[Chế biến]- Bánh mỳ nướng bơ tỏi
Bánh mỳ nướng bơ tỏi làm khá nhanh, tận dụng được bánh mỳ cũ bạn đã có món bánh mỳ thơm ngon dành cho buổi sáng.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 ổ bánh mỳ nhỏ
- 30g bơ không muối
- 1 củ tỏi nhỏ bóc vỏ
- Ít nhánh rau mùi
- 1 thìa nhỏ muối
- Nửa thìa nhỏ đường.
Cách làm:
- Thái bánh mỳ từng lát tầm 2 – 3 cm. Xếp lát bánh mỳ vào khay có lót giấy nướng.
- Tỏi giã nhuyễn.
- Rau mùi thái nhỏ.
- Bơ đổ ra bát, để vào lò vi sóng quay từ 30 đến 40 giây đến khi bơ chảy ra.
- Trộn bơ, rau mùi, tỏi, muối, đường vào bát.
- Dùng thìa phết hỗn hợp bơ và rau lên bề mặt bánh mỳ.
- Lò bật nóng ở nhiệt độ 170 độ C, nướng trong vòng từ 10 đến 15 phút đến khi mặt bánh vàng.
- Nếu bạn thích cả hai bề mặt bánh mỳ đều có tỏi và bơ, thì khi nướng một bề mặt đã vàng, lấy khay ra khỏi lò, phết ít hỗn hợp bơ và rau lên bề mặt còn lại. Nướng tiếp khoảng 10 phút.
- Lấy ra dùng nóng.
Cắt bánh mỳ thành từng lát nhỏ. Bơ cho vào lò vi sóng cho chảy ra. Tỏi giã nhỏ. Trọn tỏi, bơ với rau mùi và các gia vị. Quết hỗn hợp bơ tỏi, rau mùi lên bề mặt bánh mỳ. Video đang HOT
Theo NS
9 món bún ngon ở Sài Gòn
Mảnh đất phương Nam tập trung hơn 20 loại bún, mang những nét đặc trưng riêng từ các vùng miền khác nhau.
Hương vị đặc trưng vùng miền của từng món ăn được bảo tồn, cùng với sự biến hóa rất khéo léo của người nấu sẽ giúp bạn cảm nhận được một hương vị rất riêng khó tả. Những món bún này ngày nay rất dễ được tìm thấy trên đất Sài thành.
1. Bún mọc Hà Nội
Món ăn xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, Hà Nội. Món ăn này có thành phần là giò sống, còn gọi là mọc, nên được gọi là bún mọc. Những nguyên liệu có trong tô bún mọc gồm: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún. Ngoài ra, món ăn dùng kèm giá, rau muống, chuối, mắm tôm, ớt thái lát, sa tế, hành, ngò, chan. Bún mọc Hà Nội gợi lại những ký ức, giúp cho những ai xa nơi đây muốn tìm lại chút hương vị ẩm thực của đất Hà thành.
Địa chỉ: Bún Huyền Chi - 39 Nguyễn Văn Lạc, phường 21, quận Bình Thạnh, TP HCM.
2. Bún hến
Sài Gòn không thiếu những món ăn Huế, bún hến được xem là một trong những món khá phổ biến và chiếm được cảm tình của người dân bản địa lẫn du khách. Đây được xem là đặc sản trứ danh xứ Huế, là món khoái khẩu của rất nhiều người. Bún hến có hến, rau muống, rau má thái nhỏ kèm với ớt, tỏi, muối, lạc rang, vừng rang, mắm ruốc, ớt bột, tóp mỡ...
Địa chỉ: Hẻm 284 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM.
3. Bún bò Huế
Mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng mơ còn có món bún bò Huế thơm ngon với hương vị đậm đà bởi các nguyên liệu tạo nên vị ngọt thơm của nồi nước lèo như xương hầm kết hợp với sả cây, củ hành sim, ớt sa tế thơm nồng và mùi thơm từ mắm ruốc Huế. Chính vì vậy, thật khó kiềm lòng những ai thích các món bún bò xứ Huế. Món ăn còn kèm bắp chuối bào, giá sống, rau mùi và xả ớt xào.
