn có thể từ lớp học, tiệm photocopy, nhà sách… đem về xay nhỏ và trộn với cát, xi măng để tạo thành hỗn hợp bê tông đúc gạch. Hai thành phần chính tạo thành gạch không nung này là chất kết dính và cốt liệu.
Trong đó, chất kết dính gồm xi măng và nước. Còn cốt liệu là bột giấy và cát. Tùy vào mục đích sử dụng mà thay đổi tỉ lệ cấp phối để tạo ra sản phẩm gạch không nung như mong muốn.
Sang cho biết, anh đã tạo ra hai loại gạch gồm: gạch chịu được 35 kg lực để xây vách ngăn trong nhà, thay thế cho gạch nung đất sét truyền thống bốn lỗ và gạch chịu được 75 kg lực dùng để xây dựng bao che bên ngoài, thay thế cho loại gạch thẻ hai lỗ, làm từ đất sét nung, đang sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng công trình cao tầng hiện nay.
Để chế tạo gạch không nung, Sang phải nghiên cứu và chế tạo máy xay giấy với các bộ phận: thùng đựng, khung đỡ động cơ, lưỡi dao, mũi khoan, động cơ…
Video đang HOT
Nghiên cứu tạo ra hai loại gạch kể trên, Sang đúc bảy loại gạch khác nhau để xác định sơ bộ cấp phối, bề mặt sau khi khô và trọng lượng thể tích của gạch.
Sau đó, Sang tiếp tục đúc gạch để xác định cường độ chịu lực của từng loại gạch. Khâu cuối cùng, Sang lấy hai loại gạch trên ngâm vào nước trong một tuần. Khi lấy ra cạnh không bị bong tróc và đảm bảo độ cứng cần thiết. Đến phần thử nhiệt, gạch được đốt trên bếp dầu, trong 30 phút mà không bị bắt lửa, không cháy ngầm.
Sang chia sẻ: “Giai đoạn thử cường độ chịu lực của gạch là khâu rất quan trọng để xác định gạch có đạt tiêu chuẩn sử dụng hay không. Cường độ chịu lực của gạch được biểu thị bằng giới hạn sức chịu nén, sức chịu uốn, sức chịu kéo, sức chịu cắt. Phải đạt được các tiêu chuẩn này mới gọi là ổn”.
Có khả năng cạnh tranh
Gạch không nung làm từ giấy phế liệu có quy trình sản xuất đơn giản, có thể ứng dụng cho các xưởng sản xuất gạch nhỏ, vốn đầu tư ban đầu thấp. Loại gạch này thân thiện với môi trường, đảm bảo khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Nếu đề tài của Sang được áp dụng sản xuất vào thực tế thì giá mỗi viên gạch không nung từ giấy phế liệu khoảng 6.000 đồng.
“Ưu điểm nổi trội của gạch làm từ giấy phế liệu là nhẹ. Vì vậy công nhân thi công sẽ dễ dàng, chủ đầu tư giảm được chi phí làm nền móng. Khả năng cách âm, cách nhiệt của gạch do Sang chế tạo cũng cao hơn gạch ximăng cốt liệu, tính cạnh tranh sẽ cao khi bán ra thị trường” – Sang chia sẻ.
Khi đưa vào sản xuất đại trà, gạch từ giấy phế liệu còn tận dụng được mùn thải ở các nhà máy giấy, giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.
Thời gian sắp tới, chàng kỹ sư xây dựng này sẽ nghiên cứu chế tạo một loại phụ gia trong xây dựng nhằm kết dính loại gạch không nung từ giấy phế liệu để nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế.
Theo Phước Tuần/Báo Tuổi Trẻ
Siêu xe đại gia Việt: Hàng secondhand, bảo dưỡng vỉa hè
Đẳng cấp khi chơi xe siêu sang là cho người dùng quyền được làm thượng đế một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, điều này hình như không đúng với các đại gia Việt. Dù số người giàu có ngày càng tăng và ngày càng có nhiều xe siêu sang diễu phố, nhưng đẳng cấp của đại gia Việt được cho là chưa xứng tầm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt cao, siêu xe nhập về Việt Nam giá thường đắt gấp đôi nên nhiều đại gia chọn mua xe cũ (ảnh minh họa).
