[Chế biến] – Tự làm nem công giòn ngon
Món nem giòn ngon, hương vị hấp dẫn với hình dáng trang nhã sẽ đem lại cảm giác thích thú khi thưởng thức.
Tại Việt Nam, nem công là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Món ăn được trang trí nhiều màu sắc và được làm theo hình dáng chim công.
Đầu chim công được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Các miếng nem sẽ được gắm vào tạo ra thân công. Tuy nhiên, mình biến tấu một chút, thay vì lấy nem làm thân công, mình tỉa chim công riêng và đặt nem bên cạnh cũng rất đẹp và tạo ra một sự tao nhã không kém phiên bản gốc. Cách làm nem công không khó nhé!
Nguyên liệu:
Dùng làm nem:
- 100g tôm
- 100g thịt nạc
- 10 cái nấm hương; 5 tai nấm mèo
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 10g bún gạo khô
- 1 trứng gà
- Hành, tỏi, gia vị
- 1 gói bánh tráng chả rế.
Dùng trang trí:
Video đang HOT
- Củ cải trắng
- Củ cà rốt
- Quả ớt
- Kim cúc (hoặc tăm tre)
Cách làm:
Bước 1: Nấm hương, nấm mèo ngâm với nước ấm 15 phút cho nở rồi rửa lại bằng nước lại, vắt khô, thái nhỏ. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu chừa đuôi, rút bỏ chỉ đen nơi sống lưng. Thịt nạc băm nhỏ với 2 múi tỏi. Hành lá thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi ngắn. Bún gạo khô bẻ vụn.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vừa sơ chế (trừ tôm) vào thố, đập 1 quả trứng, nêm gia vị vừa ăn.
Bước 3: Bạn đeo găng tay nilon vào bóp cho nhân ngấm đều gia vị.
Bước 4: Cuốn nem: cắt bánh tráng chả rế làm đôi. Chồng 2 miếng lên nhau, cho thịt rồi đến tôm, đuôi tôm thò ra ngoài.
Bước 5: Sau khi cuốn xong cho nem vào tủ lạnh ngăn mát.
Bước 6: Trang trí
Tỉa từng chiếc lông công, mình dùng bằng củ cải trắng. Tỉa cà rốt để làm mắt, mào và tỉa hình những giọt nước để tạo điểm nhấn cho đuôi. Mỏ công được làm bằng quả ớt hoặc cà rốt. Tỉa xong các chi tiết thì dùng kim cúc (hoặc tăm tre) kết chúng lại với nhau. Tỉa hoàn thành thì lấy nem ra rán và bày trí. Hoặc bạn có thể xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết cách tỉa con công nhé!
Nem được dùng kèm rau sống và nước mắm chua ngọt.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với nem công giòm rụm, hấp dẫn cả nhà nhé!
Theo Mỹ Ngọc
Khám phá
Hội An giản dị với bánh bao, bánh vạc
Những chiếc bánh trong veo, giản dị làm say mê lòng người. Đến với Hội An, bạn sẽ tha hồ thưởng thức rất nhiều đặc sản độc đáo như cơm gà, mì Quảng, cao lầu, bánh đập, xí mà...
Trong đó không thể không nhắc đến những chiếc bánh trong veo, giản dị chính là bánh bao và bánh vạc, hay còn gọi là bông hồng trắng. Cái tên mĩ miều ấy khơi gợi trí tò mò của biết bao du khách.
Có nguồn tin cho rằng cái tên này là do những du khách nước ngoài đến Hội An thưởng thức loại bánh này liền liên tưởng đến những bông hồng trắng và gọi tên là "white rose". Những chiếc bánh nhỏ xinh mang hình dáng y như những đóa hoa hồng trắng, được xếp đều lên đĩa, điểm xuyết màu xanh xanh của rau sống, sắc đỏ của ớt.
Bánh bao, bánh vạc thường được xếp cùng nhau trên đĩa bánh.
Bánh bao, bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có hương thơm, vị ngọt của thịt tôm.
Những chiếc bánh nhỏ xinh lôi cuốn thực khách khắp nơi (Nguồn: internet).
Bánh bao, bánh vạc được chế biến từ bột gạo, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến từ khâu lọc gạo cho đến vân bánh. Loại gạo được chọn để làm bánh phải là gạo lúa mới, thơm, dẻo. Để bột bánh ngon, gạo xay xong cần lọc nhiều lần qua nước, tuyệt đối không dùng chất tẩy trắng hay hàn the.
Tiếp đó, bột sẽ được nhồi thành những thuôn dài, xoay xoay vài vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ xíu. Từ miếng bột đó vê nhẹ theo vòng tròn cho nong rộng dần ra, thành vỏ bánh mỏng xinh.
Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng, láng mướt, cần phải đảm bảo nhiều nguyên tắc.
Phần nhân bánh được bao gồm tôm, thịt heo nạc, nấm mèo, giá và một ít hành lá, tất cả được thái mỏng, xào cùng gia vị sao cho vừa ăn. Bánh vạc thường được bỏ chút nhân tôm quết nhuyễn vào giữa, túm lại như hình quai vạc. Bánh bao thì cho nhân thịt, nấm, giá rồi viền nhẹ xung quanh như một bông hồng.
Phải rất khéo léo để tạo dáng bánh thành những bông hồng nhỏ xinh như vậy.
Sau khi nặn bánh xong, nhẹ nhàng xếp bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng mười lăm phút là bánh chín. Đem xếp ra đĩa, bánh bao ở giữa hoặc ở trên, bánh vạc ở xung quanh hoặc bên dưới, sau đó trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng lên trên bề mặt bánh.
Những chiếc bánh mềm dai và có màu gạo trắng.
Nước chấm cũng được pha chế tỉ mỉ từ nước luộc tôm, phải có đủ ba vị chua, cay, ngọt cùng vị thịt tôm thơm ngon. Vị ngọt vừa đủ, không quá chua và đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm là phải có cả xanh cả đỏ. Có như vậy thì chén nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh.
Khắp trên các đường phố ở Hội An đều có các hàng quán phục vụ bánh bao, bánh vạc không chỉ cho du khách mà còn phục vụ chính những người dân ở nơi đây.
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh đúc nóng chan nước thịt Bánh đúc nóng là một biến thể hấp dẫn từ món bánh đúc nguội truyền thống. Xúc một miếng bánh mềm mịn được chan ngập trong hỗn hợp nước dùng, thịt cùng hành phi thơm lừng đưa lên miệng thưởng thức, bạn sẽ không ngại ngần ăn thêm cho tới khi hết sạch cả chén bánh mà vẫn thấy thòm thèm đấy. Cùng...