Chạy nước rút giao hàng, nhiều đơn vị phục vụ xuyên Tết
Các đơn vị giao nhận hàng hóa đang chạy nước rút kịp giao hàng tới tay khách hàng trước chiều 29 Tết.
Tuy nhiên vẫn có đơn vị hoạt động xuyên 3 ngày Tết tại các thành phố lớn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao.
Hành khách gửi xe máy từ TP.HCM – Bình Định trên những chuyến xe cuối năm – Ảnh: CÔNG TRUNG
Chiều 30-1 (nhằm 28 Tết), ghi nhận quanh khu vực bến xe Miền Đông ( quận Bình Thạnh, TP.HCM), các nhà xe đang gấp rút đưa hàng lên xe để nhanh chóng giao trước 29 Tết.
Tại nhà xe chuyên chạy tuyến TP.HCM – Gia Lai, khách hàng vào ra liên tục để gửi hàng. Một số nhà xe chỉ nhận hàng cuối cùng vào ngày 28 và tạm nghỉ Tết.
Anh Nhân, quản lý trưởng nhà xe trên, cho biết những ngày cận Tết, lượng hàng vận chuyển tăng đột biến, đơn vị của anh phải huy động một lực lượng nhân viên hùng hậu làm việc từ sáng sớm tới tận tối để giải quyết đơn hàng.
Video đang HOT
Nhiều nhà xe đang chạy nước rút kịp giao hàng cho khách trước chiều 29 Tết. Trong hình: một nhà xe ở khu vực bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) – Ảnh: CÔNG TRUNG
“Chỉ nhận hàng nốt hôm nay, sắp xếp đơn vận chuyển để kịp mai giao cho khách là xong. Anh em tạm nghỉ vài ngày mới hoạt động lại” – anh Nhân nói và khẳng định cước vận chuyển vẫn như những ngày gần đây chứ không có chuyện sát Tết tăng giá đột biến.
Tùy theo kích thước và cân nặng, vị trí giao hàng sẽ có mức giá khác nhau. Ví dụ thùng hàng dưới 10kg chuyển từ khu vực bến xe Miền Đông đến bến xe Đăk Đoa, giá cước khoảng 50.000 – 100.000 đồng.
Việc gửi hàng hóa bằng xe khách về các tỉnh miền Trung cũng đang “ nóng” vào sát Tết. Tại khu vực cầu Bình Lợi, nhà xe Đệ Nhất, Danh Thủy nhận chuyển hàng gửi từ TP.HCM đến Bình Định trên những chuyến xe cuối cùng của năm.
Không chỉ nhà xe mà cả đội ngũ shipper cũng nhộn nhịp giao đơn hàng Tết. Thậm chí, có một số shipper bỏ làm ở các công ty ra chạy giao hàng bên ngoài với thu nhập cao hơn.
Đến 28 Tết, nhiều công ty chuyển phát như Viettel Post, Nhất Tín Logistics, Giao Hàng Nhanh, Nasco Express… đã thông báo “nghỉ Tết”.
Dù vậy vẫn có nhiều doanh nghiệp giao hàng đã “bật đèn” hoạt động xuyên Tết, phục nhu cầu mua sắm, ăn uống và giải trí xuyên suốt dịp Tết của người tiêu dùng.
Ông Phan Bình – giám đốc thương hiệu của J&T Express – cho biết đơn vị này đã chủ động hoạt động xuyên 3 ngày Tết tại các thành phố lớn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao. Tại các quận huyện thuộc Hà Nội và TP.HCM, sẽ có một số bưu cục duy trì hoạt động bình thường.
Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử vẫn hoạt động bán hàng và giao hàng xuyên suốt như dịch vụ Tiki giao hàng xuyên Tết, áp dụng cho các sản phẩm TikiNOW 2H, TikiNOW 3H và sản phẩm thuộc cửa hàng TikiDELI tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Tương tự, Shopee sẽ triển khai chương trình “Shopee Tết Sale – Giao hàng xuyên Tết”.
