Che giấu xuất thân gốc Á khi nộp đơn vào đại học Mỹ
Sau khi vụ kiện của ĐH Harvard nổi lên vì phân biệt các ứng viên gốc Á, nhiều sinh viên thuộc nhóm này cho hay họ đã phải cố giấu nguồn gốc của mình để có vẻ ‘bớt Á’ nhất.
Max Li từ chối khai báo chủng tộc khi làm hồ sơ đăng ký đại học dù có họ cho thấy cô là người gốc Hoa. Clara Chen đăng ký kỳ thi xếp lớp tiếng Pháp thay vì tiếng Trung vì sợ ảnh hưởng điểm số. Dù dành rất nhiều thời gian chơi và tìm hiểu về cờ vua, Marissa Li không dám để môn thể thao này vào hồ sơ đăng ký đại học vì sợ bị xem là người châu Á khuôn mẫu.
Họ là vài trong số rất nhiều trường hợp phải thay đổi sở thích, che giấu chủng tộc của mình như để cho hội đồng tuyển sinh biết rằng mình “ít châu Á”, theo New York Times.
ĐH Harvard phân biệt sinh viên gốc Á
Tháng 10 vừa qua, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng đã kiện ĐH Harvard với cáo buộc phân biệt đối xử một cách có hệ thống đối với các ứng viên người Mỹ gốc Á. Cụ thể, các ứng viên gốc Á luôn nhận được “đánh giá cá nhân” thấp hơn ở những đặc điểm chủ quan như sự tự tin, dễ thương hay tốt bụng.
Ngoài ra, còn có tin đồn ứng viên Mỹ gốc Á phải có thành tích tốt hơn thành tích đầu vào tiêu chuẩn so với ứng viên chủng tộc khác để khi cùng ứng tuyển vào một trường đại học.
Marissa Li phải che giấu sở thích nghe có vẻ “châu Á” của mình là chơi cờ vua để tăng khả năng được nhận và Harvard. Ảnh: NYT.
Thậm chí, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng còn đưa ra một hướng dẫn làm hồ sơ ứng tuyển dành cho ứng viên gốc Á do Princeton Review xuất bản hồi 2004. Hướng dẫn này khuyên các ứng viên gốc Á nên cố giấu nguồn gốc cũng như chủng tộc của mình.
Cộng đồng này so sánh cách ĐH Harvard đối xử với ứng viên Mỹ gốc Á như cách họ đối xử với ứng viên người Do Thái năm 1920 để hạn chế sinh viên người Do Thái nhập học vào trường.
Ngoài ra, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng cũng lập luận sự thiên vị của ĐH Harvard gây ra mức độ lo lắng và tỷ lệ tự tử cao bất thường ở sinh viên gốc Á.
Trong khi đó, nhiều nhà tư vấn tuyển sinh định hướng khách hàng gốc Á của mình tránh các hoạt động ngoại khóa điển hình của người châu Á như học tiếng Hoa, học piano hoặc các nhạc cụ truyền thống của các quốc gia châu Á.
Ngoài ra, các nhà tư vấn tuyển sinh cũng dặn ứng viên không nên để tâm đến mục chủng tộc trong hồ sơ đăng ký đại học trừ khi là người gốc Latin hoặc Da đen.
Video đang HOT
“Tôi chính là tôi”
Đáp lại, ĐH Harvard cho biết không có phân biệt nào đối với người gốc Á cũng như chủng tộc chỉ là một trong rất nhiều yếu tố để đánh giá ứng viên.
Bổ sung cho quan điểm này, những người ủng hộ Harvard cũng đưa ra số liệu cho thấy số lượng ứng viên người Mỹ gốc Á tăng đều trong nhiều năm. Trong khi người gốc Á chỉ chiếm 7% dân số nước Mỹ, sinh viên gốc Á lại chiếm 28% tổng số sinh viên được nhận năm 2022, tăng 20% so với năm 2013.
Họ cũng cho rằng việc Cộng đồng Tuyển sinh công bằng so sánh chính sách tuyển sinh người gốc Á và người Do Thái trong lịch sử là khập khiễng và thiếu bằng chứng xác đáng.
