Chế độ ăn uống và ADHD ở trẻ em
Một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Journal of Pediatrics cho thấy nguy cơ trẻ phát triển các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể được điều chỉnh bằng chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai.
Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Viện Sức khỏe toàn cầu Barcelona (Tây Ban Nha) phân tích các mẫu huyết tương ở dây rốn để xác định lượng omega-6 và omega-3 đến được thai nhi.
Phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ omega-6/omega-3 cao hơn có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ADHD khi trẻ lên 7 tuổi.
Omega-6 và omega-3 là các a xít béo không bão hòa đa chuỗi dài đóng vai trò quan trọng trong chức năng và cấu trúc của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Hai a xít béo này cạnh tranh để thâm nhập màng tế bào và chủ yếu được bổ sung thông qua chế độ ăn uống.
Vì omega-6 và omega-3 có chức năng sinh lý trái ngược nhau, omega-6 (có trong thịt gia cầm, trứng, hạt, ngũ cốc, dầu thực vật…) thúc đẩy trạng thái viêm nhiễm toàn thân, còn omega-3 thúc đẩy các trạng thái chống viêm, nên việc cân bằng hai a xít béo này là rất quan trọng.
Theo Thanh Niên
Cá hồi: 'Góc khuất' hại sức khỏe không phải ai cũng biết
Dù có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn cá hồi hàng ngày, bởi nó chứa thủy ngân và các chất độc mà chúng ta có thể hấp thụ vào trong quá trình tiêu hóa.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Cá hồi là một loại thức ăn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, bởi đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo Omega-3 giàu EPA và DHA. Đây là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ, thị giác, tim mạch.
Theo các nhà khoa học, cách duy nhất để có những loại chất dinh dưỡng nêu trên là tiêu thụ thực phẩm, bởi cơ thể con người không thể tự tổng hợp hay sản sinh ra các hợp chất này.
Từ lâu, cá hồi được coi là nguồn thực phẩm giàu protein và cũng có nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin B, kali và selen (chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động và chức năng của hệ miễn dịch).
Dù có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn cá hồi hàng ngày, bởi nó chứa thủy ngân và các chất độc mà chúng ta có thể hấp thụ vào trong quá trình tiêu hóa. Dù thủy ngân cuối cùng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng nồng độ quá cao có thể sẽ rất gây hại. Vì vậy, bạn không nên ăn loại cá này hơn 4 lần/tuần.
Ảnh minh họa: Internet
Đối với phụ nữ đang mang thai, khi ăn cá hồi cần được chế biến kỹ lượng, hạn chế ăn sống, bởi nó có khả năng chứa những loại ký sinh trùng, theo BBC. Do vậy, bà bầu nên ăn cá hồi ở mức độ vừa phải để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể cũng như cho thai nhi.Khi trả lời trên CNN, Eric Rimm - Giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Y khoa Harvard cho rằng những lợi ích của việc ăn cá hồi vẫn lớn hơn những rủi ro. Cá hồi cũng là một trong những nguồn rất giàu omega-3 tốt cho tim.
Song, bà khuyến cáo nên cắt phần da và mỡ của cá hồi và nên chế biến bằng cách nướng để giảm bớt chất béo, vì đây chính là những phần có chứa nhiều chất độc hại nhất.
Béo phì và tiểu đường týp 2
Một nửa dưỡng chất có trong thịt cá hồi là chất béo và chính chúng là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2. Một điều đáng chú ý là lượng chất béo này có chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Thịt của cá hồi làm mất canxi, dễ gây loãng xương và sỏi thận.
Chứa chất thải asen cao
Thịt cá hồi có chứa hàm lượng chất độc tương đối cao như là chất asen, thủy ngân, dioxin và nhiều chất độc khác. Các dư lượng chất độc có trong cá hồi được xác định là còn cao hơn dư lượng chất độc có trong môi trường nước mà chúng đang sinh sống.
Ảnh minh họa: Internet
Rận biển
Rận biển là loại ký sinh trùng đặc trưng sống trong các đại dương và có khả năng phá hủy xương cũng như khuôn mặt của cá. Nghiên cứu chỉ ra rằng cá hồi là loại cá thường xuyên bị nhiễm trùng do rận biển. Đó là một trong những lý do không nên ăn quá nhiều cá hồi, đặc biệt là thịt cá hồi sống.
Nước thải
Cá hồi đại dương rất nhạy cảm với môi trường có chất thải trong đại dương, chủ yếu phục vụ cho sản xuất quy mô lớn. Vì vậy, cá hồi có thể được nuôi dưới đáy đại dương với nước thải của các khu dân cư, xác của các loài cá khác.
Rủi ro cho trẻ sơ sinh
Các bà bầu hoặc bà mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh nên hạn chế ăn thịt cá hồi vì có thể làm bé chậm đi và chậm phát triển. Thậm chí trẻ sẽ có trí nhớ kém và khả năng tập trung không cao.
Ảnh minh họa: Internet
Màu nhân tạo
Cá hồi nuôi có màu hồng để chúng có màu giống như cá hồi tự nhiên. Tuy nhiên thực chất đó chỉ là màu nhân tạo mà thôi. Màu thực phẩm nhân tạo dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và cũng là chất gây ung thư.
PCBs
Những người thường xuyên ăn cá hồi có thể mắc chứng đãng trí hay quên, nếu lâu dài có thể dẫn tới mất trí. PCBs là loại hóa chất tổng hợp gây ô nhiễm nước và chứa rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.
Nói như vậy không có nghĩa là ăn cá hồi không tốt. Nếu như bạn ăn với một mức độ vừa phải, chọn những con cá hồi có nguồn gốc đảm bảo thì bạn có thể tạm thời quên đi những mối lo lắng đã kể trên.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Lợi ích sức khỏe của cá hồi Omega 3 trong cá hồi cải thiện chức năng cơ tim, protein hỗ trợ giảm cân, vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa Cá hồi sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Không chỉ là món ăn ngon, cá hồi còn tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều dưỡng chất, theo Live strong....