Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy sử dụng thêm camrelizumab vào phác đồ chứa carboplatin và pemetrexed có hiệu quả cao hơn và cải thiện thời gian sống không tiến triển ung thư cho bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy so với hóa trị liệu đơn độc.
Nghiên cứu được tiến hành bởi BS. Caicun Zhou, Đại học Tongji cùng cộng sự trên 412 bệnh nhân (tuổi trung bình 60, 71% nam) mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy (nsq-NSCLC) không có đột biến gen EGFR hoặc ALK tại 52 bệnh viện ở Trung Quốc .
Bệnh nhận được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: (1) 4-6 chu kỳ hóa chất carboplatin pemetrexed camrelizumab mỗi 3 tuần, rồi điều trị duy trì bằng camrelizumab pemetrexed ( hóa trị miễn dịch ) và (2) tương tự nhưng không có camrelizumab (hóa trị đơn độc). Tiêu chí chính là thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) ở tất cả các bệnh nhân.
Phân tích sơ bộ cho thấy: PFS của nhóm (1) dài hơn nhóm (2) có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tỉ lệ gặp tác dụng phụ của nhóm (1) cao hơn: Giảm bạch cầu trung tính (38% so với 30%), giảm bạch cầu (20% so với 14%), thiếu máu (19% so với 11%), giảm tiểu cầu (17% so với 12%).
Kết hợp hóa trị và liệu pháp miễn dịch cho hiệu quả cao hơn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy.
BS. Zhou kết luận nghiên cứu đã tạm thời thành công với chỉ tiêu nghiên cứu chính cho thấy PFS khác biệt có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa lâm sàng. “Điều này củng cố cho lựa chọn đưa phác đồ camrelizumab carboplatin pemetrexed trở thành lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân Trung Quốc mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy”.
BS Hossein Borghaei, Trưởng khoa Ung thư Lồng ngực, Trung tâm Y tế Fox Chase, Mỹ ủng hộ kết quả nghiên cứu và bổ sung thêm “nên đưa phối hợp này vào phác đồ điều trị chuẩn”.
BS Ravi Salgia, Giáo sư, Thành viên Khoa nghiên cứu điều trị Ung thư, Trung tâm City of Hope, Mỹ nhận định cần có thêm nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với giả dược để xác nhận kết quả này. Ông cũng góp ý nên dùng thêm tiêu chí thời gian sống thêm toàn bộ để đánh giá và cân nhắc thiên lệch do có nhiều bệnh nhân nam.
Các tác dụng không mong muốn của điều trị toàn thân ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu.
Hình minh họa.
Theo chia sẻ của các bác sĩ Khoa Nội 2 - Bệnh viện K, ung thư phổi được chia thành 2 loại chính, bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ - chiếm khoảng 10 - 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ - chiếm khoảng 85%.
Tại Việt Nam, khoảng 70% bệnh nhân đến vào giai đoạn III - IV điều trị chủ yếu là các phương pháp điều trị toàn thân, bao gồm điều trị bằng các thuốc điều trị đích, hóa trị hay điều trị miễn dịch. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những tác dụng không mong muốn riêng mà bệnh nhân cần phải nắm được để trao đổi kịp thời với bác sĩ điều trị của mình.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc điều trị đích
Tiêu chảy: Bệnh nhân đi ngoài phân sệt hoặc phân lỏng, phân nước trên 3 lần/ngày.
Phát ban da: Phát ban da hoặc mụn (như mụn mủ) trên da bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, có thể kèm theo ngứa hoặc đau.
Viêm miệng: Bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm và nhạt, tăng cường vệ sinh răng miệng, nên dùng bàn chải lông mềm, không dùng nước súc miệng có cồn.
Viêm quanh móng: Viêm quanh móng (chín mé) là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn da vùng quanh móng. Vùng da xung quanh móng chân hoặc móng tay bị sưng đỏ.
Tăng men gan: Dựa vào xét nghiệm máu mà nhận biết được vấn đề này.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc hóa trị
Phản ứng truyền: Ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất, bệnh nhân xuất hiện cảm giác bồn chồn, hốt hoảng, nổi mẩn ngứa vùng mặt cổ hoặc toàn thân, mạch nhanh, khó thở, đau đầu, chóng mặt...
Nôn và buồn nôn: Nôn có thể khởi phát trong vòng vài giờ hoặc có thể kéo dài 48h sau khi hóa trị liệu. Nôn cũng có thể khởi đầu trước khi hóa trị ở bệnh nhân đã từng bị nôn do hóa chất trước đó.