Đại gia cũng chơi siêu xe "second-hand"
Trong số hơn 200 chiếc xe Bentley và 90 chiếc Rolls-Royce mà đại gia Việt đang sở hữu, hầu hết là xe cũ. Chẳng hạn như với Rolls-Royce, đến nay chỉ có 2 chiếc được mua chính hãng. Trong đó, chiếc Rolls-Royce của nữ đại gia Bạch Diệp được cho là có tính cá nhân hóa nhất, với những thiết kế dành riêng cho chủ nhân. Còn với chiếc Rolls-Royce "Mặt trời phương Đông" của đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản, người ta cũng vẫn đặt câu hỏi về dấu ấn cá tính của chủ nhân ở đây là gì, hay đơn giản chỉ là mua một chiếc xe mới?
Chuyện kể rằng khi khách hàng đến mua xe của Rolls-Royce, sẽ có người thợ dùng thước dây để đo chân và cỡ giày của từng người. Làm như vậy, hãng muốn thiết kế chỗ ngồi trong xe sao phù hợp nhất với chủ nhân. Tất nhiên, khi ấy, người cao 1m8 nặng 80kg sẽ có chiếc Rolls-Royce với kích cỡ khác với người chỉ cao 1m6, nặng 60kg. Nếu một đại gia cao 1m8 lại mua xe cũ của một đại gia chỉ cao 1m6 thì không rõ khi ngồi sẽ như thế nào?
Thế mà ở Việt Nam, không ít đại gia đã mua xe sang kiểu đó, tức là mua lại xe cũ.
Bespoke - triết lý mà hãng xe Rolls-Royce đưa ra, có nghĩa "giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của khách hàng". Nếu khách hàng muốn dùng cây trong vườn nhà mình làm gỗ trên chiếc Rolls-Royce cũng có thể được. Với xe cũ, đương nhiên các đại gia Việt chẳng được hưởng những điều này.
Chính vì mua xe cũ, nên thời gian qua, nhiều xe Rolls-Royce tại Việt Nam thường bị hỏng giảm xóc. Ngoài nguyên nhân do điều kiện đường sá chưa đảm bảo chất lượng, còn nguyên nhân quan trọng khác mà các kỹ sư của Rolls-Royce chỉ ra là phần lớn xe đang lưu thông tại Việt Nam được nhập khẩu gián tiếp từ một thị trường khác. Trong khi đó, tất cả xe Rolls-Royce đều được sản xuất với các chi tiết kỹ thuật được chế tạo chuyên biệt theo điều kiện khí hậu và vận hành của từng thị trường. Xe cũ từ thị trường khác về Việt Nam không được địa phương hóa để phù hợp với điều kiện giao thông, dẫn đến hỏng hóc như trên.
Giám đốc của một thương hiệu xe siêu sang mới mở tại Hà Nội cho biết, sau khi đại lý chính hãng đi vào hoạt động, cũng có một vài đại gia Việt đến xem và đặt vấn đề mua. Hai bên đã cùng nhau làm việc và hình dung ra chiếc xe mà khách hàng mong muốn. Nhưng đến phần chốt giá, đại gia nào cũng lắc đầu, chê giá cao. Có một chi tiết đặc biệt là hầu hết các đại gia đều so sánh với xe cũ, thấy rẻ chỉ bằng một nửa. Họ lại muốn quay sang mua xe cũ vì tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, vị giám đốc này nói.
Có lẽ vì thuế, phí cao "ngất trời" nên một chiếc xe siêu sang khi nhập về Việt Nam có giá cao gấp 2-3 lần xe tại nơi sản xuất, đấy cũng là lý do khiến nhiều đại gia Việt chỉ muốn chơi xe cũ.
Thích sửa xe vỉa hè
Tuy nhiên, không chỉ chơi xe second-hand, hầu hết đại gia Việt cũng từ chối luôn dịch vụ sửa chữa chính hãng. Cuối năm 2014 vừa qua, nhiều người đi đường không khỏi ngạc nhiên khi thấy chiếc Rolls-Royce Phantom được nâng gầm bằng kích, thay lốp sau ngay trên vỉa hè giữa Thủ đô. Hình ảnh này khiến nhiều người đặt vấn đề về đẳng cấp đại gia Việt, bởi ở Hà Nội hiện đã có xưởng bảo hành, bảo dưỡng chính hãng xe này.
