Chế độ ăn uống có lợi cho người mắc sa sút trí tuệ
Một chế độ ăn cân bằng về dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh sa sút trí tuệ.
Với bệnh nhân lú lẫn nặng, người nhà phải chú ý tránh thức ăn rơi vào đường thở.
Chế độ ăn nhiều rau củ và chất xơ tốt cho người cao tuổ.i mắc chứng sa sút trí tuệ. Ảnh: SK&ĐS.
Chuyện ăn uống điều độ của người bệnh là một vấn đề quan trọng và nan giải. Và nó đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn với những người già neo đơn. Bệnh nhân luôn nói mình ăn uống tốt và đầy đủ, thế nhưng khi kiểm tra mới thấy họ hoàn toàn không ăn uống tử tế, hoặc ăn đồ ăn bị ôi thiu đã quá hạn sử dụng từ rất lâu.
Thêm nữa, dù đã được người giám hộ chăm sóc rất chu đáo, nhưng khi tiến hành kiểm tra rất nhiều người trong số họ rơi vào tình trạng thiếu chất hoặc cơ thể bị mất nước. Đây là lý do tại sao việc theo dõi và quản lý các bữa ăn của bệnh nhân lại cần thiết đến như vậy.
Gần đây, xuất hiện rất nhiều dịch vụ giao đồ ăn do các cơ quan công cộng thực hiện, nên bạn có thể tận dụng chúng. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại thực phẩm tiện lợi, dễ nấu và dễ ăn tại nhà nên bạn cứ thoải mái sử dụng. Bạn hãy cố gắng chế biến càng đơn giản càng tốt, để có thể ăn được nhanh chóng.
Điều cấm kỵ là kỳ vọng quá nhiều vào bệnh nhân. Bởi, so với trước đây, bệnh nhân sẽ gặp trở ngại trong việc chuẩn bị các bữa ăn, ăn uống, rửa bát đĩa, bảo quản đồ trong tủ lạnh và không được thực hiện đúng cách. Hãy cố gắng hạ thấp kỳ vọng xuống và kiểm tra thường xuyên.
Nếu bệnh nhân khó ăn đủ ba bữa trong một ngày, bạn có thể thay thế một bữa ăn bằng những món đơn giản như khoai lang, khoai tây hoặc bánh mì. Khi có tuổ.i, lượng thức ăn cần tiêu thụ của một người sẽ giảm đi. Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan tâm đến chuyện bổ sung nước hoặc chế độ dinh dưỡng.
Thêm nữa phải thật cẩn thận để thức ăn không rơi vào đường thở lúc đang nhai. Bởi, nếu không may bệnh nhân hoàn toàn có thể bị ngạt thở, viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên tốt hơn hết hãy để bệnh nhân ngồi thẳng lưng khi ăn, và cố gắng ngồi nghỉ từ hai mươi đến ba mươi phút sau khi ăn xong.
Có nhiều trường hợp người mắc bệnh tiểu đường không thể tự chủ được và thường xuyên ăn đồ ngọt. Sa sút trí tuệ là một căn bệnh khiến khả năng phán đoán bị suy giảm. Vậy nên hãy để những thực phẩm không tốt cho người bệnh ở xa tầm tay của họ.
Video đang HOT
Khi có tuổ.i chúng ta thường sẽ bị sút cân. Nếu đó là trường hợp sút cân tự nhiên thì cũng không còn cách nào khác, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên kiểm tra ít nhất một lần để xem cơ thể có bị bất thường ở đâu hay không.
Bạn có thể không ăn uống ngon miệng vì răng không tốt, hoặc có thể chán ăn do trầm cảm. Quản lý chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản và quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề khó khăn luôn cần phải quan tâm.
9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy
Việc ăn uống thỏa thích, ăn nhiều đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt sẽ giúp tăng cân, nhưng cũng đi kèm với các rủi ro sức khỏe.
Vậy làm thế nào để tăng cân một cách lành mạnh?
