Chế độ Autopilot trên xe Tesla vẫn hoạt động dù không có người ở ghế lái?
Báo chí nước ngoài đã phát hiện ra hệ thống Autopilot trên xe Tesla có thể hoạt động mà không cần người thật ngồi ở vị trí lái.
Tờ Consumer Reports đã có các thử nghiệm để cho thấy, Autopilot (hệ thống hỗ trợ lái xe tự động) đã bị đánh lừa ra sao khi không có người thật ngồi ở ghế lái mà vẫn vận hành.
Vụ tai nạn Tesla Model S tại Texas làm 2 người thiệt mạng. Ảnh: st
Trong vụ Tesla Model S đâm vào cây, làm chết 2 người xảy ra cách đây ít ngày ở Texas, các nhà điều tra đã khẳng định rằng, không có ai ngồi ở ghế lái vào thời điểm tai nạn xảy ra.
Hiện trường được cho biết là có 1 người ngồi ở vị trí lái phụ và người còn lại ngồi băng ghế sau.
Có những nhân chứng đã cho cảnh sát biết, vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi các nạn nhân rời khỏi một ngôi nhà và nói rằng, họ sẽ kiểm tra khả năng lái xe tự động (được biết tới với tên gọi Autopilot của Tesla).
Trong thử nghiệm trên đường kín, các chuyên gia của Consumer Reports đã dễ dàng đánh lừa Tesla Model Y và để cho xe có thể lái với sự hỗ trợ của Autopilot mà không cần bất kỳ ai ngồi trong ghế lái – một tình huống được cho là sẽ gây nguy hiểm cao độ nếu được thực hiện trong hoạt động giao thông công cộng.
Mẫu Tesla Model Y trong thử nghiệm của Consumer Reports. Ảnh: Consumer Reports
Video đang HOT
Mặc dù mẫu S trong vụ tai nạn và mẫu Y mà Consumer Reports thử nghiệm khác nhau nhưng cả hai đều có trang bị Autopilot.
Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk đã tweet sau khi tai nạn xẩy ra 2 ngày rằng, nhật ký dữ liệu được khôi phục từ Model S bị rơi và “cho đến nay chương trình Autopilot chưa được kích hoạt”. Elon Musk cũng cho rằng, sẽ không thể kích hoạt Autopilot ở đường nơi xảy ra vụ tai nạn vì không có vạch sơn kẻ đường.
Hiện Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia và Ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia (Mỹ) đang điều tra vụ tai nạn xảy ra trên một con đường quanh co ở Spring, Texas, ngoại ô Houston.
Tuy nhiên, để chứng minh Autopilot có thể vận hành mà không cần người thật ngồi trên ghế lái, bằng cách khi xe đang chuyển động, Fisher và Kelly Funkhouser, Giám đốc chương trình của CR về thử nghiệm giao diện xe đã trực tiếp ngồi vào ghế lái của Model Y, cài dây an toàn, vận hành xe và sau đó đã sử dụng tính năng Autopilot trong khi chiếc xe đang chuyển động trên đường đua thử nghiệm, sau đó đặt vòng quay tốc độ (ở bên phải tay lái) thành 0 để đưa chiếc xe dừng hẳn.
Tiếp theo, chuyên gia này đặt một sợi xích nhỏ, có trọng lượng trên vô lăng để mô phỏng trọng lượng của tay người lái, rồi bản thân trượt vào ghế hành khách phía trước bên cạnh mà không cần mở bất kỳ cửa nào của xe, vì điều đó sẽ làm mất khả năng lái tự động.
Sử dụng cùng một nút xoay trên vô lăng, điều khiển nhiều chức năng cùng với tốc độ của Autopilot, chuyên gia này đã vượt qua và có thể tăng tốc chiếc xe từ điểm dừng hoàn toàn và sau đó đã thực hiện dừng xe bằng cách quay số giảm tốc độ về số không.
Clip mô tả hoạt động này cũng được đăng tải công khai trên Consumer Reports.
“Chiếc xe chạy đi chạy lại trên làn đường dài nửa dặm đường của đường thử nghiệm riêng của chúng tôi và không bao giờ để ý rằng không có ai ngồi trên ghế lái, không bao giờ để ý rằng không có ai chạm vào vô lăng, không bao giờ để ý rằng không có trọng lượng trên ghế lái”, Fisher nói và cho biết, họ đã có chút kinh hãi khi nhận ra rằng việc vô hiệu hoá các biện pháp bảo vệ dễ dàng ra sao để khiến Autopilot vẫn tiếp tục vận hành dù không có người ngồi ở ghế lái.
Theo các chuyên gia, hệ thống giám sát người lái xe của Tesla cho công nghệ Autopilot khác với các hệ thống tương tự hiện có trên các xe khác là hoàn toàn phụ thuộc vào mô-men xoắn vô lăng để duy trì.
Trong khi đó, BMW, Ford, GM, Subaru và những hãng khác sử dụng hệ thống dựa trên camera có thể theo dõi chuyển động của mắt và/hoặc vị trí đầu của người lái xe để đảm bảo rằng họ đang nhìn đường.