Đến khi hỏng hóc, xe được sửa chữa ngay trên vỉa hè như thế này chứ không phải tại các cơ sở dịch vụ chính hãng
Nhân viên phụ trách kỹ thuật của một thương hiệu xe siêu sang tại Hà Nội kể rằng, vừa qua, công ty đã lên chương trình tiếp cận một loạt chủ nhân của những chiếc siêu xe, mời đưa xe đến kiểm tra, làm dịch vụ chính hãng, nhưng rất ít trong số đó thực hiện. Các ông chủ chỉ chịu mang xe đến xưởng sửa chữa chính hãng, khi nó bị hỏng không thể nào chạy được và không nơi nào sửa được. Thậm chí, xe hỏng đưa vào chính hãng chỉ để tìm nguyên nhân, sau đó lại mang ra bên ngoài sửa chữa.
Có xe đến thay dầu, theo quy định, sau hai lần thay dầu thì phải thay lọc dầu, nhưng đại gia còn dặn trước lái xe "nếu bảo thay lọc dầu thì đừng nghe lời nhé", trong khi chiếc lọc dầu không phải quá đắt và người ta có thừa khả năng chi trả.
Với một số bộ phận trong xe, khi tháo ra sửa rồi lắp vào, theo quy định của nhà sản xuất, phải thay hoàn toàn ốc vít, nhưng các đại gia Việt chẳng chấp nhận điều này. Họ cho rằng không cần thiết, vì ốc vít cũ vẫn còn rất tốt.
Dịch vụ chính hãng, đương nhiên sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, bởi có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có trang thiết bị chuyên dụng cũng như nhận được sự hỗ của các chuyên gia trực tiếp qua mạng Internet. Không chỉ đơn thuần là sửa chữa, mà còn giúp chủ nhân khôi phục lại nguyên trạng xe như ban đầu.
Trong khi, sửa chữa bên ngoài không thể nào đạt được như vậy. Linh kiện thay thế không chính hãng. Thợ không được đào tạo bài bản, thiếu các trang thiết bị chuyên dụng, thậm chí nhà xưởng không đảm bảo vệ sinh... mà đơn giản chỉ là khắc phục sự cố, để cho xe chạy được.
Các đại gia ai cũng biết điều này song vẫn không muốn vào chính hãng vì sợ chi phí cao, vẫn có thói quen thích đưa xe ra các xưởng bên ngoài cho tiết kiệm, nhân viên kỹ thuật này nhận xét.
Một lãnh đạo của hãng xe Rolls-Royce từng phát biểu: "Chúng tôi không bán một chiếc xe để đi lại, mà bán một trải nghiệm, một dịch vụ đẳng cấp cho khách hàng ngay từ khi có ý tưởng đầu tiên về mua xe Rolls-Royce, cho đến hết đời xe".
Các đại gia Việt đúng là rất thích những thương hiệu xe siêu sang và muốn được sở hữu nó, nhưng lại từ chối sự phục vụ đẳng cấp. Có ý kiến cho rằng, bây giờ nhà giàu thì nhiều chứ sang thì ít lắm. Vì, chuyện ăn chơi là phải có cái gốc, có văn hóa, chứ không đơn giản cứ thắng chứng khoán, bất động sản... kiếm được mớ tiền, rồi tậu một "con" xe sang mà thành người sang được. Đại gia Việt, không ít người nghĩ rằng, chỉ cần cưỡi Rolls-Royce, Bentley ra đường là đã khẳng định đẳng cấp, người ta nhìn thấy là đủ choáng rồi, chứ dân ta mấy ai phân biệt được thế nào là xe thửa riêng với xe mua lại.
Theo VietnamNet
Nam sinh lớp 9 chế tạo thùng rác biết nói khi người đến gần Bằng sự đam mê, Khải đã chế tạo thành công sản phẩm thùng rác thông minh, tự động nhận diện và phát ra âm thanh nhắc nhở mọi người bỏ rác vào đúng thùng phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Nguyễn Viết Gia Khải hiện là học sinh lớp 9/7, trường THCS Chu Văn An, TP Đà Nẵng. Qua hơn ba...