Cháy xưởng hải sản ở quận 12, 2 xe tải bị thiêu rụi
Ngọn lửa từ một nhà xưởng trên đường Hà Huy Giáp, quận 12, TP.HCM bốc lên dữ dội, khói bao trùm xưởng, nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Thông tin ban đầu, khoảng 15h ngày 19-10, đám cháy bùng phát tại xưởng chuyên chế biến hải sản trên đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM. Người dân xung quanh tìm cách dập lửa nhưng bất thành.
Ngọn lửa gặp nhiều vật liệu dễ cháy bên trong xưởng nên bùng phát mạnh, lan nhanh. Cột khói đen cuồn cuộn bốc cao hàng chục mét.
Nhận tin báo, lực lượng PCCC của nhiều đơn vị TP.HCM điều nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường triển khai công tác dập lửa.
Đám cháy nhanh chóng bị dập tắt hoàn toàn.
Vụ cháy khiến 2 xe máy, 2 xe tải cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi, mái tôn nhà xưởng đổ sập.
Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra.
Xe tải và xe máy bên trong xưởng bị thiêu rụi – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Video đang HOT
Mái tôn nhà xưởng đổ sập – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Vụ cháy khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Cô giáo nhận nuôi học trò mất mẹ do nhiễm COVID-19
Hai mẹ con đều bị nhiễm COVID-19, mỗi người đi cách ly một nơi. Khi đi cách ly về, em Q mới biết mẹ đã mất.
Đã hơn ba tuần nay, nhiều người đến nhà cô giáo PTHL, ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM, đều thấy một em trai ra chào lễ phép.
Nhiều vị khách không biết đều nghĩ là con cháu trong nhà nhưng hỏi ra mới biết đó là em HMQ (17 tuổi, quê Hải Phòng, đang học tại Trường THPT Trường Chinh), học sinh của cô L, được cô đưa về nhà chăm sóc sau khi mẹ em mất do dịch COVID-19.
Em Q cùng cô L trò chuyện với các anh Công an phường Tân Hưng Thuận, quận 12. Ảnh: NT
Cách ly về mới biết mẹ mất rồi
Cô L cho biết Q mới về sống cùng gia đình cô từ ngày 25-9. Cậu học sinh hiền lành, dễ thương vừa trải qua biến cố cuộc đời khi vào cuối tháng 8, cả hai mẹ con đều bị nhiễm COVID-19, phải đi cách ly điều trị. Do sức khỏe yếu nên mẹ em đã mất, để lại em chỉ có một mình.
Theo cô L, qua hai năm chủ nhiệm lớp, cô biết rất rõ hoàn cảnh của em Q. Do hoàn cảnh khó khăn nên hai mẹ con phải ở trọ, em Q rất hiền lành, học lực khá nhưng hơi chậm trong giao tiếp, hay bị bạn bắt nạt. Đây cũng là lý do cô và mẹ em thường hay trò chuyện, trao đổi.
"Tôi cũng không hề hay biết việc mẹ em bị nhiễm COVID-19 và mất. Cho đến một hôm em Q nhắn tin hỏi tôi về việc đặt thức ăn mà người ta không giao được. Lúc đó là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, dịch đang cao điểm, các dịch vụ giao hàng đều ngưng mà em Q không biết" - cô L nói.
Qua trao đổi, hỏi lý do cô L mới biết hai mẹ con đều bị nhiễm COVID-19. Mẹ em được đưa đi điều trị trước, sau đó em Q được đưa đi điều trị sau, ở một nơi khác. Sau mấy ngày điều trị, mẹ em chuyển nặng, hai mẹ con từ đó mất liên lạc. Sau khi được điều trị khỏi bệnh, em Q về phòng trọ tìm mẹ thì không thấy mẹ đâu, hỏi ai cũng không biết, điện thoại liên lạc không được.
Trao đổi với PV, em Q cho biết hai mẹ con từ Hải Phòng vào TP.HCM thuê trọ từ hồi Q học lớp 7. Lúc đầu, mẹ em bán xôi ở chợ Cầu, quận Gò Vấp, sau đó thì bán vé số trên đường Trường Chinh. Khi dịch xảy ra thì mẹ thất nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Sau đó, qua xét nghiệm ở địa phương thì phát hiện cả mẹ và em đều bị nhiễm COVID-19.
