[Chế biến] – Cháo gỏi gà rau má, chưa ăn nên thử
Rau má chứ không phải lá chanh, rau răm, bắp chuối, bắp cải, rau tiêu hay rau muống bào – những nguyên liệu quen thuộc thường có trong gỏi gà. Rau má sẽ giúp món ăn trở nên ngon, lạ và có vị thanh mát giải nhiệt.
Nguyên liệu
1 con gà ta (1,2 – 1,5kg)
200g gạo trắng
1/2 kg rau má
50g hành tím
3 cọng hành lá
2 trái chanh không hạt
Gia vị: Muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn.
Thực hiện
Nấu cháo:
Gà ta làm sạch, rửa kỹ, để ráo nước.
Gạo rang sơ cho đến khi thấy ngả màu hơi đục, đừng để vàng.
Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi, thả gà vào luộc, đảm bảo nước ngập mặt gà. Hớt bọt, vặn nhỏ lửa, để gà mềm từ từ. Trong quá trình luộc, cứ liên tục hớt bọt để nước dùng trong.
Video đang HOT
Kiểm tra gà bằng cách dùng đũa đâm vào phần thịt dày nhất của gà, nếu đâm thủng và có cảm giác nhẹ tay là gà mềm, vớt ra. Lưu ý, nếu muốn ăn gà dai hơn thì nên vớt gà ra sớm hơn.
Gao rang xong, vo sạch rồi trút vào nồi nước luộc gà, giữ lửa nhỏ để cháo sôi liu riu, hớt bọt. Vì gạo đã rang nên thời gian gạo nhừ rất mau. Khi gạo đã nhừ, nêm muối, đường, bột ngọt vừa ăn.
Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn, cho vào nồi cháo.
Làm gỏi gà:
Rau má chọn loại rau má vườn, lá nhỏ, mỏng, cọng không quá dài, rửa sạch, để thật ráo nước.
Hành tím bóc vỏ, xắt mỏng, phi vàng.
Gà luộc hơi nguội thì xé sợi to, để riêng phần xương.
Pha nước trộn gỏi: Chanh vắt lấy nước, cho thêm 3 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, khuấy đều.
Cho rau má vào thau rộng, rưới hỗn hợp nước trộn này, thêm hành phi (có cả phần dầu) vào, trộn, bóp thật đều, sau đó cho thịt gà vào trộn chung.
Cho gỏi gà ra đĩa, múc cháo nóng ra tô, rắc tiêu, hành phi lên mặt, ăn cháo kèm gỏi gà.
Theo PNO
[Chế biến] - Lẩu vịt cay
Cuối tuần thời tiết miền Bắc dường như trở nên lạnh hơn. Một nồi lẩu vịt cay nóng thật biết cách làm xoa dịu đi buốt giá trong bữa cơm gia đình. Chị em có thể tham khảo cách nấu lẩu vịt cay dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- 1 con vịt khoảng 1,5 kg
- 1 chén dưa cải chua
- 1/2 hũ chao
- 2 nhánh sả đập dập
- 1 miếng gừng
- 3 củ hành khô
- Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt tiêu; 1 muỗng canh đường; 1 muỗng cà phê bột nêm; 1 muỗng canh nước mắm.
- Vài trái ớt, rau các loại nhúng ăn kèm.
Thực hiện:
Bước 1: Dưa cải chua rửa sạch, vắt khô thái miếng vừa ăn. Dùng gừng giã nhuyễn chà lên mình vịt. Sau đó rửa qua nước lạnh thật sạch. Chặt miếng vừa ăn. Tỏi, hành, tiêu giã nhuyễn.
Bước 2: Thịt vịt cho vào 1 cái âu to, sau đó cho tỏi, hành, tiêu, chao vào ướp 20 phút.
Bước 3: Sau đó trộn đều lên cho thịt vịt ngấm đều thịt vịt.
Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu. Dầu nóng cho hành khô thái nhỏ và tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Sau đó cho dưa cải chua vào xào 3 phút.
Bước 5: Kế đến cho thịt vào xào săn. Cuối cùng cho khoảng 4 tô nước lạnh vào ngập thịt và nấu lửa vừa cho thịt chín mềm.
Bước 6: Nêm nước mắm, đường và bột nêm cho vừa ăn là tắt bếp.
Bước 7: Cho lẩu ra nồi, bắc lên bếp gas mini hoặc bếp cồn, bếp từ.. Đặt lên bàn ăn, trang trí ớt thái khoanh. Dọn kèm với rau muống và bún.
Lẩu vịt cay dùng nóng và thích hợp với thời tiết lạnh.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với lẩu vịt cay hấp dẫn trong ngày đông này nhé!
Theo Lâm Anh Đào
(Khám phá)
[Chế biến] - Cháo thịt băm và trứng bách thảo Mùa hè dễ bị cảm cúm, sốt, bạn hãy nấu món chào vừa nhanh vừa dễ này để bồi bổ sức khỏe nhé. Nguyên liệu: - 1/2 bát con gạo thơm - 200g thịt nạc xay - 2 quả trứng vịt bách thảo - Hành, mùi, tiêu. Cách làm: - Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cùng ít muối, nước sôi hạ...