[Chế biến] – 4 món ngon, nóng hổi cho chiều mưa lạnh
Đảm bảo bữa cơm chiều trở nên ngon và hấp dẫn với những món ăn này.
Thịt chân giò nấu giả cầy
Nguyên liệu:
- Chân giò thui (Thui bằng rơm là tốt nhất, không có thể dùng giấy báo hoặc bếp ga để thui); riềng giã nhỏ; Củ sả, mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon và một thìa bột nghệ.
Thực hiện:
- Đồ nấu kèm là măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến.
- Chân giò thui, sau khi rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn, bạn đem ướp như sau:
- Với 2 cái chân giò to bạn ướp với một bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, một thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm vị.
- Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, và bắt đầu xào chân giò. Trong lúc xào bạn thêm 1 thìa con bột nghệ để món giả cầy của bạn có màu vàng đẹp nhé!
Sau khi xào chân giò hơi săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị. Măng vào chân giò đã xào săn, bạn cho nước vào nồi sao cho lượng nước sâm sấp bề mặt chân giò. Mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian ninh nấu.
Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát và ăn nóng.
Nguyên liệu:
- 500gr sườn non
- 3 muỗng canh giấm (có thể thay thế bằng chanh nếu thích)
- Gia vị: 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 củ hành tím băm; 2 tép tỏi băm
- 1 muỗng canh phần gốc hành lá băm
- 2 muỗng canh nước sốt cà chua (ketchup)
- 4 muỗng canh bột bắp (corn starch)
Thực hiện:
- Thịt sườn heo chặt miếng vừa ăn. Rửa sườn qua nước lạnh có pha chút xíu muối, sau đó xả qua nước lạnh thật sạch để ráo. Ướp vào thịt chút hành lá băm, tiêu, xíu muối, ít tỏi và hành tím băm.
- Trộn đều để 20 phút cho sườn ngấm gia vị. Thịt sườn cho vào bao nilon, thêm bột bắp, trộn đều. Bắc chảo dầu lên bếp, dầu hơi nóng cho từng miếng sườn tẩm bột vào chiên sơ hơi vàng. Gắp sườn ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Video đang HOT
- Lấy 1 chảo khác, cho lên bếp cùng với 1 muỗng canh dầu. Dầu nóng cho tỏi hành băm vào xào thơm, sau đó cho tất cả các gia vị còn lại vào cùng 1/2 chén nước.
- Khi nước sốt sôi bạn cho sườn chiên vào trộn đều cho sốt sánh bám quanh sườn. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là tắt bếp. Sườn cho ra dĩa trang trí ít hành ngò và dưa leo.
Nguyên liệu:
- Cá chép làm sạch: 2 con cỡ vừa; cà chua: 5 quả vừa; khế chua: 1-2 quả; dưa chua nén: 1 bát vừa; hành khô: 2 củ; hành, răm, thì là; rau sống ăn kèm
- Dầu ăn, súp, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
- Cá chép làm sạch nếu con to khứa trên mình cá còn con nhỏ thì để nguyên chiên qua dầu ăn. Cà chua, khế rửa sạch cắt miếng vừa.
- Hành hoa, thì là rửa sạch cắt khúc.Phi thơm dầu ăn với hành khô cho cà chua vào xào chín, để cà chua mau nhừ nêm 1 thìa bột nêm, đậy kín vung, tiếp đó cho khế vào. Khi cá chép chiên vàng 2 mặt đổ phần cà chua xào vào phủ lên mình cá, cho tiếp phần dưa chua vào. Nêm gia vị vừa miệng.
- Đun sôi sau đó hạ bớt lửa đun nhỏ để cá chín và ngấm gia vị. (Nếu phần nước cạn nên thêm nước sôi vào đun tiếp). Khi cá chín ngấm đều gia vị thêm hành hoa, thì là cắt khúc cùng 2 thìa con mì chính.
- Nếu gia đình bạn thích ăn nóng có thể đun cá chép om dưa luôn trên bếp gas mini rồi nhúng kèm với các loại rau tùy thích nhé!
Lòng non xào dưa chua
Nguyên liệu:
- Lòng non: 500gr
- Dưa chua: 2 bát con
- Cà chua: 2 quả
- Hành hoa, tỏi, gừng, dấm, dầu ăn, gia vị, hạt nêm
Thực hiện:
- Cắt 1 miếng gừng nhỏ có thể cho lọt vào bên trong đoạn lòng non. Nhét miếng gừng vào trong đoạn lòng non rồi dùng một tay cầm lấy đầu của đoạn lòng non, 1 tay vuốt cho miếng gừng chạy dọc theo đoạn lòng non cho đến đầu kia. Làm như thế 2 lần, sau đó bóp lòng non với dấm và muối rồi rửa sạch lại với nước.
- Đun sôi 1 nồi nước với vài hạt muối và 1 mẩu gừng nhỏ đập dập. Cho lòng non vào chần nhanh trong vòng 30 giây rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để lòng được trắng và giòn.
- Thái lòng non thành những đoạn ngắn cỡ 2 đốt ngón tay.
