‘Chạy nước rút’ mùa xét tuyển để chọn đúng, trúng cao
Thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT kết thúc vào ngày 20/8.
Đây là giai đoạn quan trọng để thí sinh đưa ra quyết định đúng đắn.
Với những điểm mới của quy định tuyển sinh năm nay, nếu thí sinh đã được thông báo trúng tuyển một nguyện vọng trên hệ thống, các nguyện vọng sau đó đều không còn giá trị. Vì vậy, việc xem xét lựa chọn thứ tự ưu tiên của nguyện vọng rất quan trọng và cần có chiến lược điều chỉnh phù hợp.
Đầu tháng 8, các trường đại học đã thông báo ngưỡng điểm chất lượng đầu vào (điểm sàn) để thí sinh theo đó đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trên cổng chung của Bộ GD&ĐT. Điểm chuẩn của các trường đại học top đầu có xu hướng tăng những năm gần đây là cơ sở để thí sinh có sự “cân đo đong đếm” phù hợp.
Nếu thí sinh đã đăng ký nguyện vọng vào trường top đầu với mức điểm chuẩn cao trong các năm trước, vào thời điểm này, suy nghĩ điều hướng về những trường vừa sức là điều cần lưu tâm. Bởi dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm sàn đã công bố, thí sinh phần nào phân tích được sự chênh lệch giữa điểm thi, điểm chuẩn để dễ dàng lựa chọn.
Theo chia sẻ của TS. Tô Nhi A – Chuyên gia tâm lý, giảng viên Tâm lý học UEF – khi lựa chọn ngành học, trường học, thí sinh phải đánh giá được toàn diện vấn đề, không chỉ căn cứ trên điểm số mình đạt được, mà còn phải xem xét độ “hot” của ngành, của trường, số lượng thí sinh cùng xét tuyển vào ngành…
Điểm chuẩn của các trường sẽ phụ thuộc 3 ba yếu tố: Số lượng hồ sơ nộp vào, chỉ tiêu từng ngành, phổ điểm. Mỗi ngành có tổ hợp xét tuyển khác nhau với từng mức điểm riêng.
Theo đánh giá của TS. Lê Thị Thanh Mai – Trưởng ban công tác sinh viên – Đại học Quốc gia TP.HCM, dựa trên phổ điểm của 9 môn thi tốt nghiệp THPT, môn Toán, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân có điểm trung bình giảm nhẹ so với năm ngoái. Từ đó, điểm trung bình của các tổ hợp sử dụng những môn thi này có khả năng giảm theo.
Video đang HOT
Cụ thể, điểm trung bình ở tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) và D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) sẽ giảm nhẹ. Ngược lại, điểm chuẩn của những ngành học xét tuyển tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) có thể tăng nhẹ.
Nếu điểm thi không quá khác biệt so với dự kiến, thay đổi tổ hợp môn xét tuyển có thể là lựa chọn đầu tiên mà thí sinh nên quan tâm. Cách thức này này vừa tiện lợi, không gây nhiều xáo trộn, không ảnh hưởng đến thứ tự nguyện vọng xét tuyển.
Đối với những thí sinh đã xác định được ngành học, trường học yêu thích thì thay đổi tổ hợp môn xét tuyển tùy theo điểm thi chính là giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất.
Mặt khác, thí sinh có điểm thi chênh lệch quá nhiều so với dự kiến có thể xem xét chọn lại ngành học, trường học. Với mức điểm vừa phải, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành yêu thích ở các trường đại học có điểm nhận hồ sơ và điểm chuẩn dự kiến không quá cao.
Đặc biệt, trong số nguyện vọng đăng ký, thí sinh không nên tập trung tất cả vào trường top đầu, có mức độ cạnh tranh quá cao. Nếu đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm, thí sinh nên đăng ký nguyện vọng 1 ngay ở phương thức này nhằm tránh những lo lắng không đáng có.
Hiện nhiều trường vẫn kéo dài phương thức xét học bạ vì các lý do khác nhau, đơn cử như các đợt bổ sung.
Đây là cơ hội với những thí sinh không trúng tuyển trong đợt tuyển sinh đầu với lý do khách quan, hoặc trường hợp không đủ điều kiện, cần xét ở đợt bổ sung tại các trường còn chỉ tiêu.
Theo xét tuyển hàng năm, đa phần trường tốp đầu thường đủ chỉ tiêu ngay đợt đầu tuyển sinh, hoặc nếu còn thì các đợt xét tuyển bổ sung, điểm xét có thể cao hơn đợt 1.
Mặt khác, nhiều thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học và quyết định đợi đợt bổ sung của trường mình mong muốn. Tuy nhiên, có thể trường thí sinh mong muốn sẽ không xét tuyển bổ sung do đã đủ chỉ tiêu. Vì vậy, các trường xét tuyển bổ sung bằng phương thức học bạ là giải pháp an toàn với thí sinh trong năm học này.
Là đợt xét tuyển bổ sung, nhưng sự linh hoạt trong phương thức xét học bạ của các trường còn chỉ tiêu sẽ giúp thí sinh có cơ hội trúng tuyển với ngành học phù hợp. Thí sinh không bị phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT mà chủ động lựa chọn nguyện vọng bằng điểm học bạ.