Đường sắt đề xuất cơ chế vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) một số giải pháp cấp bách và dài hạn nhằm nâng cao sản lượng, hiệu quả công tác vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt.
Theo đó, để thúc đẩy nâng cao năng lực tổ chức hiệu quả tuyến vận tải đường sắt đến châu Âu và ngược lại, cũng như với Trung Quốc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất các cơ quan có thẩm quyền triển khai 5 nhóm giải pháp cấp bách và 2 nhóm giải pháp mang tính dài hạn.
Với nhóm giải pháp cấp bách, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Tổng cục Hải quan bố trí nhân viên, thời gian làm thêm để giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt (hiện Hải quan tại một số ga đường sắt còn chưa làm đủ toàn thời gian do đang làm việc theo chế độ phòng chống dịch).
Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sản lượng và hiệu quả công tác vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt (Ảnh: BGT).
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiến nghị với Đường sắt Trung Quốc và Chính quyền sở tại Quảng Tây, Hà Khẩu mở hoạt động lại Trung tâm kiểm định thực vật tại ga Bằng Tường, ga Sơn Yêu làm cơ sở tiếp nhận trái cây, nông sản bằng đường sắt; đồng thời tăng thêm số lượng hàng trái cây (hiện có 9 loại) được phép vận chuyển qua đường sắt.
Đơn vị này mong muốn Bộ GTVT và tỉnh Bắc Giang sớm bổ sung ga Kép thành ga liên vận quốc tế. Bên cạnh đó, các địa phương có ga đường sắt tạo điều kiện kết nối bãi hàng với đường bộ và không cấm tải các đoạn đường bộ kết nối với bãi hàng, nhà ga.
Đặc biệt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung danh mục các sản phẩm lắp ráp, chế tạo đầu máy, toa xe vào và danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chủ động việc đầu tư đóng mới đầu máy, toa xe.
Với các cơ chế, chính sách dài hạn, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nghiêm túc, đầy đủ Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 để giúp phát triển đồng bộ, toàn diện mạng lưới đường sắt quốc gia.
Để có đủ nguồn hàng vận tải liên vận đường sắt quốc tế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển sang xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch để rút ngắn thủ tục, thời gian thông quan cũng như có được kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa để có thể vận chuyển được bằng đường sắt.
Từ đầu năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đặc biệt vận tải hành khách đã giảm sâu. Trước tình hình đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xác định tập trung vận tải hàng hóa, trong đó phát triển mạnh vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.
Năm 2021, sản lượng vận tải hàng hóa liên vận quốc tế bằng container tăng cao, trong đó hàng xuất là 8.200 container, hàng nhập là 11.000 container và hàng quá cảnh là 3.400 container, tăng ít nhất 180% so với năm 2020.
Tuy nhiên, do hiện nay hệ thống kho, bãi hàng tại các ga còn thiếu, không đủ tiêu chuẩn và không được kết nối với các loại hình vận tải khác là điểm nghẽn dẫn đến hàng hóa bị ách tắc, giảm năng lực thông qua.
Hệ thống bãi hàng tại các ga chưa có được bãi hàng đủ tiêu chuẩn vận hành container, đặc biệt là container lạnh. Mặt khác hiện chỉ có các ga: Đồng Đăng, Lào Cai, Yên Viên, Hải Phòng có tổ chức thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (có hải quan) nên khi khối lượng tăng thì tập trung ở ga Đồng Đăng, Yên Viên nên dẫn đến ách tắc.
Vừa kiểm soát dịch bệnh, quận 7 vừa xây dựng hàng loạt cầu, mở rộng hẻm Năm 2021 mất đến 4-5 tháng chống dịch, chính quyền quận 7, TP.HCM vẫn kịp vận động cùng người dân hiến đất mở rộng 11 con hẻm, xây 3 cây cầu dân sinh với tổng kinh phí là 35 tỉ đồng, trong đó có 16,5 tỉ từ nguồn xã hội hóa. Cầu 1005 Trần Xuân Soạn trước khi nâng cấp (ảnh trái) và...