[Chế biến] – Bánh mì nhân táo
Với công thức nhân sốt táo ngon lành, món bánh mì ngọt của bạn hẳn sẽ trở nên đặc biệt hơn rất nhiều đấy!
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g bột mì
- 100g bơ
- 2 quả táo
- 45g đường nâu, 15g đường cát trắng (để làm sốt)
- 15g bột quế
- 1 gói men nở làm bánh mì
- 1 quả trứng
- 250ml sữa tươi không đường
Bắt tay vào hành động nào>:D
Bước 1:
- Đầu tiên, bạn cho sữa vào nồi, sau đó thêm men nở và khuấy đều.
Video đang HOT
Bước 2:
- Thêm bột mì vào rồi tiếp tục trộn đều.
Bước 3:
- Đổ 1/2 quả trứng vào phần bột.
Bước 4:
- Tiếp theo, bạn cho 1/2 phần bơ vào, sau đó trộn đều cho đến khi bột trở thành một hỗn hợp bột mịn.
Bước 5:
- Sau khi bột đã thành một khối mịn, bạn bọc nylon thực phẩm lên trên rồi ủ lần thứ nhất.
Bước 6:
- Trong lúc chờ bột ủ, bạn bắt đầu làm nhân táo cho bánh. Rửa sạch, gọt vỏ táo rồi cắt thành miếng hạt lựu lớn.
- Thêm quế, đường nâu, và bơ vào.
- Cho táo vào chảo, đun ở lửa nhỏ cho đến khi miếng táo trong lại và đường chảy ra thành sốt. Đổ một ít phần sốt táo ra bát riêng để rưới lên mặt bánh.
Bước 7:
- Sau khi đã ủ trong khoảng 1 tiếng, bạn lấy bột ra, ấn cho xẹp hết khí rồi ủ thêm trong 15 phút nữa.
Bước 8:
- Sau khi ủ xong, bạn lấy bột ra, cán dẹt thành miếng chữ nhật dài, cho sốt táo vào rồi cuộn chặt lại. Bạn nhớ đừng cán bột mỏng quá và cuộn chặt 2 đầu bột để nhân không bị chảy ra khi nướng nhé!
Bước 9:
- Cuộn đến khi còn dư 1 phần bột dài 7-10cm, bạn dùng dao cắt bột thành từng dải rồi phủ lên phần bánh. Quết 1/2 phần trứng còn lại lên mặt bánh.
- Làm nóng lò ở 180 độ C.
Bước 10:
- Cho bánh vào lò, nướng trong 25 phút, đến khi mặt bánh chuyển màu vàng nâu là được.
- Lấy bánh ra khỏi lò, pha đường cát trắng với phần sốt táo đã để riêng khi nãy rồi rưới lên mặt bánh nữa là hoàn thành.
Giờ thì cắt bánh ra và thưởng thức thôi!
Kèm với một ly cà phê nóng nữa là bạn đã có một bữa sáng tuyệt ngon rồi!
Bánh mì xốp mềm cùng với nhân táo thơm thơm, đã ăn sẽ ghiền ngay thôi!
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Tapchiamthuc
Đột phá về tái tạo dạng sống thực trong thế giới ảo
Các nhà khoa học bước đầu đã tạo ra một bản sao giun tròn trong máy tính, có thể uốn éo như nguyên bản ngoài đời mở ra triển vọng nghiên cứu và quản lý dạng sống thực nhờ tái dựng bản mô phỏng trong thế giới ảo.
Giun ảo có thể uốn éo như nguyên bản ngoài đời thực.
Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Open Worm đã đạt tạo ra đột phá quan trọng trên, sau khi sử dụng mã máy tính để tạo các cơ cho giun tròn "ảo".
Dự án Open Worm bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng tháng 5 vừa qua, với mục tiêu tạo ra một bản sao ảo của một con giun tròn Caenorhabditis elegans. Trong đời thực, loài giun tròn C. elegans chỉ dài khoảng 1mm, trong suốt và ăn các vi khuẩn, chẳng hạn như E. coli. Chúng di chuyển đây đó trong nước với tốc độ khoảng 1mm/giây.
Bất chấp việc cơ thể chỉ có cấu tạo gồm 1.000 tế bào, giun C. elegans có cách hành xử tương đối phát triển, chẳng hạn như tìm bạn tình và tránh kẻ thù săn mồi. Vì vậy, loài giun này đã trở thành đối tượng nhắm đến của vô số nghiên cứu khoa học và là sinh vật đa bào đầu tiên được giải mã toàn bộ hệ gen.
Trong dự án Open Worm, các nhà nghiên cứu đã tập trung tạo ra một bản sao giun C. elegans chi tiết và giống đời thực nhất. Cả 1.000 tế bào cũng như các kết nối thần kinh giữa chúng của giun ảo đã được xây dựng trong một môi trường mô phỏng gọi là Geppetto. Mã điều khiển cách các cơ của sinh vật ảo cử động đã được nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh để cử động uốn éo và tốc độ của nó tương đồng với bản sao ngoài đời.
John Hurliman, người đứng đầu dự án, tuyên bố, giun ảo hiện đã có cử động gần giống những gì chúng ta biết về cách bơi của C. elegans thực. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ bắt chước cơ chế hoạt động của các sợi thần kinh nhằm khiến các đoạn cơ của giun ảo co giật.
Toàn bộ mã, dữ liệu và các mô hình tạo ra trong dự án Open Worm đang được công bố rộng rãi theo sự cho phép mã nguồn mở của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Nhóm tác giả tuyên bố, mô hình của họ rốt cuộc có thể được chứng minh là chưa chính xác, nhưng có thể "hữu ích". Nó đang mở ra triển vọng về cách sao chép các dạng sống thực khác vào thế giới ảo để phục vụ nghiên cứu và những mục đích khác.
Theo Vietnamnet
Lần đầu tiên ghép thành công tim nhân tạo Các chuyên gia Pháp vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo toàn diện đầu tiên trên thế giới tại Bệnh viện Georges-Pompidou (Paris), theo tờ Le Monde. Giáo sư Carpentier và quả tim nhân tạo - Ảnh: Reuters Ca phẫu thuật do Giáo sư Christian Latrémouille và Giáo sư Daniel Duveau mổ chính với sự cố vấn của chuyên gia...