[Chế biến] – Chè mít
Cốc chè hấp dẫn với màu vàng của mít, xanh của thạch lá nếp và hồng của sương sa hạt lựu, ăn vào ngọt mát, sảng khoái.
Nguyên liệu:
Phần hạt lựu màu hồng: 7-8 củ mã thầy (hay còn gọi là củ năng), 3 thìa canh bột năng Phần thạch lá nếp: 2 thìa nhỏ bột rau câu, 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa), 1/4 bát con đường cát trắng và 400ml nước lọcPhần nước đường: đường thốt nốt, 1 bó lá nếpPhần nước cốt dừa: 300ml nước cốt dừa đóng hộp, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột năng hay bột ngô 9-10 múi mít đã bỏ hạt 2 thìa nhỏ hạt é Si rô dâu, phẩm màu hồng.
Cách làm:
Bước 1: – Củ mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu lớn, để ráo. – Cho củ mã thầy vào âu sạch, trộn vào một ít phẩm màu hồng để màu bám đều ở phía bên ngoài củ mã thầy. – Rắc bột năng phủ kín củ mã thầy.
Bước 2: – Dùng đồ rây, rây bỏ bớt lớp bột vụn rơi bên ngoài.
Video đang HOT
Bước 3: – Đun nồi nước sôi, thả những hạt lựu màu hồng vào luộc, đun khoảng 2 phút thấy nổi lên trên bề mặt nước thì đổ ra rổ, xả lại nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo.
Bước 4: - Lá nếp rửa sạch, cắt khúc ngắn, xay nhuyễn lá nếp với một ít nước lọc, lọc bỏ xác, giữ lấy phần nước cốt màu xanh. – Thêm rau câu, đường và 400ml nước lạnh vào phần nước cốt lá nếp, hòa cho tan, dùng muôi khuấy đều để bột rau câu tan, để bột nghỉ khoảng 15 phút. – Đặt nồi lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy liên tục để rau câu và đường tan hoàn toàn. Đổ rau câu vào bát sạch, để nguội cho vào tủ lạnh đến khi đông hoàn toàn.
Bước 5: – Phần đường thốt nốt: bó lá nếp rửa sạch, cuộn lại. – Cho đường thốt nốt, thêm nước lọc đun sôi để đường tan, nêm hơi ngọt, rồi cho bó lá nếp vào đun cùng đun lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp. Liều lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 6: – Phần nước cốt dừa: khui lon nước cốt dừa cho vào nồi, thêm muối, đường, bột năng, đặt lên bếp đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, múc nước cốt dừa ra bát riêng.
Bước 7: – Hạt é đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nở, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 8: – Mít tách bỏ hạt, dùng tay sạch xé thành từng miếng mỏng.
Bước 9: – Phần thạch lá nếp sau khi đông bạn thái hạt lựu lớn. – Khi dùng múc một ít thạch lá nếp, hạt lựu màu hồng, thêm mít, rưới thêm một ít nước cốt dừa, hạt é ngâm nở, nước đường ở bước 5 vào cốc chè và cuối cùng là rưới thêm một ít si rô dâu và đá bào, trộn đều lên dùng lạnh.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Ngoisao
[Chế biến] - Chè mít hạt lựu
Ly chè mát lạnh, thơm thơm, sần sật cực kì ngon nhé!
Chuẩn bị:
Cách làm:
- Thái củ mã thầy thành dạng hạt lựu nhỏ rồi trộn đều với một chút xíu phẩm màu cho đẹp.
- Đổ mã thầy vào bát bột năng, lắc đều cho bột bám vào hạt mã thầy rồi đổ vào rổ lỗ to để bột thừa rơi ra ngoài.
- Vớt phần mã thầy ở trên, các bạn dàn ra đĩa, xịt một ít nước lên rồi lại cho vào vào lắc với bột năng thêm một lần nữa sao cho hạt to cỡ như hạt lựu là được.
- Đổ mã thầy vào nồi nước đun sôi để luộc, khi nào thấy hạt bắt đầu nổi lên thì các bạn vớt ngay ra bát nước lạnh nhé!
- Cuối cùng, bạn xé mít thành từng miếng nhỏ rồi đun loãng nước cốt dừa với nước lọc và đường là xong.
Cho đá vào ly rồi đến nước cốt dừa, hạt lựu và mít để thưởng thức nào!
Cắn vào miếng hạt lựu dai dai, sần sật hay lắm nhé!
Chè thơm thơm, ngọt mát nên ăn mãi chẳng chán đâu nhé!
Ly chè không chỉ ngon mà trông còn rất rực rỡ nữa đấy!
Theo Kenh14
Đến Sài Gòn thưởng thức đồ uống nào? Sài Gòn với hàng trăm loại nước giải khát khác nhau, món nào món ấy đều lạnh hơi đá làm dịu đi đáng kể cái nóng xứ Nam. Sài Gòn nóng quanh năm, người ta hay bảo, Sài Gòn chỉ có hai mùa: một mùa nóng và một mùa... nóng hơn. Có lẽ vì thế nên nơi đây mới có "vô thiên lủng"...