Sau một năm vừa đi làm kiếm tiền vừa ôn luyện, Trịnh Thị Thanh Huyền (19 tuổi) đã trở thành thủ khoa ngành Kế toán, Học viện Ngân hàng.
Rời quê lên Hà Nội sinh sống và học tập đến nay đã được hơn 2 tháng, nhưng nữ sinh Trịnh Thị Thanh Huyền (19 tuổi, quê ở Hà Nam) vẫn chưa quen môi trường ồn ào, náo nhiệt ở thành phố lớn. Việc thuê nhà, ăn uống, đi lại bằng xe buýt được cô gái gói ghém vỏn vẹn trong mức chi tiêu khoảng hai triệu đồng/tháng.
Đây là số tiền mà Huyền đã dành dụm được từ việc đi làm thuê trong nửa năm trời, để nuôi giấc mơ đại học. Vất vả vừa làm, vừa ôn luyện nhưng Huyền vẫn đỗ đại học với số điểm 28,05 khối A00 (chưa tính điểm cộng), cô xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào của ngành Kế toán, Học viện Ngân hàng.
Ít ai biết được rằng, nữ thủ khoa đó từng hai lần giành giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý, bởi nhà nghèo không có tiền đóng học nên cô phải tạm gác cánh cửa đại học để đi làm kiếm tiền một năm, rồi lựa chọn năm sau thi lại.
Đã có lúc, cánh cửa đại học như khép lại
Khoảng hai năm trước, bố qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo, dưới căn nhà cấp bốn lụp xụp mới được lợp lại mái tôn, chỉ còn 3 mẹ con. Dịch Covid-19 bùng phát, trụ cột của gia đình là mẹ Huyền nhưng công việc không ổn định càng khiến gia đình thêm khó khăn.
Tốt nghiệp phổ thông, Trịnh Thị Thanh Huyền thi đỗ đại học ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, khi cầm trên tay tờ thông báo trúng tuyển cùng các khoản phí phải đóng lên đến 10 triệu đồng, em lo nhiều hơn là mừng.
Video đang HOT
“Mẹ tâm sự với em là mức học phí cao quá, mẹ không lo được. Mất khoảng nửa tháng để em lấy lại sự cân bằng và bình tĩnh”, Huyền nói.
Nửa tháng trời đó là sự đắn đo, chờ đợi rồi nuối tiếc khi con đường đến trường như đã khép lại, Huyền đã khóc rất nhiều, để rồi cô bắt buộc phải đưa ra một quyết định mới cho hoàn cảnh hiện tại.
Huyền quyết định đi làm thêm, phụ việc may tại một xưởng ở gần nhà với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, để tích lũy tiền cho năm sau thi lại đại học.
ADVERTISEMENT
Nữ sinh Trịnh Thị Thanh Huyền hiện đang là sinh viên năm nhất của Học viện Ngân hàng. Để đến được giảng đường đại học, cô đã phải tự lực vượt qua khó khăn về hoàn cảnh. (Ảnh: NVCC)
Những ngày tăng ca đêm, đôi mắt của cô như trùng xuống, đôi tay nhỏ bé phải bưng bê đồ cũng khiến cô rã rời nhưng nghĩ đến tương lai, cô gái có vóc dáng bé nhỏ lại gắng vượt qua. Lúc đó, cô càng nhận thấy rằng chỉ có con đường học tập mới giúp bản thân thoát khỏi nghèo khó.
“Em cũng từng nghĩ đến việc đi làm ở công ty xa nhà chút để có thêm thu nhập, nhưng vì trong nhà có mỗi chiếc xe máy để cho mẹ đi lại, nên đã từ bỏ ý định này”, Huyền nhớ lại.
Gắn bó với công việc phụ may được khoảng nửa năm, Huyền quyết định xin nghỉ để ở nhà ôn luyện thi lại đại học. Lúc ấy, cô đã dành dụm được khoảng 10 triệu đồng cho tương lai, đổi lại, cô đã bị sút đi mấy cân, đôi mắt cũng thâm quầng do tăng ca đêm.
Thay đổi về việc chọn ngành học
Trong khoảng thời gian ở nhà ôn luyện thi đại học, Huyền đã tìm hiểu kĩ càng về ngành học và nhận thấy bản thân không phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh, cô đã chọn ngành Kế toán tại Học viện Ngân hàng.
“Mức học phí ở đây cũng tương đối phù hợp với hoàn cảnh gia đình, cũng như với bản thân em”, Huyền chia sẻ.