Độc tính vùng khoang miệng.
Tiêu chảy.
Sốt hạ bạch cầu: Bệnh nhân xuất hiện sốt trên 38 độ C, xét nghiệm máu số lượng bạch cầu đa nhân trung tính
Thiếu máu: Da, niêm mạc nhợt nhạt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, xét nghiệm máu số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm
Thoát mạch: Xuất hiện phồng ven tại vị trí cắm kim khi đang truyền hóa chất, có thể kèm theo cảm giác nóng, đau, buốt.
Khi sử dụng thuốc hóa trị, thuốc điều trị đích, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các tác dụng phụ khác nhau, tuy nhiên thay vì quá lo lắng, người bệnh cần thực hiện những lời khuyên dưới đây để kiểm soát những vấn đề này:
- Phải thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
- Không tự ý thay đổi liều hoặc ngừng điều trị thuốc.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị triệu chứng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
- Sử dụng các thuốc hỗ trợ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc miễn dịch
Miễn dịch là phương pháp điều trị mới đã bắt đầu được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Một số các tác dụng phụ hay gặp của phương pháp này như: cường giáp, suy giáp, viêm đại tràng, tiêu chảy, viêm da, viêm phổi kẽ... Đa số các tác dụng phụ này gặp với tỷ lệ thấp và có thể hồi phục với các liệu pháp hỗ trợ, do đó bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào để có hướng xử trí phù hợp.
Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng mờ nhạt do đó phần lớn bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Theo bác sĩ, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh đã có di căn sang...
Tin mới nhất
Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp
07:22:04 09/03/2021
Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức kh...
Thuốc chống viêm mesalazin và sulfalazin dễ gây sỏi thận
05:51:52 09/03/2021
Cơ quan Quản lý dược phẩm quốc gia của Malaysia (NPRA) đã nhận được thông tin từ Cơ Quản quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) về nguy cơ sỏi thận liên quan đến việc sử dụng mesalazin.
Nhiều người sợ béo bỏ cơm nhưng tại sao người Nhật ăn cơm hàng ngày vẫn gầy và sống thọ?
05:50:47 09/03/2021
Nhiều người bỏ cơm vì sợ cơm gây béo nhưng người Nhật ăn cơm hàng ngày lại không hề tăng cân và sống thọ, liệu họ có bí quyết gì đặc biệt?
Sai lầm dễ gặp khi dùng thuốc trị thủy đậu
05:49:37 09/03/2021
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella-zoster gây ra, thường bùng phát vào mùa xuân, thời tiết ấm nồm.
Duy trì lối sống lành mạnh để ngừa ung thư
05:48:20 09/03/2021
Lối sống của mỗi cá nhân có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc ung thư, nhất là thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư.
Các thuốc có thể gây khô mắt
05:43:56 09/03/2021
Khô mắt có thể xuất hiện vì nhiều lý do, sử dụng máy tính quá lâu, tuổi tác... nhưng cũng có thể do một trong những loại thuốc bạn dùng hàng ngày, bởi nhiều loại thuốc thông thường có tác dụng phụ gây khô mắt.
Cách ngăn ngừa rụng tóc sau sinh
05:42:49 09/03/2021
Tôi sinh con đầu lòng được 3 tuần thì bắt đầu thấy rụng tóc nhiều hơn bình thường. Đến nay đã 6 tháng nhưng tình trạng tóc rụng không giảm. Xin hỏi có biện pháp gì (hoặc thuốc nào) để ngăn ngừa tình trạng này không?
Giới khoa học dựng hình ảnh phổi trẻ sơ sinh từ những hơi thở đầu tiên
22:35:10 08/03/2021
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống có khả năng tạo dựng hình ảnh phổi của những em bé vừa sinh ra và có những nhịp thở đầu tiên.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm họng - miệng
22:29:10 08/03/2021
Bệnh nấm họng - miệng là tình trạng niêm mạc vùng họng - miệng bị tổn thương bởi sự tích tụ quá mức của loại vi nấm có tên Candida albicans.
Cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
22:27:06 08/03/2021
Thời tiết mùa xuân với mưa phùn, nồm, khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bài thuốc bổ thận tráng dương sinh ngũ tử
22:23:36 08/03/2021
Vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khỏe hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt.
Bệnh thận đa nang có nguy hiểm?