Tesla Model S
Một số phương tiện khác (bao gồm cả những phương tiện được trang bị Super Cruise của GM) có thể tự động dừng lại nếu phát hiện người lái xe đã bỏ qua các cảnh báo lặp đi lặp lại để quan sát đường.
Trong khi đó, hệ thống của Tesla thậm chí lại cho thấy, không có người thật ngồi trên ghế lái nhưng xe vẫn chạy.
Điều này khiến những người ủng hộ an toàn thấy rằng cần phải nhanh chóng có các giải pháp thích hợp để kết hợp tự động lái và kiểm soát hành trình tương thích, đảm bảo người lái xe có mặt và có sự quan sát đường, tránh sự lạm dụng hệ thống hỗ trợ lái xe chủ động khiến người lái thực sự xao nhãng việc nhìn đường, dẫn tới những tai nạn không mong muốn.
Fisher cho rằng, thật đáng tiếc khi Tesla đã không áp dụng tính năng giám sát người lái hiệu quả hơn, vì những chiếc xe hoạt động tốt trong nhiều bài kiểm tra hiệu suất của Consumer Reports.
“Họ đã thay đổi thị trường xe điện và làm cho ý tưởng sở hữu một chiếc xe điện trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nhưng dường như họ đang sử dụng khách hàng của mình làm kỹ sư phát triển khi họ làm việc trên các công nghệ tự lái và họ cần phải làm tốt hơn nữa là giữ an toàn cho họ”, Fisher nhận xét.
Elon Musk: 'Xe Tesla an toàn gấp 10 lần ôtô thông thường'
Tesla chỉ ghi nhận một trường hợp tai nạn trong 6,7 triệu km các mẫu xe điện của hãng vận hành với chế độ tự lái Autopilot.
CEO Elon Musk vừa đăng tải trên mạng xã hội Twitter rằng chế độ tự hành Autopilot của công ty giúp giảm tỷ lệ tai nạn xuống thấp hơn 10 lần so với ôtô thông thường.
Dòng chia sẻ của Elon Musk về thống kê an toàn trong quý I đối với xe Tesla. Ảnh chụp màn hình.
Hình ảnh được tỷ phú công nghệ chia sẻ kèm theo dòng trạng thái cho thấy một đoạn ngắn trong bảng báo cáo an toàn quý I/2021 của Tesla. Theo đó, hãng xe điện Mỹ chỉ ghi nhận một trường hợp tai nạn trong hơn 6,7 triệu km vận hành với chế độ Autopilot.
Đối với các lái xe không dùng Autopilot nhưng vẫn bật các tính năng an toàn chủ động, tỷ lệ tai nạn là một vụ trong hơn 3,2 triệu km vận hành. Ngoài ra, đối với những xe không kích hoạt Autopilot lẫn các tính năng hỗ trợ, tỷ lệ tai nạn là một vụ trong gần 800.000 km.
Chế độ Autopilot của xe Tesla nằm ở cấp độ 2 trong thang đo xe tự lái của SAE. Ảnh: Autoexpress.
Autopilot là tính năng hỗ trợ lái được Tesla nghiên cứu phát triển từ những ngày đầu khi hãng xe này được thành lập. Phiên bản cuối cùng của Autopilot sẽ đưa xe vào chế độ tự lái hoàn toàn, chở hành khách đi từ điểm A tới điểm B mà không cần sự can thiệp của con người.
Hiện tại, Autopilot chỉ cung cấp khả năng tự hành cấp độ 2, nghĩa là ở mức hỗ trợ, tương tự các chức năng an toàn chủ động. Ở cấp độ này, ôtô có thể có các tính năng như phanh tự động, kiểm soát hành trình thích ứng có thể tự động dừng/di chuyển theo xe phía trước khi có đèn đỏ hoặc tắc đường, hỗ trợ đỗ xe tự động, hỗ trợ chuyển làn...
Mặc dù được kỳ vọng sẽ mang đến cuộc cách mạng đối với ngành công nghiệp ôtô, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoài nghi đối với Autopilot khi không ít các vụ tai nạn, thậm chí gây chết người từng xảy ra khi xe Tesla đang thiết lập chế độ Autopilot.
Không riêng Tesla, nhiều nhà sản xuất ôtô cũng như các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng đang đầu tư để phát triển công nghệ xe tự hành.
Sau gần 10 năm kể từ khi bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho công nghệ xe tự lái, Alphabet (công ty mẹ của Google) hiện sở hữu thương hiệu xe tự lái Waymo với nhiều mẫu xe thử nghiệm vận hành trên đường phố. Nvidia - nhà sản xuất card đồ họa danh tiếng đến từ Mỹ cũng đầu tư mạnh vào việc phát triển vi xử lý AI để trang bị cho các xe tự hành.
Ô tô Tesla liên tục bị khiếu nại tại Trung Quốc Hãng xe điện Tesla của tỷ phú Mỹ Elon Musk đang rơi vào tình thế bất lợi ở Trung Quốc khi có nhiều đánh giá tiêu cực về chất lượng sản phẩm. Nhà sản xuất ô tô điện Tesla đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội tại Trung Quốc khi các đối thủ địa phương tìm cách thách thức thị phần...