Trịnh Thị Huyền cũng chia sẻ rằng, bản thân cô từng mong muốn thi vào trường quân đội, công an nhưng có những yêu cầu riêng về yếu tố về ngoại hình, điểm đầu vào cao… nên cô không lựa chọn các nguyện vọng theo khối ngành an ninh, quân đội nữa.
![Từ nữ sinh học giỏi cấp tỉnh phải đi làm may đến cố gắng trở thành thủ khoa - Hình 2]()
Trịnh Thị Thanh Huyền dự tính thời gian tới sẽ đi làm thêm gia sư để có kinh phí trang trải sinh hoạt, học tập. (Ảnh: NVCC)
Trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng với số điểm 28,05, Trịnh Thị Thanh Huyền đã trở thành thủ khoa của ngành Kế toán. Cô đã dùng số tiền tích lũy 10 triệu đồng để đóng 4 triệu đồng học phí, số còn lại để trang trải cho sinh hoạt.
“Em ở cùng các bạn nên tiền trọ hết một triệu đồng/tháng, vé xe buýt 100 nghìn đồng/tháng, còn khoảng 1 triệu đồng tiền mua thức ăn… Em dự tính sắp tới sẽ đi làm thêm gia sư để kiếm thêm thu nhập trang trải các chi phí”, Huyền giãi bày.
Bên cạnh việc đi làm thêm, Huyền cũng đặt mục tiêu giành học bổng trong quá trình học tập, để tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Hướng đến tương lai xa hơn, cô mong muốn có một công việc ổn định để sau này có thể tự nuôi sống bản thân và có khoản tiết kiệm cho mẹ.
Chia sẻ thêm về cô con gái lớn, bà Nguyễn Thị Nhung (mẹ Huyền) cho biết, chồng mất khiến gia đình càng trở nên khó khăn, bản thân bà rất đau lòng khi phải để con dang dở con đường học hành.
Có những hôm thấy con gái đi làm tăng ca đêm về, với nét mặt mệt mỏi, Huyền bật khóc xin đi học lại, là mẹ, bà thương con và suy nghĩ nhiều vô cùng.
Thấy con gái có ý chí quyết tâm theo học bằng được để thoát nghèo, và đạt được số điểm cao trong kì thi năm 2022 vừa qua, bà nhận thấy rằng, chỉ có con đường học hành mới giúp con thoát được cái nghèo. Bởi vậy, bà quyết định sẽ cố gắng chạy vạy lo cho con ăn học.
“Dưới Huyền còn một em trai năm nay cũng học cuối cấp ba, kinh tế của gia đình không khá giả nhưng tôi sẽ cố gắng vay mượn để cho các con học hành đến nơi đến chốn, bằng bạn, bằng bè, để chúng không phải nuối tiếc hay sau này trách mẹ”, bà Nguyễn Thị Nhung chia sẻ.
Còn với Huyền, qua nhiều khó khăn, có lúc tưởng như con đường học tập đã khép lại nhưng em vẫn kiên trì cố gắng với ước mơ của mình. Chặng đường phía trước cần thêm bản lĩnh, sự cố gắng và chăm chỉ hơn nữa, bởi qua những tháng ngày lao động vất vả, hơn ai hết, Huyền chính là người hiểu được rằng: Cần có tri thức để bắt đầu những công việc tốt hơn cho mình.
Những thủ khoa suýt không thể vào đại học Không đủ điều kiện kinh tế, học xong cấp 3, Lô Thị Nga và Chẩu Thị Diễn - người đi làm công nhân, người làm nông phụ giúp cha mẹ - lấy ngắn nuôi dài, ấp ủ thực hiện ước mơ đại học. Lô Thị Nga (19 tuổi, Nghệ An) lớn lên trong một gia đình thuần nông. Điều kiện kinh tế khó...
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...
Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh
07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý
Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới
07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...
Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên
07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...
Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera
10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non
Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô
07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?
Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh
07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh
Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc
07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều
Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'
07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều trẻ em nghèo, khuyết tật
Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực
07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: tiền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm
07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều tiền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông
Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo
07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy
Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học
06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến
06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến
TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ
06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nữ sinh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu
06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện nữ sinh đang theo học ...
Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ
06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập
Phong trào khuyến học huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp sức hàng nghìn học sinh, sinh viên học tốt
06:01:39 19/12/2022
Với những hỗ trợ thiết thực, phần thưởng kịp thời, Hội Khuyến học – Cựu giáo chức huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tiếp sức hộc sinh, sinh viên học tốt, góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học, thúc đẩy sự phát triển ngành giáo dục – đà...
Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật
05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế