Chế độ dinh dưỡng 4-5-1 mà Bộ Y tế khuyến cáo để phòng COVID-19 có gì đặc biệt?
Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày cùng với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.
Đây là một trong những nội dung trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng” được Bộ Y tế phát động nhằm nâng cao nhận thức của người dân giúp thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch hiệu quả vừa khôi phục và phát triển kinh tế.
Theo đó, thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ tạo thành thói quen có lợi cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh.
Cụ thể, Bộ Y tế khuyến cáo người dân áp dụng theo công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.
Nguồn: Bộ Y tế
Video đang HOT
Do đó, để đạt được sự cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng thì lượng chất đạm (protein) phải đạt từ 13 – 20%; chất béo (lipid) từ 20 – 25% và tinh bột (carbohydrate) từ 55 – 65% trong bữa ăn hằng ngày.
Số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm: Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.
Nhóm thịt các loại, cá, hải sản. Nhóm này cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axít amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.
Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chủ yếu cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.
Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axít béo cần thiết cho cơ thể.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo các chuyên gia, vận động thường xuyên tại nhà cũng giúp chúng ta phòng bệnh hiệu quả, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nguồn: Bộ Y tế
Cuối cùng, số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Theo đó, công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
Ngoài áp dụng công thức trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, nên chú ý việc lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp. Trong đó, khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cần chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có công bố chất lượng đầy đủ.
Người tiêu dùng nên đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trên bao bì, thành phần nguyên liệu và hạn sử dụng. Thực phẩm phải có quy trình sản xuất minh bạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời không nên tích trữ nhiều để luôn sử dụng được sản phẩm tươi mới.
Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng, chống dịch Covid-19
Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, khi đi mua thực phẩm người dân phải sử dụng găng tay, khẩu trang.
Ảnh minh họa
Không sử dụng thịt bị ôi, hỏng; tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ. Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm. Mặt khác, rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
Khi chế biến thực phẩm tại nhà phải sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang. Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng lưu ý, tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi rút. Ngoài ra, trên mâm hay bàn ăn phải có thìa, muỗng, đũa để lấy thức ăn vào bát riêng. Tuyệt đối không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.
Nên ăn tối lúc nào để tránh dư năng lượng? Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), việc hoán đổi thứ tự các món trong bữa ăn có thể giúp giảm cân hiệu quả, kiểm soát cân nặng, điều trị béo phì. Thực đơn cần đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây - SHUTTERSTOCK Đáng lưu ý, bữa cuối ngày không nên ăn muộn để tránh tăng...