1. Tăng lượng calo hấp thụ
Trung bình để tăng cân lành mạnh, bạn nên ăn vào 300 - 500 calo nhiều hơn so với mức tiêu thụ calo trung bình trong ngày. Ví dụ bạn cần 1.500 calo/ngày, bạn nên ăn vào 1.800 - 2.000 calo/ngày để tăng cân. Hãy chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày, trong đó gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng cân lành mạnh, nên lựa chọn các thực phẩm như sữa, sữa chua, quả bơ, trái cây sấy, sầu riêng, chuối, xoài... cho bữa phụ.
Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Bổ sung các thực phẩm giàu protein
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, dù bạn muốn tăng hay giảm cân. Nếu ăn không đủ protein, lượng calo thừa ăn vào sẽ chuyển thành mỡ.
Do đó, hãy ưu tiên ăn protein, tinh bột trước trong mỗi bữa ăn - do đây là hai nhóm dinh dưỡng giàu năng lượng nhất, rồi hãy ăn rau - do rau nhiều chất xơ có thể khiến bạn no sớm và không ăn vào đủ protein, tinh bột.
Những thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ, đậu phụ, sản phẩm từ sữa, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia...
3. Tăng cường lượng carbohydrate
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cho mọi hoạt động trong cơ thể. Người cần tăng cân nên ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc, yến mạch, mỳ, khoai tây, trái cây...
4. Ưu tiên chất béo lành mạnh
Để cải thiện cân nặng, bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống. Loại chất béo này được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm... là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega - 3 giúp giảm cholesterol.
Không những thế, tiêu thụ chất béo lành mạnh còn giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E, K.
Những vitamin này rất cần thiết cho các chức năng cơ thể khác nhau, từ duy trì thị lực và sức khỏe làn da đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
5. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Khi đói cơ thể sẽ tận dụng nguồn năng lượng dự trữ ở cơ bắp, gan... khiến cho người gầy càng khó tăng cân. Trong khi đó, bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tiếp thêm năng lượng giúp nâng cao sức khỏe và sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày. Vì vậy, người gầy không được bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, đặc biệt là bữa sáng.
Ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa cũng là một cách giúp tăng cân lành mạnh.
6. Bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng
Ngoài chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung sữa, nước ép trái cây, sinh tố trái cây hoặc rau củ... Các loại nước uống này rất giàu dinh dưỡng giúp cung cấp thêm năng lượng, vitamin và dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả tối đa.
7. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có chức năng phục hồi cơ thể, cung cấp dưỡng chất đến toàn bộ các cơ quan của chúng ta. Trong khi ngủ, các hormone adrenaline, dopamine, serotonin, melatonin được sản xuất mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng đối với trọng lượng cơ thể và tăng trưởng cơ bắp.
Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp giải trừ, thanh lọc nhiều độc tố khỏi cơ thể, vì vậy hãy lưu ý mỗi ngày ngủ đủ ít nhất từ 6 - 8 giờ bạn nhé!
8. Tập thể dục đều đặn
Một trong những sai lầm khi tăng cân chính là ăn thật nhiều nhưng không có thói quen tập thể dục, đặc biệt là bài tập sức mạnh. Điều này có thể khiến bạn dễ bị béo phì và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, để tăng cân, tăng cơ, hãy kết hợp những bài tập sức mạnh vào chế độ luyện tập của mình.
Tập tạ ít nhất 3 lần một tuần là điều cần thiết để tăng cân lành mạnh. Điều này sẽ giúp tăng và duy trì khối lượng cơ nạc. Để tiếp tục đạt được khối lượng cơ nạc, cần phải thay đổi và phát triển các bài tập bằng cách tăng trọng lượng tạ hoặc số lần hoặc số hiệp.
9. Thăm khám dinh dưỡng nếu tình trạng không cải thiện
Nếu cân nặng không cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp giúp tăng cân, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể khó tăng cân, từ đó đưa ra hướng cải thiện phù hợp.
11 loại thực phẩm tốt cho mắt giúp cải thiện thị lực Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các thực phẩm bổ dưỡng dưới đây sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn và cũng hỗ trợ sức khỏe mắt. 1. Chất dinh dưỡng nào tốt cho mắt? Theo BS. Nguyễn Thu Hiền - Bệnh viện Mắt Trung ương, để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, ngoài việc mắt cần có một...