[Chế biến] – Chả bò phù trúc
Chả bò phù trúc có phần chả thịt đượm thơm vị gừng tiêu nhè nhẹ lẫn trong cái bở bùi của khoai đem lại cảm giác vừa vặn cho vị giác và rất lạ miệng đấy!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm chả bò phù trúc:
- 400g thịt bò
- 300g khoai tây
- Vài tấm phù trúc (chọn những tấm mỏng, có độ dai)
- 1 quả trứng
- Vài đầu hành trắng
- Gia vị: 6g muối; 15ml rượu gạo (3 muỗng cà phê); 6g tiêu; 1 củ gừng nhỏ; bột bắp
Cách làm:
Bước 1:
Thịt bò rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô hoặc để cho ráo rồi mới đem băm nhỏ.
Bước 2:
Khoai tây gọt sạch vỏ, ngâm trong nước muối loãng chừng 10 phút cho sạch nhựa và khử độc rồi vớt ra. Thái khoai thành từng khoanh nhỏ rồi cho vào bát hoặc đĩa sâu lòng, đặt vào nồi hấp chín.
Bước 3:
Sau khi khoai hấp chín, lấy khoai ra, tranh thủ lúc khoai còn đang nóng thì dùng thìa tán cho nhuyễn mịn, tán xong thì để cho khoai nguội bớt. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể tranh thủ làm phần chả thịt. Cho thịt bò băm vào thố trộn. Thêm gừng bằm nhuyễn, đầu hành thái nhỏ, muối, tiêu, rượu gạo, 1 muỗng canh bột bắp, và trứng vào trộn đều.
Video đang HOT
Bước 4:
Trộn xong thịt với các gia vị bạn mới tiến hành cho khoai tây nghiền vào trộn đều
Bước 5:
Pha 1 muỗng cà phê bột bắp với 1 bát con nước chấm nước đun sôi để nguội. Trải tấm phù trúc ra mặt thớt sạch, nhúng đầu ngón tay hoặc khăn mềm vào hỗn hợp bột nước vừa pha rồi quết thành một lớp mỏng đều trên tấm phù trúc.
Bước 6:
Tấm phù trúc gặp nước sẽ nhanh chóng mềm ra. Múc từng muỗng chả thịt đổ vào giữa tấm phù trúc. Dùng thìa dàn thịt thành một lớp đều dày chừng 0,5cm – 0,7cm tùy ý bạn. Sau đó mới chồng xếp thêm một tấm phù trúc lên sao cho nó phủ kín lớp chả thịt và ăn khớp với tấm phù trúc bên dưới. Dùng tay miết trên mặt phù trúc để thịt và phù trúc bám dính tốt hơn, đừng quên miết mép phù trúc xung quanh cho nó ôm gọn lấy phần chả thịt bên trong. Cắt đi phần phù trúc thừa nếu cần. Sau đó, dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt tấm phù trúc thành từng thanh dài vừa miệng, thông thường nó có kích cỡ 6 x 1,5cm hoặc 7 x 2,0cm… Lưu ý là khi cắt bạn nên đưa dao cắt dứt khoát theo một chiều để đường cắt sắc nét và thịt không bị bung vỡ.
Bước 7:
Làm nóng chảo với lượng dầu ngập mặt, chờ dầu sôi thì thả từng cuốn phù trúc vào chiên trên lửa vừa. Phù trúc rất mau chín vàng nên bạn không nên chiên trên lửa quá lớn.
Bước 8:
Chiên cho tới khi cuốn chả vàng đều thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo.
Bước 9:
Hòa tan xì dầu với tỏi bằm, xíu đường, muỗng cà phê giấm, 1 muỗng cà phê bột bắp và vài giọt dầu vừng trong một bát nhỏ. Lượng mặn ngọt chua cay có thể điều chỉnh tùy ý bạn.
Bước 10:
Làm nóng chảo rồi đổ phần hỗn hợp chấm vừa pha vào, đun cho đến khi hỗn hợp hơi sánh lại.
Trút cuốn phù trúc chiên vào đảo đều trên lửa vừa
Chả bò phù trúc không khó làm mà lạ miệng. Phần chả thịt đượm thơm vị gừng tiêu nhè nhẹ lẫn trong cái bở bùi của khoai đem lại cảm giác vừa vặn cho vị giác. Tất cả được ôm gọn trong lớp phù trúc giòn giòn thấm đẫm nước sốt sánh nhẹ bên ngoài khiến bạn không khỏi thích thú, thậm chí bạn sẽ bị ấn tượng ngay lần đầu thưởng thức.
Theo Ẩm Thực Bốn Mùa
Những món chả, giò nổi tiếng từ Bắc vào Nam
Nếu miền Bắc nổi tiếng với chả nhái, chả rươi, chả mực, thì miền Trung tạo ấn tượng với giò me, chả bò, chả cá thu..., miền Nam có chả cá thác lác, chả cá ba sa.
