Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh viêm gan
Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến bệnh gan. Đồng thời, để điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh gan cần có chế độ ăn uống hợp lý.
Viêm gan có thể là viêm gan do nhiễm virus hoặc viêm gan không do virus (như viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn). Với bệnh viêm gan virus, có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau.
Với bệnh viêm gan không do virus, bao gồm viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn. Rượu có thể làm suy yếu gan và dễ bị nhiễm trùng ở gan. Bệnh gan tự miễn là bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công gan của bạn. Bệnh này hiếm gặp nhưng nó có thể dẫn đến chức năng gan giảm và làm tổn thương gan.
Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Mỗi thể bệnh có những đặc điểm riêng.
Viêm gan cấp: Được đặc trưng bởi sự phá hủy tế bào gan và sự hiện diện tế bào viêm trong mô gan kéo dài dưới 6 tháng. Phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường tự phục hồi. Viêm gan cấp có thể xảy ra ở các nguyên nhân viêm gan do virus (thường là viêm gan A, B), viêm gan do ký sinh trùng, viêm gan do thuốc (ngộ độc paracetamol liều cao), viêm gan do rượu bia…
Viêm gan cấp thường có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn không tiêu, buồn nôn, có khi bị nôn, sốt. Sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê.
Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dẫn tới viêm gan mạn tính.
Viêm gan mạn tính: Là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Viêm gan mạn tính thường là hậu quả của viêm gan cấp tính. Viêm gan mạn tính có thể xảy ra ở các trường hợp viêm gan virus (thường gặp là viêm gan B, C và phối hợp với D); viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu bia.
Ở viêm gan mạn tính, triệu chứng khởi đầu có thể biểu hiện những đợt rầm rộ như trong viêm gan cấp, phần còn lại thường có những triệu chứng âm thầm như mệt mỏi, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, đau cơ, đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi thông thường làm bệnh nhân không nhận biết được.
Khi đã bước sang giai đoạn xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm dần, thay vào đó là các triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy tế bào gan là nổi bật.
Video đang HOT
Người bệnh viêm gan cần giảm các chất béo.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm gan
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho người bệnh gan. Thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được nhưng dư thừa cũng không tốt vì gan yếu, khó loại thải chất dư thừa. Do vậy người bệnh viêm gan nên ăn và kiêng một số thực phẩm.
Những thực phẩm nên dùng
Protein ( chất đạm): Là chất quan trọng đối với người mắc bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu phụ… có nghĩa 1 ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người bệnh gan nên uống sữa tách béo.
Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính, kể cả viêm gan siêu vi A, B, C. Lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan.
Như vậy, người bệnh về gan có thể cách ngày ăn 1 quả trứng luộc. Acid béo và omega-3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan và làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Do đó, chất béo từ cá, trứng, đậu mè tốt cho gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa. Chú ý, nên chế biến thực phẩm bằng cách kho, nấu, luộc, hấp chứ không nên rán.
Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g củ quả non 1.000g quả chín tươi 200g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể bổ sung thêm viên đa sinh tố khoáng chất.
Những thực phẩm người bệnh gan nên tránh
Các thức uống có chất cồn (rượu, bia…), thuốc lá, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, tránh lao động quá sức.Người bệnh gan cần chú ý ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể.
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm gan
Viêm gan là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra, có thể gây tổn thương gan cấp tính và gây viêm mãn tính. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan mà bạn cần lưu ý.
Bấm khuyên: Viêm gan B và C là các bệnh lây qua đường máu, vậy nên nếu bạn quyết định bấm khuyên hay xăm mình, hãy đảm bảo các dụng cụ sử dụng đều đã được sát trùng triệt để.
Truyền máu: Quá trình truyền máu hầu hết được đảm bảo an toàn, nhưng vẫn có nguy cơ thấp xảy ra các rủi ro như lây nhiễm HIV hay viêm gan B và C.
Sử dụng kim tiêm chưa được sát trùng: Virus viêm gan B và C lây truyền qua máu và các dịch thể khác, do đó việc sử dụng kim tiêm chưa được sát trùng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh này.
Ăn thực phẩm ô nhiễm: Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây ra sự lây nhiễm bệnh viêm gan A (HAV). Thực phẩm nấu chưa chín hoặc được nấu bởi người nhiễm HAV rất dễ gây lây lan virus gây bệnh.
Sử dụng đồ uống có cồn: Viêm gan do cồn là một dạng viêm gan do uống rượu bia quá độ. Bệnh sẽ trở nặng khi chất béo tích tụ trong các tế bào gan rồi gây viêm gan và xơ gan.
Không đảm bảo vệ sinh cá nhân: Viêm gan A là bệnh lây truyền qua đường ăn uống, do đó việc không đảm bảo vệ sinh cá nhân gây nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan A.
Hiến tạng: Chữa bệnh bằng phương pháp ghép tạng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan nếu xảy ra sai sót trong quá trình xét nghiệm máu cho người hiến tạng.
Sử dụng chung đồ gia dụng: Ôm, hôn, sử dụng chung máy giặt, ăn chung thức ăn, sử dụng chung bát đũa, ho, hắt hơi, hay thậm chí là sử dụng chung nhà vệ sinh với người mắc bệnh viêm gan C đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh này.
Tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh: Virus viêm gan B lây nhiễm qua tiếp xúc niêm mạc với máu hoặc dịch thể của người nhiễm bệnh viêm gan B. Các tiếp xúc này có thể là truyền máu, sử dụng chung kim tiêm hay phơi nhiễm tại cơ sở y tế không đảm bảo các biện pháp an toàn./.
Ăn tổ yến thường xuyên có béo không? Chứa năng lượng cao, đắt đỏ và nhiều dưỡng chất, nhiều người thắc mắc rằng liệu ăn tổ yến nhiều có béo phì hay không. Câu chuyện làm đẹp quả thực không dễ dàng, nhiều chị em tìm đến tổ yến để làm đẹp, bồi bổ năng lượng nhưng đa phần chị em phụ nữ đều lo ngại cơ thể mình khi hấp...