20% học viên cao học có bài báo khoa học
Theo số liệu Trường ĐH Mở TP.HCM công bố trong lễ tốt nghiệp các khóa đào tạo thạc sĩ năm học 2013 – 2014, khoảng 20% học viên cao học tốt nghiệp có bài báo được đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
Ảnh minh họa
Cũng theo số liệu khảo sát 192 học viên tốt nghiệp năm 2013 của trường này, có 57,81% học viên cho biết việc học cao học giúp thăng tiến trong công việc và trên 69% học viên có cơ hội tăng lương.
Theo TNO
Sinh viên... U60
Có 2 bằng ĐH đối với 1 chủ cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa đủ. Người đàn ông 54 tuổi này vẫn hằng đêm chạy xe hơn 40 km học cao học.
Ông là Võ Minh Hùng, chủ cửa hàng vật tư phân bón Tám Hùng ở xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông Hùng đã tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, ngành luật tổng hợp Trường ĐH Luật TP HCM và tiếp tục học lên cao học luật của trường này.
Video đang HOT
Lận đận vẫn không bỏ cuộc
Sinh ra trong gia đình nghèo nên ông Hùng phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thế nhưng, nỗi nhớ trường, nhớ chữ cứ níu chân ông trở lại. Một buổi đến trường, buổi còn lại lên rừng hái củi về bán nhưng "chú tiều phu" vẫn cứ học giỏi và là một trong số ít học sinh tốt nghiệp loại khá ở Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Ninh Hòa) năm 1979.
Ông Võ Minh Hùng học cao học luật ở tuổi 54
Đầu năm 1980, ông trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường đến chiến trường Tây Nam. Những ngày làm lính tình nguyện ở nước bạn Campuchia, ông vẫn nuôi hy vọng được học ĐH.
Năm 1984, xuất ngũ, về quê, ông Hùng liền nộp đơn dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng không đậu nên ông theo học Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa. Sau 3 năm học, đến năm 1987, ông tốt nghiệp và về làm việc ở Công ty Vật tư Tổng hợp Khánh Hòa. Tuy nhiên, chưa đến 1 năm, ông đã nghỉ. "Hồi đấy, tôi còn nhớ lương của tôi chỉ 21.000 đồng/tháng, chưa bằng tiền tôi đi hái củi 2 ngày. Không đủ sống nên tôi ở nhà vác búa làm tiều phu" - ông Hùng cười chua chát.
Sau 2 năm ở nhà hái củi, ông tích góp ít vốn lập gia đình rồi mở điểm bán vật tư, phân bón nhỏ ở quê. Đến năm 2001, khi kinh tế gia đình bớt chật vật, ông mới dám nói với vợ nỗi khát khao được học ĐH của mình.
"Khi anh Hùng đi học, gia đình vẫn còn khó khăn. Cả 3 cha con đi học, nhà một mình tôi xoay xở nhưng thấy anh ham quá, mình cũng không nỡ cản" - bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông, tâm sự. Năm ấy, ông dự thi và đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP HCM khi đã 42 tuổi.
Khi nào không thấy chữ thì nghỉ!
Không còn lên rừng đốn củi nhưng ông Hùng vẫn có suy nghĩ của một tiều phu dù là về việc học. "Đường học như con đường vào rừng. Càng đi sâu, càng thấy rừng rậm rạp, lại càng thấy mình nhỏ bé. Học lên cao khiến tôi thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức" - ông Hùng nhìn nhận.
Khi đang học năm thứ 3 Trường ĐH Kinh tế TP HCM, "đụng" nhiều bài học về tranh chấp kinh tế - thương mại, ông lại thấy mình hổng kiến thức về mặt pháp lý. Vậy là ông dự thi và đậu tiếp vào Trường ĐH Luật TP HCM. Cùng lúc học 2 trường ĐH, những ngày ở TP HCM, ông xoay như chong chóng. "Mấy cậu bạn chung lớp đáng tuổi con thấy tôi chạy sô cũng ớn, cứ theo hỏi: Ở tỉnh, chú làm bí thư hay chủ tịch mà học dữ vậy. Tôi tức cười quá! Mình chỉ học cho thỏa niềm ham học mà không ai tin" - ông Hùng cười.