Chả nhái: Là sản phẩm chắt lọc từ phần thịt ít ỏi của con vật chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái một chút, chả nhái có cách làm cầu kỳ, công phu. Bù lại, ai từng thưởng thức chả nhái sẽ không thể quên vị thơm ngon đặc biệt của chả, hương thơm của lá chanh, chua ngọt của nước mắm chấm kèm. Ảnh: Mask
Chả rươi: Nguyên liệu hay các công đoạn làm chả rươi luôn ám ảnh các du khách nước ngoài. Song nếu "khuất mắt trông coi", thì khi được mời thưởng thức chả rươi, hầu hết du khách đều "bồ kết" vị thơm ngon của chả, thanh thanh của củ sắn, thơm nhẹ của rau. Ảnh: An Huỳnh
Chả mực: Là một trong những đặc sản của Hạ Long, chả mực hấp dẫn thực khách với những miếng chả vàng ươm, thơm ngọt, đậm đà. Ảnh: Khám phá
Chả cá Lã Vọng: Được gọi là chả, song chả cá Lã Vọng không có các bước chế biến như nạo/xay cá, trộn bột và gia vị rồi đem chiên hay hấp mà cá lăng xắt khối vừa ăn, nướng than. Món chả này có cả một list các món ăn kèm như bún, rau sống, bánh tráng nướng, đầu hàng hoa ngâm dấm, chanh... Ảnh: An Huỳnh
Giò me: Những người chưa rành hay chưa biết về loại chả/giò này, khi nghe tên, thường mặc định là đây là món chả/giò làm từ me và ngại chua, lạ bụng, khó ăn. Thật ra, từ me ở đây có nghĩa là bê, theo tiếng Nghệ An. Giò me hút thực khách với những khối thịt bê đỏ hồng, tươi ngon cùng lớp mỡ bê dậy mùi, béo ngậy. Ảnh: Zingme
Chả cua: Chả cua là đặc sản nổi tiếng của Huế. Cách làm món chả này là lấy thịt cua trộn với giò sống, xay nhuyễn. Công thức đơn giản nên hàng quán hay các thương hiệu thường chọn cho mình cách phối hay pha gia vị theo tỷ lệ riêng để tạo điểm nhấn. Ảnh: Khểnh
Giò bò: Nhắc đến giò bò, người ta nhớ đến Đà Nẵng, nơi sản sinh ra món ăn này cũng là nơi có món giò bò ngon nhất. Được làm từ thịt bò ngon, giò bò có màu đậm đặc trưng, dai chắc, mềm ngọt. Ảnh: cabongsongtra.com
Chả cá thu: Nhắc đến chả cá thu người ta nghĩ ngay đến các thành phố ven biển như Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang... Làm từ loại cá săn chắc, thơm ngon, ít tanh, chả cá thu dù hấp hay chiên vẫn làm hài lòng thực khách với độ săn chắc, dai mịn. Ảnh: An Huỳnh
Chả nhum: Chả nhum có cách chế biến khá đơn giản. Nhum bỏ bớt gai, bổ đôi, bỏ lòng, lấy phần múi bám trên thân, đánh đều với trứng và gia vị, rồi chiên chín với dầu, món chả nhum đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức. Phương pháp chế biến không cầu kỳ, song chả nhum có hương và vị khiến bạn nhớ mãi. Ảnh: Cuong85
Chả cá thác lác: Chả có cách chế biến đơn giản nhất với các thao tác như, chẻ đôi mình cá, dùng muỗng cạo lấy phần thịt, nêm nếm gia vị, ít hành lá. Song để cá có thể "trở mình" thành chả, người chế biến phải dùng chày hay muỗng lớn, quết cá thật nhuyễn. Chả cá thác lác có thể chiên, hấp, nướng, nấu lẩu... Ảnh: Làm Sao
Chả cá basa: Chả của loại cá da trơn này khá thông dụng ở miền Nam. Tại Sài Gòn, món bánh mì chả cá basa ăn kèm rau răm và tương ớt luôn có sức hút nhất định là luôn khiến thực khách "đói bụng" khi đi ngang những chảo dầu bốc khói. Ảnh: An Huỳnh
Chả lụa: Chả lụa hay giò lụa là một trong những món chả quen thuộc của người dân ba miền. Hiện món chả này không chỉ xuất hiện trong các dịp cúng, giỗ hay tiệc tùng mà gần như được xem là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Ảnh: Làm Sao
Giò thủ: Cũng như chả lụa, chả thủ hay giò thủ cũng dần được nhiều gia đình sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.Ảnh: Xzone
Theo An Huỳnh (Zing.vn)
[Chế biến] - Phù trúc chay xào rau củ Món phù trúc chay vừa ngon lại dễ nấu, chị em hãy thử nhé! Nguyên liệu: - Phù trúc: 50gr (phù trúc hay còn được gọi là tàu hũ ky, hoặc váng đậu là một chế phẩm từ sữa đậu nành, là lớp váng nỗi trên mặt sữa được làm khô. Phù trúc rất giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon và là nguyên...