Địa chỉ: Bún Huyền Chi - 39 Nguyễn Văn Lạc, phường 21, quận Bình Thạnh, TP HCM.
4. Bún cá rô
Món bún cá rô mỗi nơi cũng mang một nét đặc trưng vùng miền riêng. Phần thịt cá rô ướp nghệ chiên giòn và hấp cách thủy. Ăn kèm bún còn có rau thì là, hành lá. Món ăn sẽ không thể ngon hơn khi không có củ hành sim phi thơm cho lên trên.
Địa chỉ: Quán Hải Tứ Quý, 263 Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM.
5. Bún chả cá miền Trung
Bún chả cá là món ăn quen thuộc và nổi tiếng của người dân ven biển miền Trung, gắn liền với tên gọi của địa phương, nổi tiếng có bún chả cá Quy Nhơn, bún chả cá Nha Trang, bún chả cá Đà Nẵng... Bát bún chả cá của người miền Trung bình dân, đậm đà và rất thơm ngon.
Địa chỉ: 2 - 4 - 6 Đồng Nai, phường 12, quận 10, TP HCM.
6. Bún mắm
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn, mang nét đặc trưng riêng, trong đó bún mắm là món ăn dân dã, nước lèo được chế biến từ mắm cá linh, cá sặc. Món ăn kèm với nhiều loại rau sống, mang hương vị đậm đà khó quên. Món ăn này ngon từ sợi bún trắng trong, tròn tròn, mềm và ngon hơn nữa nhờ nước lèo, chất mắm, nguyên liệu thơm ngon, đậm chất. Món bún mắm của người miền Tây có vị ngọt, đậm đà và được xem là một món ăn mang nét đặc trưng.
Địa chỉ: Số 257 Vĩnh Viễn, quận 10, TP HCM.
7. Bún riêu cua
Bún riêu cua ngày nay được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của mỗi vùng. Món có tiết, giò hoặc sườn lợn, thêm một ít râu mực, tôm khô... Chính vị chua chua từ me, mùi thơm từ hành sim, hương vị độc đáo của mắm tôm, vị béo từ riêu cua đồng, dai dai từ ốc bươu... Tất cả đã góp phần làm phong phú thêm món bún riêu thơm ngon đậm chất.
Địa chỉ: Gần công viên Văn Lang - đường Hùng Vương, quận 5, TP HCM.
8. Bún thịt nướng
Không quá khác với bún chả Hà Nội, bún thịt nướng ở Sài Gòn cũng có những thành phần chính là bún, thịt heo và chả giò (nem). Tuy nhiên, thay vì để riêng từng bát, bún thịt nướng lại được người bán để chung vào một bát khá gọn gàng. Thực khách chỉ cần cho nước mắm và đồ chua làm từ củ cải đỏ và trắng là sẽ có một bát bún ngon miệng.
Địa chỉ: 19 đường Cây Keo, quận Tân Phú, TP HCM.
9. Bún cá miền Tây
Miền Tây có nhiều món bún cá rất thơm ngon và đặc trưng. Thành phần chính của món ăn là cá lóc đồng, tôm rim... Nước lèo trong veo, ngon ngọt thơm phưng phức còn nhờ được hầm với xương heo, tôm khô, một ít nghệ, ớt bột... Món ăn dùng kèm với rau muống, thân chuối thái mỏng, giá, rau thơm, rau răm. Đặc biệt, bún cá chỉ ăn với nước mắm trong, cùng một ít ớt tươi, tạo nên một món chấm mang đậm hương vị đất phương Nam.
Địa chỉ: 19 đường Cây Keo, quận Tân Phú, TP HCM.
Theo NS
[Chế biến]- Đổi vị cho cả nhà với gà nấu lagu Vị ngọt tự nhiên của thịt gà được nấu với cà rốt, khoai tây và đậu Hà Lan ăn bùi bùi, ăn kèm với bánh mỳ hay cơm đều ngon. Nguyên liệu: - 1 con gà nhỏ, bạn có thể gia giảm số lượng theo thành viên trong gia đình - 2 - 3 củ cà rốt - 2 củ khoai tây -...