“Chạy” thi đầu vào cao học
Hơn 40 học viên lớp chuyển đổi môn học đủ điều kiện thi cao học quản lý kinh tế của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) ở Thanh Hóa đã đóng số tiền lên tới hơn một tỉ đồng để “chạy” thi đầu vào. Tuy nhiên, do không “chạy” trót lọt, kết quả chỉ có 7 người đậu, khiến sự việc bại lộ.
Ảnh minh họa
Do nhu cầu chuyển đổi môn học để đủ điều kiện thi cao học của hơn 40 học viên nên tháng 8.2013, Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) Thanh Hóa đã hợp đồng với Trường ĐH Kinh tế tổ chức lớp chuyển đổi các môn học cho các học viên. Sau đó, do nhiều học viên không có điều kiện ra Hà Nội ôn thi nên Ban cán sự lớp đã nhờ cá nhân một số cán bộ của Phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX Thanh Hóa là ông Bùi Sỹ Hồng (trưởng phòng), Lê Trọng Sơn (phó phòng) và bà Lê Thị Liên (cán bộ) liên hệ với một số giảng viên của Trường ĐH Kinh tế tự tổ chức ôn thi tại Trung tâm GDTX Thanh Hóa.
Theo biên bản của Ban cán sự lớp, khi gần kết thúc lớp ôn thi, Ban cán sự thu tiền 28 triệu đồng/học viên nhằm tìm mối giúp các học viên thi đầu vào cao học đạt kết quả cao. Tuy nhiên tại kỳ thi sau đó, chỉ có 7/40 học viên đỗ, thậm chí một số học viên đã bị lập biên bản do vi phạm quy chế thi. Bức xúc vì mất tiền nhưng không mang lại kết quả như lời hứa của Ban cán sự lớp, một số học viên đã phản ánh với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Theo giải thích của những người đứng ra thu tiền thì họ không tìm mối được với lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế nên việc tổ chức “chạy” đầu vào cho các học viên bất thành.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm GDTX Thanh Hóa, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo trung tâm đã yêu cầu những cán bộ thuộc Phòng Quản lý đào tạo tường trình vụ việc, đồng thời yêu cầu Ban cán sự lớp phải trả lại toàn bộ số tiền đã thu từ các học viên (kể cả 7 người đậu). “Trung tâm GDTX Thanh Hóa chỉ hợp đồng với Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức lớp chuyển đổi môn học chứ không tổ chức lớp ôn thi, không mời các giảng viên của Trường ĐH Kinh tế vào giảng dạy. Việc tổ chức ôn thi là do Ban cán sự lớp nhờ các cá nhân cán bộ của trung tâm. Việc thu tiền, thuê giáo viên ở đâu trung tâm không hề biết”, ông Thắng khẳng định.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Thắng, Trường ĐH Kinh tế cũng đã cử cán bộ Phòng Đào tạo vào làm việc với trung tâm và xác nhận không mở lớp ôn tập, không cử giảng viên vào ôn tập. Giảng viên mà Ban cán sự lớp mời không có tên trong danh sách giảng viên của trường.
Trung tâm GDTX đã kiểm điểm, cảnh cáo, khiển trách những cán bộ liên quan và báo cáo vụ việc với cơ quan công an.
Theo TNO
Thu tiền tỷ "chống trượt" đầu vào cao học
Câu chuyện thi Cao học mà phải mất tiền tỷ nghe "chối tai" nhưng đó là sự thật vừa diễn ra tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa...
Nộp 28 triệu đồng/người... "chống trượt"
Thời gian vừa qua, tại Thanh Hóa, câu chuyện "chống trượt" của một lớp học chuyển đổi và ôn thi thạc sỹ Quản lý kinh tế (QLKT) thuộc Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) đã gây chú ý trong dư luận. Nội dung sự việc như sau: Ngày 10/6/2013, bà Hoàng Thị Hằng công tác tại Ban kiểm tra Huyện ủy Quảng Xương (Thanh Hóa) cùng hơn 40 người khác có đơn đề nghị Trường Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) tổ chức ôn thi và học chuyển đổi tại Trung tâm GDTX Thanh Hóa. Ngày 17/6/2013, Trung tâm GDTX Thanh Hóa có Công văn số 239 đề nghị Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội tổ chức lớp học có nội dung như đề nghị của học viên và được Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội chấp thuận tại Công văn số 1249, ngày 21/6/2013.
