Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Bên cạnh các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần quan trọng trong chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, các liệu pháp miễn dịch… khiến người bệnh suy kiệt, giảm cân, mệt mỏi. Vơi chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cung cấp năng lượng để người bệnh phục hồi sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và thường được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn so với các loại ung thư khác. Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp so với các loại ung thư khác, nhưng việc sống chung với một phần hoặc thiếu mô tuyến giáp mang những lo ngại về sức khỏe vì thiếu hụt vai trò của tuyến giáp.
Người bệnh ung thư tuyến giáp cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng iốt cao như thực phẩm chế biến sẵn, hải sản…
Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp được gọi là u nhú hoặc hỗn hợp u nhú – nang. Khi được phát hiện và điều trị đủ sớm, các mô bạch huyết thường không bị ảnh hưởng. Điều trị ung thư tuyến giáp thường bao gồm cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp.
Video đang HOT
Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể được thực hiện nếu một người bị bướu cổ, ung thư tuyến giáp hoặc cường giáp. Bởi vì tuyến giáp sản xuất hormon điều chỉnh sự trao đổi chất cho cơ thể, việc loại bỏ tuyến giáp có thể khiến người bệnh khó đạt được cân nặng hợp lý.
Cụ thể, trong quá trình quản lý ban đầu của liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp (levothyroxine), cân nặng và các tình trạng dinh dưỡng khác có thể thay đổi. Nếu chỉ còn lại ít hoặc không còn mô tuyến giáp sau khi cắt bỏ, tình trạng dinh dưỡng cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
Đáng chú ý nhất là canxi và vitamin D do tăng nguy cơ hạ canxi máu (do suy giáp mạn tính) và loãng xương (do cường giáp mạn tính). Vì cơ thể không còn khả năng sản xuất hormon tuyến giáp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh có nguy cơ bị suy giáp mạn tính.
Điều này cũng có thể liên quan đến việc điều trị levothyroxine không đầy đủ hoặc theo khuyến cáo của các bác sĩ nội tiết để giữ cho lượng hormon tuyến giáp ở mức thấp để ngăn sự phát triển của mô. Hơn nữa, cường giáp cũng có thể xảy ra do dùng không đủ liều levothyroxine và không tuân thủ phác đồ theo dõi, nếu không được điều trị, loãng xương có thể xảy ra.
Chế độ ăn trong điều trị ung thư tuyến giáp
Bất kể bao nhiêu mô tuyến giáp bị loại bỏ, các biện pháp can thiệp cho các loại u nhú hoặc nang thường bao gồm điều trị iốt phóng xạ. Trong quá trình điều trị này, một chế độ ăn ít iốt được khuyến nghị trong 14 ngày trước khi điều trị. Khi tiêu thụ ít hơn 50 microgam iốt hàng ngày (gọi là chế độ ăn ít iốt), các tế bào, mô tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư tuyến giáp) trở nên “đói” iốt. Do đó, khi điều trị iốt phóng xạ, các tế bào này có nhiều khả năng bị phá hủy với tỷ lệ cao hơn so với khi không tuân thủ chế độ ăn kiêng.
Chế độ ăn ít iốt là chế độ ăn cần tránh những thực phẩm chứa hàm lượng iốt cao như: thực phẩm và thịt đóng hộp, đóng gói, chế biến sẵn; thực phẩm có màu đỏ hoặc chứa thuốc nhuộm thực phẩm; hải sản hoặc các sản phẩm từ biển (bao gồm rong biển, cá biển, dầu cá,…); các sản phẩm từ sữa và trứng; các sản phẩm bánh mì và sôcôla; cậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành; Các loại đậu khác, bao gồm: đậu đỏ, đậu pinto…; vỏ các loại rau củ (đặc biệt là khoai tây…).
