[Chế biến] – Bánh tằm
Bánh tằm khoai mì ( củ sắn) là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Bánh tằm khoai mì ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường ăn chung với mè (vừng) rang chín, đường trắng.
Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì (củ sắn) …
Chị em có thể tham khảo cách làm bánh tằm dưới đây!
Nguyên liệu:
- Củ sắn (củ khoai mì theo cách gọi của người miền Nam): 400gr
- Bột năng: 150gr
- Đường: 100gr
- Bột nước cốt dừa: 80gr (hoặc dùng nước cốt dừa đóng lon)
- Màu thực phẩm: xanh, đỏ, vàng….
- Vừng rang chín
- Vụn cơm dừa sấy (hoặc cơm dừa tươi bào sợi rồi băm vụn).
Video đang HOT
Thực hiện:
Bước 1: Củ sắn đem rửa sạch, lột bỏ vỏ, ngâm vào bát nước muối loãng khoảng 5-6 tiếng.
Bước 2: Dùng dụng cụ bào rau củ, bào củ sắn thành vụn nhỏ.
Bước 3: Cho bột năng, sắn bào vụn, đường, 50gr bột nước cốt dừa vào chung 1 tô. Sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau.
Bước 4: Chia hỗn hợp vừa trộn ở bước 3 thành 4 phần bằng nhau. Mỗi phần đem trộn cùng với 1-2 giọt màu thực phẩm.
Bước 5: Cho từng phần bột đã pha màu vào các đĩa khác nhau. Cho đĩa bột vào nồi hấp trong khoảng 10-15 phút (tùy thuộc vào lớp bột dày hay mỏng).
Bước 6: Bánh chín, để cho bánh nguội bớt, cắt bánh thành những sợi dài rồi đem lăn qua lớp vụn dừa.
Bước 7: Hòa 30gr bột nước cốt dừa còn lại với 1 bát nhỏ nước, cho vào chảo quấy cho bột nước cốt dừa sánh lại như nước cốt dừa đóng non là được.
Bước 8: Khi ăn cho bánh tằm vào bát (hay đĩa) rưới nước cốt dừa lên trên bánh và rắc thêm vừng rang chín.
Bạn hãy thử làm món bánh tằm đơn giản mà rất hấp dẫn cả gia đình nhé.
Chúc các bạn thành công với mónbánh tằm ngon miệng và dễ ăn cho gia đình!
Theo Thùy Nguyễn
(Khám phá)
Thịt kho dừa ngon cơm trong chiều trở gió
Chiều đi làm về, gió liêu xiêu. Trời Sài Gòn se se lạnh làm trỗi dậy cơn thèm ăn món gì cay cay, nóng nóng... Lục tìm trong đầu xem 'menu' những món thích ăn nhất, thấy thịt tho dừa là lý tưởng nhất.
Những ngày còn ở nhà, thường được mẹ chiều chuộng kho thịt theo kiểu cho riêng mình. Cả nhà không thích ăn ngọt, chỉ riêng mình thích ăn ngọt. Chị gái không ăn được cay, nhưng mình lại rất thích ăn cay. Mẹ kho thịt mà không cay, không ngọt vừa ý là đến bữa cơm mặt mình sẽ sưng lên như... cái mâm. Thế nên, để giữ hòa khí trong bữa cơm, mẹ luôn kho thịt đúng ý mình. Ai ăn miếng nào thì ăn, không thì mình sẽ ăn hết.
Khoái món thịt kho dừa này lắm. Mà thường thích ăn dừa hơn ăn thịt. Dù mẹ nói ăn nhiều dừa bị đầy bụng, ăn thịt mới thông minh. Ôi mặc kệ thôi. Ăn cho sướng miệng đã. Cứ một miếng cơm một miếng dừa, ngon lành làm sao. Cho đến khi cơm căng bụng rồi thì đổi "chiến thuật" sang ăn vã dừa. Còn thịt thì khi nào hết dừa rồi mới ngó ngàng đến.
Đến khi học đại học, mỗi tuần về nhà vẫn được mẹ làm cho một hộp thịt kho dừa đem xuống nhà trọ, bỏ tủ lạnh ăn dần. Thịt kho dừa ăn bốn mùa đều ngon, nhưng tất nhiên ngon nhất là vào mùa đông hoặc ăn vào trời se se lạnh, mát mẻ như thời tiết Sài Gòn những ngày này.
Nhiều lúc thấy thèm, dù chẳng thèm đến mức ứa nước miếng đâu, nhưng đúng là thèm "ứa nước mắt" món thịt kho tàu của mẹ. Chỉ những người đi xa quê mới hiểu sau những háo hức với ẩm thực Sài Gòn là nỗi nhớ hương vị quê hương da diết. Đôi khi lười biếng, lại rủ bạn ra quán Bắc nào đó để tìm hương vị ngày xưa quen thuộc nhưng đâu có thấy. Tìm được đúng hương vị quê hương ở một miền đất lạ quả thực khó lắm.
Người ta vẫn có câu "muốn ăn thì lăn vào bếp" chẳng sai chút nào. Thôi thì tự chiều chuộng bản thân, tự mua thịt, mua dừa về kho chứ biết làm sao. Thật lâu rồi mới làm món này nên có chút ngờ ngợ. Thường thì người ta hay mua thịt ba chỉ để kho là ngon nhất. Nhưng mình không thích ăn thịt mỡ nên không mua thịt ba chỉ mà chọn thịt chân giò.
Cùi dừa (cơm dừa) thì rất dễ mua ở chợ. Thường thì những quầy bán dừa để kho thịt thường nằm ngay cạnh những quầy bán thịt. Người bán đã chọn sẵn những quả dừa không già, không non, vừa đủ mềm, đủ dai để chế biến, nên bạn có thể thoải mái mua bao nhiêu tùy thích. Để "đầu tư" cho món thịt kho dừa thêm ngậy, bạn có thể mua thêm một quả dừa xiêm để lấy nước dừa đổ vào nồi kho thịt.
Khi đã có thịt, dừa, nước dừa, bạn chỉ cần nêm gia vị: đường, muối, ớt, chút dấm cho thịt mềm, chút nước màu để món ăn trông thêm phần hấp dẫn. Trộn đều tất cả trong nồi và đem đi kho khoảng 30 phút để cả thịt và dừa đều ngấm gia vị và nhừ. Chẳng cầu kỳ, chẳng hoa mỹ, thịt kho dừa dễ làm mà ngon, mà hao cơm ghê gớm.
Ngày bé, có lần mình hỏi mẹ: "Tại sao lại lấy dừa kho với thịt?". Mẹ hỏi lại: "Thế tại sao con lại thích ăn dừa kho thịt?". Rất ngây thơ trả lời: "Vì con thấy ngon". Mẹ cười: "Thì nó ngon nên người ta mới kho như thế". Không thấy câu trả lời của mẹ thỏa đáng lắm. Nhưng mà thôi, chỉ cần ăn ngon là được, thắc mắc nhiều khéo lại không được ăn.
Theo ihay
Biến tấu với dừa trong ẩm thực Nam Bộ Vị ngọt của dừa luôn phảng phất trong từng món ăn miền Nam. Gỏi cổ hũ dừa Cổ hũ dưa la phân la mâm năm chinh giưa ngon cua cây dưa. Đây chính là phần ngon nhất của cây nên hay được chế biến các món như gỏi, món xào, canh hầm... Cây dừa càng già thì cổ hũ càng ngọt thanh và...