Sau đó hai mẹ con được đưa đi cách ly, điều trị hai nơi khác nhau. Lúc đầu hai mẹ con còn gọi điện thoại hỏi thăm nhau được. Sau vài ngày thì em Q không liên lạc được với mẹ nữa. Em rất lo lắng và cũng không biết hỏi ai về tình trạng của mẹ.
"Sau khi đi cách ly về, con hỏi thăm mọi người mới biết mẹ đã mất và đã được đưa đi thiêu, tro cốt hiện đang để trong một ngôi chùa bên quận Bình Thạnh. Khi mẹ mất, con không được nhìn mẹ lần cuối, không thắp được nén nhang nào cho mẹ, con buồn lắm" - em Q nói.
Đón học trò về ở chung với gia đình
Cô L cho biết do thời điểm biết tin mẹ em Q mất là giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang cao điểm và biết hoàn cảnh em khó khăn, neo đơn nên gia đình cô có ý định đưa em Q về chăm sóc mà chưa đón về được.
Trong thời gian đó, cô L thường xuyên nhắn tin hỏi thăm em Q sinh hoạt như thế nào. Hằng ngày, cô nấu thức ăn rồi nhờ chồng chạy xe máy sang phòng trọ đưa cho em.
"Sau đó, tôi có qua phòng trọ thăm em Q, thấy cuộc sống của em ở đây không ổn nên tôi bàn với chồng đón Q về nhà mình để em có cuộc sống ổn định, sắp xếp việc học hành cho thuận lợi" - cô L nói.
Đến ngày 25-9, cô L đã đưa em Q về sinh sống cùng gia đình. Quyết định của cô được chồng và các con rất đồng tình, ủng hộ. Một phòng riêng trong căn nhà được sắp xếp cho em Q ở.
"Đây là mốc quan trọng với cuộc đời của Q, ảnh hưởng lớn đến tương lai của em sau này. Cả gia đình ai cũng thương Q, xem em là một thành viên trong nhà và luôn động viên để em sớm vượt qua mất mát, tập trung cho việc học, định hướng cho tương lai sau này" - cô L nói và cho biết sẽ sắp xếp để đưa em Q sang chùa thắp nhang cho mẹ.
Theo Trung tá Trần Phúc Thắng, Trưởng Công an phường Tân Hưng Thuận, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, trên địa bàn phường có năm em nhỏ mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19. Trong đó, hoàn cảnh của em Q là khó khăn nhất.
"Các đoàn thể của địa phương luôn quan tâm, chăm lo về cả vật chất lẫn tinh thần cho các trường hợp này để các em vượt qua mất mát, tập trung cho việc học tập, tránh gây ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này" - ông Thắng nói.
Hỗ trợ học bổng cho các em
Trong đợt dịch vừa qua, trên địa bàn phường đã có một số trường hợp các em nhỏ bị mồ côi cha hoặc mẹ do dịch COVID-19. Các trường hợp này được phường thường xuyên chăm lo, hỗ trợ về nhiều mặt cho các em.
Để tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các em trong việc học tập, UBND phường và các mạnh thường quân đã trao học bổng cho các trường hợp này.
Mỗi suất học bổng cho các em học tiểu học là 1,5 triệu đồng, THCS và THPT là 2 triệu đồng.
Trong thời gian tới, phường sẽ tiếp tục vận động thêm để hỗ trợ các em tốt hơn. Trường hợp em Q đặc biệt khó khăn nên ngoài việc trao học bổng, phường đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ em thêm 5 triệu đồng.
Đại diện UBND phường Tân Hưng Thuận, quận 12
Tranh cãi chưa hồi kết khi Thế Giới Di Động muốn giảm giá thuê mặt bằng Không thống nhất phương án giảm giá thuê mặt bằng, cuộc đàm phán giữa Thế Giới Di Động và các chủ nhà đã kéo dài nhiều tháng. Từ tháng 6 đến nay, thị trường bất động sản cho thuê chịu tác động liên hoàn của việc phong tỏa, hàng quán đóng cửa, hạn chế kinh doanh. Trong thời gian này, nhiều khách thuê...