Ngày 23/6/2013, Trường Đại học kinh tế - ĐH QG Hà Nội (bên A) và Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa (bên B) thực hiện hợp đồng đào tạo lớp học chuyển đổi môn học ngành QLKT với quy định: Bên A xây dựng chương trình và kế hoạch của lớp, xây dựng dự toán theo nguyên tắc thu đủ chi, tổ chức, phân công cán bộ tham gia giảng dạy. Trách nhiệm của bên B: Tổ chức khai giảng; Quản lý lớp học về mặt hành chính, bố trí nơi ăn, phòng nghỉ cho cán bộ, giáo viên của bên A...
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
Ngày 8/1, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: "Hiện tôi chưa nhận được báo cáo nào từ Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa. Sự việc này lớn nên do giám đốc chỉ đạo các phòng chức năng. Tôi cũng chưa nắm được thông tin gì".
Mức thu học phí là 190.000 đồng/tín chỉ/người học. Kinh phí tổ chức lớp học tại địa phương 117.000 đồng/tín chỉ/người học. Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa phát hành biên lai và tổ chức thu theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng. Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ cho phòng Quản lý đào tạo theo dõi học viên và thu tiền của người học theo hợp đồng. Đến ngày 20/8/2013, hợp đồng học chuyển đổi kiến thức đã được hai đơn vị này thanh lý.
Tuy nhiên, sau khi học chuyển đổi xong kiến thức, 3 cán bộ của phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đã thu 28 triệu đồng/học viên để giúp các học viên "chống trượt" đầu vào. Sự việc sau đó đã bị bại lộ khi 3 người bị đuổi khỏi phòng thi vào ngày thứ nhất, tiếp đến là kết quả chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển vào lớp Cao học QLKT của Trường Đại học kinh tế - ĐH QG Hà Nội.
Trước sự việc trên, Giám đốc Trung tâm GDTX Đào Phan Thắng đã xác minh làm rõ sự việc. Kết quả cho thấy, 3 cán bộ tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đứng ra thu tiền của các học viên là Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng QLĐT, Lê Trọng Sơn - Phó Trưởng phòng QLĐT phụ trách lớp và Lê Thị Liên - cán bộ của phòng QLĐT. Nhóm đã tổ chức thu tiền của 40 thí sinh là 28 triệu đồng/người, tổng thu là 1.080.000.000 đồng, trong đó chi cho Ban cán sự lớp mỗi người 1.000.000 đồng và số tiền còn lại là 1.075.000.000 đồng nhóm giáo viên này nhận để lo đầu vào cho 40 học viên ôn tập trong lớp như cam kết.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo báo cáo của Trung tâm GDTX tỉnh tới Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 30/12/2013, trong quá trình tổ chức ôn thi, cả 3 cán bộ trên đã giao dịch với Trường Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) mà không thông qua Ban Giám đốc Trung tâm về chương trình, kế hoạch dạy ôn, thời gian ôn và số người cũng như số tiền học viên đã nộp...
Báo cáo cũng chỉ rõ, lãnh đạo Trung tâm không có chỉ đạo gì xung quanh sự việc này. Việc cá nhân các cán bộ Trung tâm đứng ra thu tiền, liên hệ giúp cho các học viên là việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Trung tâm.
Trao đổi với báo chí, ông Đào Phan Thắng - Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã xác minh cụ thể vụ việc. Hiện 100% số học viên (cả người trúng tuyển và trượt) đã nhận lại đủ số tiền của mình. Trung tâm đã tổ chức họp kiểm điểm cán bộ, giáo viên và có hình thức kỷ luật".
Theo đó, ông Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng QLĐT chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo; Ông Lê Trọng Sơn - Phó trưởng phòng QLĐT chịu hình thức kỷ luật khiển trách và bà Lê Thị Liên chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Cũng theo ông Thắng, Trung tâm đã có báo cáo gửi UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Thanh Hóa xem xét.
Theo Trithuc
20% học viên cao học có bài báo khoa học Theo số liệu Trường ĐH Mở TP.HCM công bố trong lễ tốt nghiệp các khóa đào tạo thạc sĩ năm học 2013 - 2014, khoảng 20% học viên cao học tốt nghiệp có bài báo được đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Ảnh minh họa Cũng theo số liệu khảo sát 192 học viên...