“Chạy nước rút” cho kỳ thi vào lớp 10
Chỉ còn gần 10 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021 của Hà Nội sẽ bắt đầu. Từ nhiều năm nay, đây luôn được xem là kỳ thi căng thẳng bởi độ cạnh tranh cao khi chỉ có khoảng 60-62% học sinh lớp 9 có suất vào các trường THPT công lập.
Ảnh minh họa
So với các năm trước, kỳ thi năm nay còn áp lực hơn khi học sinh phải nghỉ học ở trường suốt 3 tháng vì dịch COVID-19.
Những ngày này, dù thời tiết nắng nóng nhưng học sinh lớp 9 tại Hà Nội vẫn mệt nhoài “chạy nước rút” ôn tập để chuẩn bị bước vào kỳ thi. Không chỉ học tại trường, nhiều học sinh còn bận rộn với lịch ôn tại các “lò” luyện thi hoặc tăng ca buổi tối cùng giáo viên kèm tại nhà với mong ước giành được suất vào lớp 10 trường THPT công lập.
Em Nguyễn Hồng Hải, học sinh Trường THCS Tân Mai (Hà Nội) cho biết: Mặc dù năm nay không phải thi thêm môn thứ 4, song do tính cạnh tranh của kỳ thi khá cao nên việc ôn thi vẫn rất căng thẳng. Dù điểm tổng kết các môn trên lớp của Hải đều cao nhưng em không dám chủ quan. Ngoài học ôn tại trường, em còn đăng ký khóa học online để luyện thêm các môn vào buổi tối tại nhà.
Cũng theo chia sẻ của Hồng Hải, sở dĩ em chọn việc luyện thi online bởi hình thức ôn thi này tiết kiệm được cả thời gian đi lại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cũng như giảm chi phí hơn so với việc thuê gia sư hay ôn thi trực tiếp tại các trung tâm.
Chị Bùi Ngọc Linh, phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 cũng cho biết: “Cả tháng nay, ngày nào con gái tôi cũng học đến 12h đêm. Tuy điểm thi thử ở trường của con cũng khá cao, các môn đều trên 8 điểm, nhưng con vẫn không khỏi lo lắng. Bản thân tôi cũng rất căng thẳng, nhưng vẫn phải động viên con không nên quá áp lực, tạo tâm lý thoải mái để bước vào kỳ thi”.
Video đang HOT
Để chia sẻ áp lực với học sinh, nhiều trường THCS tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội cũng đã lên kế hoạch “tăng tốc” ôn tập cho học sinh khi các em quay lại trường sau 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19.
Tại Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, nhà trường đã lên phương án hoàn thành chương trình học của lớp 9 sớm hơn. Sau khi hoàn thành chương trình học kỳ II, nhà trường chỉ xếp thời khóa biểu cho các em 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ để tăng cường hơn lượng kiến thức thi vào lớp 10.
một số trường THCS tư thục, ngoài việc tổ chức ôn tập theo cách thức truyền thống, nhà trường còn sáng tạo thêm một số cách thức mới giúp học sinh có thể thoải mái tiếp nhận kiến thức trong giờ ra chơi như xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm, chiếu trên màn hình led cỡ lớn ở sân trường.
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD&ĐT cho biết: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm học 2020-2021 có một số điểm mới, học sinh chỉ còn 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Điểm xét tuyển dựa trên điểm 3 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có), trong đó, Toán và Ngữ văn tính hệ số 2.
Điểm mới thứ hai là năm nay, môn Ngoại ngữ sẽ bỏ thi tự luận và chỉ thi trắc nghiệm khách quan, chấm thi bằng phần mềm máy tính.
Thứ ba, để giảm áp lực cho học sinh dự thi, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định ngày 17/7, thí sinh dự thi Ngữ văn và chiều là Ngoại ngữ. Sáng 18/7 học sinh sẽ dự thi môn Toán. Các môn thi chuyên vẫn giữ nguyên thứ tự môn thi.
Thứ tư, năm học 2020-2021, lần đầu tiên Hà Nội bổ sung môn ngoại ngữ tiếng Hàn trong thi tuyển sinh lớp 10 và triển khai dạy ngoại ngữ Hàn vào một số trường THPT. Theo đó, học sinh có thể đăng ký dự thi môn ngoại ngữ bằng một trong 5 ngoại ngữ bất kỳ gồm Anh, Pháp, Đức, Hàn, Nhật không nhất thiết là ngoại ngữ được học ở bậc THCS.
Điểm mới thứ 5 mà thí sinh cần đặc biệt lưu ý là quy định rút ngắn thời gian nộp hồ sơ, nhập học với các trường THPT công lập bắt đầu từ ngày 12-8 đến hết 15/8 thay vì kéo dài 15 ngày như năm 2019-2020. Riêng trường ngoài công lập, tự chủ tài chính… vẫn giữ nguyên thời gian nhập hồ sơ 15 ngày.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và ào tạo về điều chỉnh nội dung học kỳ II, công tác ra đề thi lớp 10 năm nay của Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ được thực hiện theo tinh thần tinh giảm, đề thi sẽ giảm độ khó so với năm học trước để bảo đảm quyền lợi của học sinh do nghỉ học dài ngày vì COVID-19.
Do vậy, các bậc cha mẹ cần tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái để giúp con đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/7 với 3 môn thi gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Năm nay, toàn thành phố Hà Nội có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 6.685 học sinh so với năm học 2019-2020.
Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến 62% số học sinh sẽ vào trường THPT công lập, 2,6% vào trường THPT công lập tự chủ, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập, 7,5% số học sinh vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên và 7,9% số học sinh tham gia học nghề.
