Chạy đua xét tuyển, lọc ảo
Từ nay đến ngày 15-9, các trường ĐH tiến hành tải dữ liệu thí sinh (TS) đăng ký xét tuyển và lọc ảo.
Cùng với đó, hệ thống của Bộ GD-ĐT thực hiện lọc ảo (loại bỏ TS đã đỗ nguyện vọng cao hơn vào trường khác khỏi danh sách dự kiến), sau đó gửi lại kết quả cho các trường. Đến ngày 17-9, các trường công bố điểm trúng tuyển cho tất cả phương thức xét tuyển.
Cán bộ kỹ thuật Trường ĐH Công nghệ TPHCM trực xử lý dữ liệu để tiến hành lọc ảo, xét tuyển ngày 10-9
Lọc ảo liên tục
Trong thời gian từ ngày 4 đến 9-9, các trường ĐH đã tải dữ liệu hồ sơ TS từ hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT và tiến hành xét tuyển. Theo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), để đảm bảo công tác xét tuyển thông suốt, hệ thống tuyển sinh chung đã được nâng cấp để đáp ứng những thay đổi của quy chế tuyển sinh và các văn bản quy định. Sau khoảng thời gian xét tuyển chung, trường ĐH sẽ tải kết quả xét tuyển lần 1 cho tất cả phương thức tuyển sinh lên hệ thống. Từ ngày 7 đến 14 giờ ngày 10-9, Bộ GD-ĐT sẽ trả kết quả xử lý nguyện vọng lần 1, các trường tải về kết quả xử lý nguyện vọng này. Từ ngày 11 đến 15-9, sẽ có thêm 5 lần xử lý nguyện vọng tương tự quy trình mỗi ngày như lần 1. Trước 17 giờ ngày 17-9, các trường nhập mức điểm trúng tuyển và chuyển kết quả xét tuyển lên hệ thống, tiến hành rà soát và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, đối với những TS trúng tuyển có điều kiện (ở các phương thức xét tuyển của từng trường) có thể kiểm tra thông tin đăng ký xét tuyển tại các trường. Các trường cần có website và hệ thống có chức năng để TS tra cứu kết quả trúng tuyển, đồng thời có thể xác nhận nhập học ngay trên hệ thống. Cùng với đó, hệ thống hỗ trợ các trường dữ liệu tuyển sinh để xét tuyển và xử lý nguyện vọng đăng ký xét tuyển, cung cấp thông tin TS trúng tuyển xác nhận nhập học vào các trường. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung tiến hành xử lý nguyện vọng xét tuyển, chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những TS đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà các trường gửi lên hệ thống.
Video đang HOT
Để đảm bảo cho công tác xét tuyển được thông suốt, Vụ Giáo dục Đại học yêu cầu các trường phải triệt để tuân thủ: danh sách TS trúng tuyển chính thức vào trường là danh sách được hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại trường lần cuối; không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này; với TS đã đáp ứng đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, các trường không được xét lại mà phải tải danh sách lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các đối tượng xét tuyển khác.
Sau khi công bố điểm chuẩn, nếu chưa đủ chỉ tiêu, các trường ĐH sẽ tiến hành tuyển bổ sung từ tháng 10 đến tháng 12. TS trúng tuyển xác nhận nhập học trước 30-9 theo hình thức trực tuyến. Nếu có nhu cầu xét tuyển đợt bổ sung, các em thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường.
Trực xét tuyển xuyên đêm
Nếu như năm 2021, việc lọc ảo, xét tuyển chỉ dành cho TS đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thì năm nay quy trình sẽ xử lý ở tất cả phương thức xét tuyển. Do đó, công tác lọc ảo, xét tuyển sẽ căng thẳng và phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, các trường phải cử nhiều cán bộ kỹ thuật, trung tâm xử lý dữ liệu và phòng tuyển sinh… túc trực cả ngày lẫn đêm để thực hiện quy trình lọc ảo, xét tuyển. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết, trường cử 4 cán bộ kỹ thuật và các cán bộ có kinh nghiệm tuyển sinh túc trực 24/24 giờ trong suốt những ngày thực hiện lọc ảo và xét tuyển. Ngoài việc tham gia 6 lần lọc ảo theo quy trình của Bộ GD-ĐT, trường còn tham gia nhóm lọc ảo phía Nam (do ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì).
Theo PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng Phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, trường cử 4 cán bộ kỹ thuật chuyên phụ trách xử lý dữ liệu. Cùng với đó, trường bố trí một trung tâm phần mềm chuyên dụng để xử lý dữ liệu phục vụ công tác lọc ảo, xét tuyển. Trong đợt tải thử dữ liệu vừa qua từ hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT, trường phát hiện dữ liệu bị sai sót, sau đó liên hệ với Bộ GD-ĐT để xử lý. Một vấn đề nhà trường cũng đang băn khoăn là rất nhiều TS trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm (xét tuyển bằng học bạ THPT, điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức) chưa đăng ký xác nhận nguyện vọng trên hệ thống và cả TS chưa nộp được lệ phí xét tuyển, nếu bị loại khi thực hiện xét tuyển thì thiệt thòi cho các em.