Là con của những người nhập cư Trung Quốc thuộc tầng lớp lao động, Sally Chen, Giám đốc chương trình bình đẳng giáo dục tại một tổ chức vận động, cho biết mình đã được hưởng lợi khi ứng tuyển vào ĐH Harvard và khẳng định không có bằng chứng về sự phân biệt đối xử đối với người gốc Á trong quá trình tuyển sinh của trường.
ĐH Harvard phủ nhận phân biệt ứng viên gốc Á. Ảnh: NYT.
Trong các cuộc phỏng vấn với sinh viên người Mỹ gốc Á đã và đang theo học tại ĐH Harvard, hầu hết đều cảm thấy lo lắng trước một số tiết lộ của vụ kiện. Tuy nhiên, họ cũng ủng hộ những nỗ lực của trường trong việc xây dựng cộng đồng sinh viên đa dạng chủng tộc trong nhà trường.
Một số sinh viên cho biết họ đã viết về bản sắc châu Á của mình trong đơn đăng ký nhập học. Tuy nhiên, họ đã sáng tạo để tránh rập khuôn về việc kể lại hành trình nhập cư của cha mẹ mình. Thay vào đó, họ kể về khoảng cách thế hệ giữa mình và cha mẹ là những người nhập cư.
Marissa Li đã kể lại việc phải phiên dịch tiếng Anh – Trung tại một cuộc thi quốc tế, từ đó nêu ra những khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ là người nhập cư của mình.
Lap Nguyen, sinh viên năm cuối tại Harvard, cũng viết về niềm yêu thích của anh đối với tiếng Việt và quá trình cậu dạy ngôn ngữ này cho em trai.
Cho đến hiện tại, nhiều sinh viên gốc Á đã bắt đầu viết về nguồn gốc của mình.
Grace Ou, học sinh cuối cấp tại Trường Khoa học và Công nghệ Galileo cho hay mình bắt đầu thay đổi suy nghĩ khi nhận ra sức mạnh của cộng đồng mình trong đại dịch Covid-19, khi xuất hiện làn sóng phản đối người châu Á.
“Khi nộp đơn vào đại học, tôi sẽ không né tránh hay che giấu nguồn gốc của mình. Tôi chính là tôi”, cô nói.
Nhiều trường đại học sẽ rút khỏi các bảng xếp hạng
Sau ĐH Harvard và Yale, nhiều đại học khác lần lượt tuyên bố sẽ rút khỏi bảng xếp hạng của US News.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các trường cũng như chính bảng xếp hạng.
Sau trường Luật của ĐH Harvard và ĐH Yale, 4 trường đại học khác cũng tuyên bố rút khỏi bảng xếp hạng các trường luật của US News. Ảnh: Harvard Law Today.
Trường Luật của ĐH Harvard và ĐH Yale tuyên bố rút khỏi bảng xếp hạng các trường luật của US News với lý do không đầy đủ phương pháp dùng cho bảng xếp hạng. Tiếp sau Harvard và Yale, ĐH California tại Berkeley, Stanford, Georgetown và Columbia cũng tuyên bố sẽ rút khỏi bảng xếp hạng nói trên.
Điều này báo hiệu sẽ còn thêm nhiều trường nữa rút khỏi bảng xếp hạng. Sự rút khỏi của Harvard và Yale rõ ràng đang khiến mọi trường luật hàng đầu phải xem xét lại về những lợi ích và rủi ro của việc duy trì vị trí trong bảng xếp hạng.
Đối với những trường quyết định ở lại, lợi ích giảm đi và rủi ro tăng lên, vì họ có thể bị đánh giá không phải bởi thứ hạng của họ mà bởi nhóm các trường rút khỏi bảng xếp hạng.
Theo ông Sheldon H. Jacobson, Giáo sư Khoa học máy tính tại ĐH Illinois Urbana-Champaign viết cho Hill, sự phân nhánh của quyết định đi hay ở ngày càng lan rộng, không chỉ đối với các trường luật, mà còn đối với tất cả các bảng xếp hạng học thuật.