- Phi thơm đầu hành và tỏi băm nhỏ, cho lòng non vào xào, thêm 1 thìa mắm. Xào cho đến khi lòng non chín tới rồi xúc lòng non ra 1 cái đĩa (không nên xào lâu sẽ làm lòng non bị dai).
- Cho tiếp tỏi và đầu hành băm nhỏ vào chảo vừa xào lòng, xào qua để tỏi chín rồi cho cà chua vào xào cho cà chua chín mềm. Cho tiếp đến dưa chua vào xào cho đến khi dưa chín mềm.
- Đổ đĩa lòng non đã được xào chín vào xào cùng dưa trong khoảng 1 phút, rắc thêm hành hoa thái nhỏ (hoặc cắt khúc), nêm thêm hạt nêm và hạt tiêu sao cho vừa miệng, đảo đều rồi tắt bếp.
Theo T.H
Khám phá
[Chế biến] - 3 món giả cầy nóng hổi chiều lạnh
Trời lạnh như thế này thì những món giả cầy thơm nức, nóng hổi sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bữa ăn nhà bạn.
Thịt chân giò nấu giả cầy
Nguyên liệu:
- Chân giò thui (Thui bằng rơm là tốt nhất, không có thể dùng giấy báo hoặc bếp ga để thui)
- Riềng giã nhỏ
- Củ sả
- Mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon và một thìa bột nghệ.
Thực hiện:
Đồ nấu kèm là măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến.
Chân giò thui, sau khi rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn, bạn đem ướp như sau:
Với 2 cái chân giò to bạn ướp với một bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, một thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm vị.
Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, và bắt đầu xào chân giò.
Trong lúc xào bạn thêm 1 thìa con bột nghệ để món giả cầy của bạn có màu vàng đẹp nhé!
Sau khi xào chân giò hơi săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị.
Măng vào chân giò đã xào săn, bạn cho nước vào nồi sao cho lượng nước sâm sấp bề mặt chân giò. Mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian ninh nấu.
Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát và ăn nóng.
Trời lạnh bạn nên ăn ngay lúc nóng tránh để nguội sẽ làm đông lớp mỡ sẽ không ngon.
Món ăn kèm phù hợp với thịt chân giò nấu giả cầy bạn nên chuẩn bị là bún lá và rau húng.
Vịt giả cầy
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt; 1 muỗng nghệ băm; 1 muỗng mắm tôm; 1 muỗng tỏi băm; 1 muỗng hành băm; 2 muỗng riềng băm nhỏ; 3 muỗng mẻ; 1 trái dừa tươi; 1 quả chanh
- Rượu gừng
- Ngò, mùi tàu
- Gia vị: dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, muối.
Cách làm:
Vịt mua về rửa sạch, dùng muối và chanh chà xát bên ngoài và bên trong, rửa lại bằng rượu gừng để vịt không có mùi hôi. Nướng vịt sơ qua bằng than hoa hoặc nếu không có dùng kẹp nướng trên bếp ga để da vịt hơi cháy xém dậy lên mùi thơm
Chặt vịt thành miếng vừa ăn. Ướp vịt với 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng nghệ băm, 1 muỗng mắm tôm, 1/2 muỗng tỏi băm, 1 muỗng hành tím băm, 1 muỗng riềng băm, 3 muỗng canh nước mẻ.
Trộn đều gia vị để vịt thấm khoảng 30 phút trước khi nấu. Cho 1/2 muỗng tỏi băm vào nồi khi dầu nóng già, trút thịt vịt vào xào. Đến khi miếng thịt săn lại thì chế nước dừa xiêm vào. Đun lửa liu riu để thịt vịt chín mềm.
Đến lúc nước hơi cạn, sánh vàng thì các bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho 1 thìa riềng băm vào để giữ hương thơm đặc trưng của riềng, giúp món ăn thơm ngon hơn.
Cuối cùng cho ngò, mùi tàu thái nhỏ vào rồi tắt bếp. Cho vịt giả cầy ra tô dùng nóng với cơm hoặc bún đều ngon miệng.
Bún giả cầy
Nguyên liệu:
- 500g móng giò 300g thịt bắp chân giò- Măng khô hoặc măng tươi
- 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi) 2 cây sả, hành khô.
- Mẻ ngấu, mắm tôm.
- Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối.
- Chanh, ớt.
- Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún.
- Bún tươi
Cách làm:
Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ. Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn.
- Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mỳ chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.
Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào.
Các bạn có thể cho măng khô hoặc măng tươi vào xào rồi nấu cùng, tùy theo sở thích nhé! Món giả cầy nấu với măng ăn bún cũng rất hợp đấy.
Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.
Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.
Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn.
Giả cầy để ăn với cơm hoặc ăn với bánh mỳ thì không cho nhiều nước nhé các bạn, còn cho măng thì tùy theo sở thích.
Theo T.H
Khám phá
[Chế biến] - Gợi ý các món ngon mê chiều thứ 7 Mỗi món ăn đều có sức hấp dẫn riêng tạo nên bữa cơm chiều cuối tuần đầy thú vị. Sườn xào chua ngọt Nguyên liệu: - 500gr sườn non - 3 muỗng canh giấm (có thể thay thế bằng chanh nếu thích) - Gia vị: 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng canh đường - 1 muỗng canh nước mắm - 1 củ...