Tiến sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), thành viên Ban điều phối nhóm lọc ảo phía Nam, cho biết, tham gia nhóm lọc ảo năm nay có 80 trường. Nhóm sẽ tuân thủ các quy định và sử dụng chung dữ liệu của Bộ GD-ĐT để làm căn cứ trong quy trình lọc ảo nhóm. Xen kẽ 6 lần lọc ảo chung toàn quốc thì nhóm sẽ có 10 lần lọc ảo từ ngày 10 đến ngày 17-9. Trong 2 lần lọc cuối cùng của nhóm, các trường có trách nhiệm giới hạn việc thay đổi tỷ lệ gọi trúng tuyển không quá 10% cho từng ngành, nhóm ngành so với lần trước đó.
Trong khi đó, đại diện nhiều trường phản ánh, hiện có nhiều TS, phụ huynh liên hệ với phòng tuyển sinh trình bày việc chưa thể thực hiện nộp lệ phí xét tuyển do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Những TS này có kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn từ 20-25 điểm và đều trúng tuyển. Nếu vì lý do chưa hoàn thành nộp lệ phí xét tuyển mà loại các em thì thật không công bằng.
Từ ngày 16-9 đến trước 17 giờ ngày 30-9, tất cả TS phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Cơ sở đào tạo không được yêu cầu TS xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 16-9 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17 giờ ngày 30-9. Theo Bộ GD-ĐT, kết thúc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến (ngày 31-8), số nguyện vọng đã thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến đạt 97% tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH. Do năm đầu tiên TS còn bỡ ngỡ với phương thức thanh toán trực tuyến, nên đối với các TS chưa nộp lệ phí xét tuyển, Bộ GD-ĐT sẽ có phương án để tạo điều kiện cho thí sinh tiếp tục hoàn thành theo quy định, không để TS mất cơ hội xét tuyển. Cùng với đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục mở cổng hệ thống để TS nộp lệ phí xét tuyển từ ngày 10 đến 13-9.
Thí sinh cả nước đã đăng ký gần 2,5 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học
Chỉ còn 4 ngày nữa hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học sẽ đóng. Tuy nhiên, theo Vụ Giáo dục đại học, tính đến thời điểm này, cả nước đã có trên 940.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết thêm, tính đến 17 giờ ngày 15/8, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là hơn 548.600. Tổng số lượng nguyện vọng là gần 2,5 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,54 nguyện vọng.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo quy định, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đến trước 17 giờ ngày 20/8. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ thí sinh chắc chắn đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể. Vì thế, các em không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học lưu ý, từ ngày 21/8 đến 17 giờ 00 ngày 28/8/2022: Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin, xác nhận số lượng NVXT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở đào tạo phải có biện pháp kiểm soát các điều kiện sơ tuyển khi yêu cầu thí sinh trong tuyển sinh, không để có tình trạng thí sinh đã trúng tuyển nhưng bị loại khi nhập học do không đủ điều kiện sơ tuyển.
Theo ThS. Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội, để có được "chiến lược" lựa chọn nguyện vọng xét tuyển thành công, thí sinh có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ về các ngành học, xác định rõ bản thân yêu thích hoặc phù hợp ngành học nào? Điều này là quan trọng nhất bởi có đỗ vào ngành yêu thích, hoặc phù hợp thì mới mong chất lượng học tập tốt, ra trường có công việc như mong muốn.
Bước 2: Liệt kê danh mục các trường đại học có tuyển sinh ngành học mà bản thân đã chọn kèm theo điểm chuẩn 2 - 3 năm gần nhất. Nên lựa chọn từ 8 - 12 ngành tương đương với 8 - 12 nguyện vọng.
Bước 3: Chia danh mục thành này thành 3 nhóm. Nhóm 1: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây nhiều hơn điểm tự xác định từ 1 - 3 điểm. Nhóm 2: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây và điểm thi đạt được (có thể hơn kém nhau 1 điểm). Nhóm 3: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây ít hơn điểm thi đạt được từ 1 - 3 điểm
Bước 4: Lựa chọn nguyện vọng. Mỗi nhóm đã chia ở trên phải có ít nhất 1 nguyện vọng được lựa chọn. Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên giảm dần về sự yêu thích và phù hợp của bản thân. Lựa chọn các trường theo một số tiêu chí: Đã được kiểm định chất lượng; có học phí phù hợp với điều kiện gia đình; nhiều học bổng để phấn đấu học tập; tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao; có nhiều ngành nghề đào tạo để có thể học song song 2 văn bằng để tăng cơ hội có việc làm tốt khi ra trường.
Các đại học top đầu ở Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào giữa tháng Tính đến sáng 11/9, nhiều trường đại học đã thông tin thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2022. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, sớm nhất sau 17h ngày 15/9 và muộn nhất trước 17h ngày 17/9, tất cả các trường đại học phải thực hiện tải dữ liệu, thông tin xét tuyển từ hệ thống tuyển sinh...