Người đang điều trị bằng iốt phóng xạ nên sử dụng các thực phẩm: muối ăn, gia vị (không phải muối iốt, hoặc tăng cường iốt); trái cây tươi và rau quả; protein nguồn gốc động vật: 200g mỗi ngày; các loại hạt (lạc, bơ…) không rang, tẩm muối; ngũ cốc và mì ống: có thể ăn 2 bát con mỗi ngày, miễn là không chứa nhiều iốt; các loại thảo mộc, gia vị (tươi và khô) và dầu thực vật; mứt, thạch, mật ong…
Lời khuyên của bác sĩ
Để giúp duy trì sức khỏe tốt, người bệnh cũng nên duy trì cân nặng hợp lý, tiếp tục duy trì hoạt động thể chất và hạn chế lối sống tĩnh tại như thời gian ngồi hoặc nằm nhiều. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường và thực phẩm đã qua chế biến.
Không uống rượu, nếu bạn có uống rượu, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Các lưu ý trên cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe không tốt khác và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khuyến cáo về triệu chứng sớm của bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng tác động lên hoạt động tuyến sinh dục, tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh, tim mạch...
Dự án "Thyroid Change - Vì những người phụ nữ tôi yêu" thực hiện các chương trình tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp cho phụ nữ đã được Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Hà Nội) phối hợp đơn vị tài trợ triển khai trong hai năm 2018 - 2020 tại 16 bệnh viện của 14 tỉnh, thành phố trên cả nước.
TS Phan Hướng Dương lưu ý ở giai đoạn sớm bệnh lý tuyến giáp diễn biến rất âm thầm - ẢNH: THÙY TRANG
Lễ công bố kết quả dự án tổ chức sáng 22.11 tại Hà Nội. Tại buổi lễ, TS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư, cho biết có 45.958 phụ nữ đã được thăm khám, có 23.430 xét nghiệm TSH (xét nghiệm chẩn đoán chức năng tuyến giáp) được thực hiện, qua đó phát hiện 7.963 trường hợp bất thường về TSH và 12.099 bệnh nhân được siêu âm để phát hiện các bất thường về cấu trúc.
Thông qua dự án, 3.000 người (chiếm khoảng 6,5% trong tổng số đã tầm soát) được phát hiện và điều trị các rối loạn về tuyến giáp. Với siêu âm thông thường, chi phí thấp, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá các bất thường về tuyến giáp.
TS Phan Hướng Dương cho hay, tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư, các bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp đến khám và điều trị đã tăng hơn 6 lần trong 5 năm qua (2015 - 2019). Tuy nhiên, TS Dương khuyến cáo, còn nhiều trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, viêm tuyến giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp) chưa được phát hiện, do ở giai đoạn sớm bệnh diễn biến rất âm thầm, không triệu chứng.
Dấu hiệu cảnh báo
Bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết T.Ư lưu ý: Rụng tóc; run bàn tay, ngón tay; suy giảm trí nhớ; mất tập trung trong công việc, tăng nhịp tim, móng tay mọc nhanh hơn bình thường, chu kỳ kinh thay đổi... có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý tuyến giáp nhưng chưa được nhiều người biết.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng tác động lên hoạt động tuyến sinh dục, tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh, tim mạch... Do đó, bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp nếu không được phát hiện điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng sống. Phụ nữ trẻ bị suy giáp không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi nếu mang thai.
Số mắc các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 10 lần nam giới. Do đó, cộng đồng, đặc biệt là nữ giới, cần chú trọng khám, tầm soát bệnh lý tuyến giáp khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Trong thời gian tới, Bệnh viện Nội tiết T.Ư sẽ mở rộng việc tầm soát bệnh, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và người dân khu vực vùng sâu, vùng xa; đồng thời nâng cao năng lực cho bác sĩ điều trị các tuyến, giúp phát hiện sớm và điều trị cho người bệnh từ giai đoạn sớm.
Dị ứng thực phẩm sẽ sớm trở thành dĩ vãng Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm đối với mọi trường hợp dị ứng thực phẩm. Dị ứng thực phẩm đem đến sự phiền toái cho con người (Ảnh: New Scientist) Dị ứng thực phẩm đang ngày một gia tăng. Ở Mỹ, hiện nay người ta ước tính rằng hơn 10% dân số trường thành...