Bảng xếp hạng chưa chắc đã chính xác
Việc được xếp hạng cao như một giải thưởng đối với một tổ chức. Thứ hạng càng cao, trường càng có giá trị về mặt tiếp thị. Những sinh viên tương lai sẽ dựa vào bảng xếp hạng để quyết định trường nộp hồ sơ và chấp nhận thư mời. Các cựu sinh viên cũng lấy bảng xếp hạng như một huy hiệu danh dự cho công việc tương lai. Nhiều người cũng mong muốn có một kho lưu trữ thông tin duy nhất và đáng tin cậy để so sánh các trường đại học và học viện.
Việc có mặt trong bảng xếp hạng sẽ nâng cao giá trị nhà trường trong mắt ứng viên, cựu sinh viên và xã hội. Ảnh minh họa: Unsplash.
Tuy nhiên, tất cả các hệ thống xếp hạng, bao gồm cả hệ thống xếp hạng học thuật vốn đã có sai sót. Một ví dụ cho trường hợp này là điểm xếp hạng có biên sai số. Điều này có nghĩa là các trường có thể không phân biệt được về mặt thống kê các giá trị điểm khác nhau. Cách tính điểm trung bình dựa trên các điểm thành phần có thể làm đảo lộn giá trị tốt nhất của một ngôi trường hoặc giấu đi sự thiếu sót rõ ràng của một ngôi trường khác.
Đây là thách thức khi cố gắng kết hợp nhiều số liệu thành một điểm số duy nhất. Để điểm số và xếp hạng có ý nghĩa, các thành phần số liệu đóng góp vào phải có nhiều thông tin và có ý nghĩa.
Tuy nhiên, theo ĐH Harvard và ĐH Yale, bảng xếp hạng của US News không đáp ứng được điều này.
Giá trị của bảng xếp hạng
Không phải tất cả các trường đều cần điểm xếp hạng để chỉ ra giá trị của họ.
Các trường luật như của Harvard và Yale, với lịch sử, danh tiếng và tầm vóc của mình, không bao giờ cần một cơ quan bên ngoài đánh giá và xếp hạng mình cũng như các trường cùng ngành.
Những trường thuộc Ivy League có danh tiếng không phụ thuộc vào thứ hạng. Các trường khác như Stanford, Georgetown và Đại học Chicago cũng tương tự.
Giá trị của thứ hạng, giống như bất kỳ giải thưởng nào, được xác định bởi sự cạnh tranh. Chất lượng cuộc thi quyết định giá trị của giải thưởng. Nếu các tổ chức uy tín nhất quyết định không tham gia xếp hạng quốc gia, thì cuộc cạnh tranh sẽ thay đổi. Điều này sẽ làm giảm giá trị của bảng xếp hạng, khiến chúng giảm giá trị đối với các tổ chức tham gia, sinh viên tương lai cũng như cộng đồng.
Mỗi tổ chức giáo dục đại học đều có những giá trị riêng. Họ cũng có những nhược điểm ít được nói đến. Tuy nhiên, khi các trường điều chỉnh sứ mệnh và hoạt động của mình chỉ để được có mặt trong bảng xếp hạng, họ có thể bỏ qua điểm nội trội của mình.
Giờ đây, có nhiều trường chấp nhận đánh đổi để được tăng vài bậc trong bảng xếp hạng với hy vọng thu hút thêm sinh viên nói chung và sinh viên giỏi nói riêng.
GS Jacobson cho rằng đây là con đường đi ngược điểm mạnh từng trường và chắc chắn sẽ dẫn đến sự tầm thường. Nếu tổ chức xếp hạng thay đổi thang đo thì các trường còn ở lại bảng xếp hạng sẽ thất bại.
Ông cho rằng một ngôi trường vừa có thể cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho sinh viên, vừa tạo ra thương hiệu giá trị trên thị trường, có thể không cần các bảng xếp hạng. Quyết định của Trường Luật của ĐH Harvard và ĐH Yale không nên là sự kết thúc mà là sự khởi đầu của cuộc rút lui khỏi bảng xếp hạng.
10 trường đại học tốt nhất trên thế giới Tạp chí US News & World Report vừa đưa ra danh sách xếp hạng các trường đại học trên thế giới. US News & World Report đã xếp hạng các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Ảnh: Paul Bradbury. Bảng xếp hạng với tổng số 2.000 trường đại học hàng đầu từ 95 quốc gia và khu vực tham gia. Trong...