Thi vào lớp 10: Quyết liệt cuộc đua "lách cửa" trường công
Lựa chọn nguyện vọng làm sao để có được suất vào lớp 10 trường công đang là bài toán khiến nhiều học sinh, phụ huynh "đau đầu".
Quay cuồng với ôn tập và thi thử
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội tăng nhẹ so với năm trước, song kỳ thi dự báo vẫn sẽ căng thẳng do chênh lệch giữa thí sinh tốt nghiệp THCS và chỉ tiêu. Dự kiến số lượng học sinh (HS) tuyển vào trường THPT năm học 2020 - 2021 là 90.730 HS (tăng 5.776 HS so với năm học 2019 - 2020). Như vậy, sẽ có khoảng 4 vạn HS tốt nghiệp THCS sẽ phải học trường ngoài công lập, hệ GDTX, trường nghề. Điều này cho thấy sức cạnh tranh vào trường công lập, thậm chí là một số trường dân lập cũng được dự báo là căng thẳng. Kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 17 và 18/7 với 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, Toán học và Ngoại ngữ.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa bước vào kỳ thi, các trường THCS đang gấp rút hoàn thành chương trình học lớp 9 và ôn tập, trang bị kiến thức cho HS. Tại Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai), cô Trần Thị Thanh Vân cho biết, trường có hơn 100 HS lớp 9. Nhà trường đã xây dựng đề cương, ôn tập cho HS theo các nhóm đối tượng. Với nhóm đối tượng yếu kém, nhà trường dành nhiều thời gian hơn để giúp các em nắm vững kiến thức. Hiện trường chỉ tập trung tăng cường cho khối lớp 9 cả sáng và chiều, với những HS yếu giáo viên phải kèm đến 9-10h đêm.
"HS được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập ở cùng một khu vực tuyển sinh, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1", ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết.
Cô Vũ Thanh Tiến, Trường THCS Chu Văn An (Thanh Trì, Hà Nội) cũng cho biết: "Năm nay trường có 141 HS lớp 9. Ngay từ khi các em quay trở lại trường vào tháng 5 sau đợt dài nghỉ dịch, nhà trường đã ưu tiên xây dựng kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9 để chuẩn bị thi vào 10. Các thầy cô sẵn sàng có mặt từ 6h30 sáng để đón lớp và có hôm phải ở trường đến 9h tối để dạy cho các em có mong muốn ôn luyện thêm. Đến thời điểm này, ngoài các bài kiểm tra khảo sát của trường còn có 3 bài kiểm tra do Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì tổ chức. Khi có kết quả, nhà trường đã tổ chức tư vấn chọn nguyện vọng (NV), thành phần gồm có giáo viên chủ nhiệm, bộ 3 giáo viên môn Văn - Toán - Anh và phụ huynh để xem với kết quả đó HSnên đăng ký vào trường nào để có khả năng trúng cao.
Một thầy giáo dạy lớp 9 tại một trung tâm giáo dục cho biết, trước ngày hạn chót nộp phiếu đăng ký NV các con vẫn miệt mài làm thêm các bài kiểm tra đánh giá để có được điểm dự kiến sát nhất với khả năng để "chốt" việc chọn trường.
Chọn nguyện vọng thông minh, trường công rộng mở
Việc HS trúng tuyển vào lớp 10 công lập không phải do điểm thi cao hay thấp mà do tổng điểm tuyển sinh của HS có đáp ứng được điểm chuẩn của một trong các trường chọn lựa NV hay không.
Tại Hà Nội, HS lớp 9 được phát phiếu đăng ký tự dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021. HS nộp phiếu chậm nhất vào ngày 12/6 tại trường nơi đang học lớp 9. Chị Phương Thúy, một phụ huynh có con học lớp 9 chia sẻ: "Kết quả thi học kỳ II, con được 42 điểm nhưng con vẫn quyết ghi NV1 Trường Kim Liên, NV 2 Trường Lê Quý Đôn. Nhà em chọn NV mà như chơi "cá cược" tương lai của con mình. NV cao thì sợ "chết tức tưởi", NV thấp thì lại vào trường không đúng với khả năng. Nghe các con nói chuyện với nhau thấy áp lực quá, thi thử mà cũng "đau tim" nên rất thương, chỉ lo con ốm...".
Cô Trần Thị Thanh Vân phân tích, năm nay số lượng HS dự thi đông và nếu đề thi chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản thì điểm chuẩn có thể sẽ tăng lên nên các con cần tính toán kỹ... Ngay từ đầu năm học, hằng tháng trường đều có bài kiểm tra đánh giá HS. Cuối năm học, giáo viên chia trung bình điểm hằng tháng xem từng em đạt được mấy điểm. Do đó, phụ huynh nắm khá rõ năng lực của con trong suốt cả năm học. Bên cạnh đó, mới đây Phòng GD huyện Thanh Trì ra đề thi học kỳ cũng khá sát với đề thi vào lớp 10... Trên cơ sở đó HS xác định rõ học lực để sắp xếp thứ tự NV một cách thông minh, làm sao có được cơ hội tối đa trúng tuyển. Với HS sức học yếu, nhà trường cũng tư vấn phụ huynh có thể lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng.
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho HS, Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép HS có thể thay đổi NV dự tuyển một lần vào ngày 24 và 25/6/2020. Trước đó, vào ngày 23/6/2020, Sở GD-ĐT sẽ công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT. Dựa vào đó, HS sẽ tính toán được "tỷ lệ chọi" của trường mình đăng ký dự tuyển./.
TPHCM: Hơn 14.000 học sinh không tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Báo cáo công tác chuẩn bị năm học mới 2020 - 2021, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, năm nay số lượng thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là 82.303 em, trong đó đăng ký dự thi lớp 10 thường là 74.912 em, lớp 10 tích hợp là 857 em và lớp 10 chuyên là 6.524 em. Ảnh...