Tại UEF, thí sinh có thể đăng ký cùng lúc cả 2 hình thức là xét học bạ theo điểm tổ hợp 3 môn lớp 12 và tổng điểm trung bình ba học kỳ THPT. Vì thế, cơ hội trúng tuyển vẫn khả quan dù là đợt xét bổ sung.
Trong đó, UEF dự kiến nhận hồ sơ bổ sung phương thức học bạ đến trước ngày 5/10. Dù thí sinh xét tuyển bằng phương thức nào ở đợt xét tuyển nào tại UEF, các bạn cũng được áp dụng chính sách học bổng, chất lượng giáo dục, điều kiện môi trường và giá trị bằng cấp như nhau.
Với hơn 50% thời lượng học tập bằng tiếng Anh, chương trình song ngữ giúp sinh viên nâng cao năng lực ngoại ngữ bên cạnh chuyên môn, kỹ năng. Sinh viên có thể theo học chương trình quốc tế gồm học kỳ quốc tế, trao đổi sinh viên, chuyển tiếp 2 2, 3 1 sang các trường đại học uy tín của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đan Mạch… hoặc học 4 năm tại Việt Nam để nhận tín chỉ tương đương. Nhiều chương trình trao đổi, giao lưu sinh viên quốc tế cũng được nhà trường tổ chức thường xuyên.
Bên cạnh đó, sinh viên được tham quan thực tế, học tập, kiến tập tại doanh nghiệp, giới thiệu chỗ thực tập phù hợp là những doanh nghiệp đối tác uy tín của UEF trong và ngoài nước. Trường tạo điều kiện phát triển toàn diện, giúp sinh viên tự tin thích ứng trong mọi môi trường làm việc với những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật. Các bạn được học tập trong điều kiện vật chất hiện đại, thoải mái.
Thí sinh xét học bạ bổ sung vào trường không chỉ tăng cơ hội trúng tuyển mà còn nhận thêm học bổng với giá trị từ 25%, 30%, 50% và 100%.
Để nộp hồ sơ xét tuyển học bạ bổ sung vào UEF, thí sinh tiến hành theo 1 trong 3 cách sau: Nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ trung tâm tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế – Tài Chính TP.HCM, 141-145, Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM hoặc gửi hình ảnh hồ sơ qua địa chỉ Zalo của trường: uef.edu.vn/zalo.
Vì sao thí sinh vẫn chần chừ chưa đăng ký nguyện vọng khi 'hạn chót' đang đến gần?
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã nhắc nhở và các chuyên gia khuyên thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 sớm để tránh gặp rủi ro, nhưng đa phần thí sinh chưa đăng ký, vì sao?
Nguyễn Đức Quang (ở Yên Bái) cho biết, em không đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm nên mọi nguyện vọng của em đều đổ dồn vào phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT.
"Em vẫn đắn đo chưa đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học bởi ngành nghề, trường học mà em mong muốn, với quỹ điểm hiện tại chỉ ngang bằng điểm chuẩn năm 2021. Em dự định trong ngày hôm nay mới bắt đầu thực hiện đăng ký".
Thí sinh nghe tư vấn xét tuyển đại học năm 2022 tại Hà Nội.
"Một phần là em muốn có thời gian để tham khảo thêm và phân tích khả năng trúng tuyển của các trường. Nhưng phần khác là do mấy ngày trước em đã mất nhiều thời gian để thực hiện đăng ký nhưng hệ thống liên tục báo lỗi, dù thao tác đăng ký không quá khó đối với em", Nguyễn Châu An - thí sinh dự định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Y tế công cộng năm nay cho biết.
Theo thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến 17 giờ, ngày 17/8, cả nước có trên 940.800 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022; trong đó, 577.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng. Tổng số lượng nguyện vọng là trên 2,7 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,7 nguyện vọng.
Như vậy, tính đến thời điểm này, chỉ còn đúng 2 ngày nữa là hết thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT nhưng vẫn còn hơn 30% thí sinh chưa đăng ký khi "hạn chót" đang đến rất gần.
Để tránh tình trạng này, nhiều chuyên gia khuyến cáo thí sinh không nên để đến ngày cuối cùng (20/8) mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Theo các chuyên gia, thận trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học là cần thiết nhưng không vì thế mà thí sinh tự đẩy mình vào thế khó khi vào những ngày cuối rất dễ xảy ra sai sót, khó kiểm soát, khó điều chỉnh. Với những thí sinh đã xác định rõ nguyện vọng, ngành nghề yêu thích cũng không nên thay đổi vào những ngày cuối.
Tư vấn cho thí sinh để hạn chế những rủi ro không đáng có, PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam khuyên, ở giai đoạn "nước rút", các em cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển càng sớm càng tốt, đề phòng hệ thống bị nghẽn, tránh những sơ sẩy không đáng có.
Theo quy định, sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh vẫn được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần đến trước 17 giờ ngày 20/8. PGS.TS Trần Quang Tiến lưu ý, ngoài việc chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, thí sinh cần nghiên cứu kỹ từ tổ hợp xét tuyển cho đến mã ngành, mã trường để việc đăng ký được chính xác, không có sai sót. "Mỗi phương thức xét tuyển có tỷ lệ chỉ tiêu tuyển nhất định, nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình thích nhất bằng phương thức xét tuyển sớm thì nên đăng ký ngành đó là nguyện vọng 1".
Đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 Tính đến 17h00 chiều 16/8 đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,6 nguyện vọng. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đã có hơn 563 nghìn thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 trên hệ...