22:21:51 08/03/2021
Thận đa nang là bệnh thận nang hay gặp nhất và là bệnh di truyền. Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan cùng các bất thường tim mạch và thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.
13 thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc bà bầu nên ăn gì?
22:16:10 08/03/2021
Bà bầu nên ăn gì? Phụ nữ mang thai cần đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận
22:14:35 08/03/2021
Gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên có những người nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Biến chứng bí ẩn của bệnh nhân Covid-19
22:10:43 08/03/2021
Hầu hết trẻ em mắc Covid-19 đều không nghiêm trọng nhưng có những trường hợp tiếp tục phát triển các triệu chứng MIS-C rất đáng lo ngại.
Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua
22:08:48 08/03/2021
Theo ThS.BS. Lê Võ Minh Hương – Bệnh viện Từ Dũ cho biết, điều quan trọng mà các mẹ bầu thường bỏ quan trong thai kỳ chính là chích ngừa bệnh cúm.
Muốn khỏe hãy thực hiện 5 x 5
22:04:49 08/03/2021
Đầu năm Tân Sửu, ai chẳng mong ước khỏe như... trâu. Bạn thử quyết tâm thay đổi lối sống liên quan tới con số 5 sau đây, hy vọng sẽ mang lại cho bạn một kết quả ngoạn mục và bất ngờ về sức khỏe.
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
22:02:45 08/03/2021
Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -...
5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp
21:58:53 08/03/2021
Yoga là bộ môn thể thao có thể hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp một cách tự nhiên. Bài viết sẽ giới thiệu một số tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp.
Thủ phạm khiến người đàn ông tại Trung Quốc suýt bị mù khi uống nước
21:56:30 08/03/2021
Sau khi leo núi, ông Zhang cảm thấy khát và uống 600 ml nước. Ngay lập tức, ông bị đau mắt dữ dội, buồn nôn và phải nhập viện.
Cảnh giác ung thư từ thực phẩm
21:54:11 08/03/2021
Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như: ung thư thực quản, dạ dày, gan, đại trực tràng, vòm mũi họng, ung thư vú, nội tiết...
Cách nhận biết các triệu chứng của viêm gân xương bánh chè
21:50:55 08/03/2021
Biểu hiện của viêm gân bánh chè là đau. Nhưng có thể phân biệt với triệu chứng đau do thoái hóa khớp gối bằng cách nào?
5 điều cấm kỵ sau ngày "đèn đỏ" để khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm
21:45:40 08/03/2021
Những ngày vừa hết đèn đỏ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, chị em cần phải kiêng kỵ một số điều say đây để đảm bảo sức khỏe, tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Nỗ lực cấp cứu em bé bỏng nặng vì nước sôi
21:12:27 08/03/2021
Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết, với sự điều trị tích cực, vết bỏng nặng trên người em C.N.N.K. (18 tháng tuổi, ngụ Bến Tre) đang được xử lý dần.
Ngừng tuần hoàn đột ngột suýt tử vong vì chủ quan với những cơn đau tức ngực
21:10:46 08/03/2021
Mặc dù đã xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng chủ quan không điều trị nên nam bệnh nhân đã suýt tử vong do bị ngừng tuần hoàn đột ngột.
Cứu sống người phụ nữ ngộ độc cấp do uống 200 viên thuốc cùng lúc
21:07:35 08/03/2021
Buồn chuyện gia đình, người phụ nữ đã uống khoảng 200 viên thuốc các loại. May mắn chị đã được các bác sĩ lọc máu hấp phụ cứu sống kịp thời.
Cứu sống bệnh nhân 84 tuổi đột quỵ nặng kèm nhiều bệnh lý
21:05:05 08/03/2021
Êkíp của Khoa Đột quỵ và Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã thực hiện can thiệp nội mạch trong 10 phút, hút ra rất nhiều huyết khối. Kết quả, bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn mạch bị tắc.
Phẫu thuật thành công trường hợp lồng ruột non hiếm gặp
21:03:08 08/03/2021
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi K.Đ.H., 8 tuổi, ngụ H.Định Quán bị lồng ruột non hiếm gặp.
Mẹ, con và hành trình 11 năm đi tìm sự sống
18:56:29 08/03/2021
Khi con nhập viện, tóc mẹ còn xanh. Ngày con sắp được ra viện, tóc mẹ đã dần bạc trắng. Người mẹ ấy đã có đến 11 năm theo con, dìu con và cùng con bước trên hành trình chống chọi với căn bệnh tan máu di truyền (Hemophilia).