Sau buổi học ở lớp, ông Võ Minh Hùng bán thuốc trừ sâu tại nhà
Đến giờ, ông Hùng vẫn nghĩ rằng học tập nhằm mở mang kiến thức chứ không phải để vươn đến một vị trí nào đó trong xã hội. Bởi vậy, tốt nghiệp 2 trường ĐH xong, ông lại trở về nhà lui cui bán phân bón, bán thuốc ở cửa hiệu.
Nghe tin ông học ĐH luật, người dân trong xã bắt đầu đến nhờ tư vấn mỗi khi có tranh chấp, khiếu nại. "Ở ĐH, tôi học luật tổng hợp, không được chuyên sâu nên nhiều khi bà con nhờ, mình bí thật nhưng bà con không tin, cứ nghĩ mình làm cao. Khổ thế!" - ông Hùng giãi bày. Thế là ông lại học. Đầu năm 2013, ông dự thi vào lớp cao học luật do Trường ĐH Luật TP HCM mở tại TP Nha Trang. Trong số 850 thí sinh dự thi để chọn ra 192 người, lại có tên ông. "Hai đứa con thấy tôi ham học cũng trở nên chăm hơn. Cả 2 đứa đang học ĐH ở TP HCM đều rất giỏi" - ông Hùng khoe.
Để đạt thành tích ấy, nhiều khi ông Hùng phải cười ra nước mắt. Ông kể về buổi học đầu tiên ở lớp cao học. Hôm ấy, vì phải vượt đường xa hơn 40 km nên ông đến lớp muộn, khi cả lớp gần như đã đông đủ, chỉ còn thiếu giảng viên. Ông mang cặp đen vội bước vào lớp thì bất ngờ cả lớp đứng dậy... chào thầy. "Tôi ngượng chín người, cứ luống cuống không biết nói sao. Sau đó, mỗi khi thảo luận vấn đề nào khó, các bạn trong lớp lại mời... "thầy" Hùng" - ông Hùng kể. Cũng sau lần ấy, ông thay chiếc cặp đen bằng chiếc ba-lô.
Chỉ mới học cao học được gần 3 tháng nhưng ông Hùng đã nghĩ mình không dừng việc học ở đây. "Tôi nghĩ sau này, tôi sẽ học tiếp 1 khóa học mới. Mình cứ học vậy thôi, chừng nào mắt không còn thấy chữ nữa thì nghỉ" - ông Hùng bộc bạch.
Ba-lô đầy sách ra chiến trường
Đầu năm 1980, ông Hùng lên đường nhập ngũ. Trong ba-lô của ông, ngoài bộ quần áo mới mẹ may, còn lại chỉ toàn là sách năm lớp 12. Ba-lô sách ấy được ông giữ cẩn thận để ôn thi lại khi xuất ngũ.
"Giữa sự sống và cái chết ở chiến trường, thấy tôi học, ban đầu một số đồng đội trêu cười nhưng về sau, nhiều người cũng muốn học. Thế là tôi rủ thêm 12 chiến sĩ nữa ở cùng tiểu đoàn học chung bộ sách. Sau này, về quê thất lạc nhau nhưng nghe nói trong những đồng đội ấy, một số đã hy sinh nhưng không ít người xuất ngũ được học ĐH, giờ có địa vị trong xã hội, tôi mừng lắm!" - ông Hùng tâm sự.
Theo TNO
6 lầm tưởng tai hại khi sắp bước vào thị trường lao động Bạn có thể đã nghe rất nhiều lời khuyên tư vấn nghề nghiệp được lặp đi lặp lại từ thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Tuy nhiên, rất nhiều câu như "châm ngôn" mà chúng ta nghe đi nghe lại thực sự lại không đúng lắm. Dưới đây là 6 lầm tưởng phổ biến nhất của tân cử nhân khi sắp...