Chạy đua với thời gian để tìm MH370 khi bí ẩn lún sâu
Thời gian đang chống lại cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Hàng không Malaysia cho dù có nhiều dấu hiệu mới và một quan chức tiết lộ máy bay đã thực hiện một lộ trình khác với những mô tả trước đây.
Nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích
Chiếc máy bay đã bay dọc theo không phận Indonesia khi nó thoát ra khỏi đường đi định sẵn và bẻ ngoặt lộ trình, một nguồn tin cao cấp từ chính phủ Malaysia hôm thứ hai tiết lộ tin này cho CNN. Nguồn tin cho biết, những phân tích mới về đường đi chuyến bay MH370 ám chỉ máy bay có thể đã bay theo một tuyến được thiết kế để tránh phát hiện của radar.
Nhưng tại sao có ai đó lại hướng máy bay theo đường đó, và nó hiện ở đâu?
Những câu hỏi chính này các nhà điều tra đang cố nhanh chóng tìm câu trả lời.
HMS Echo, một tàu của hải quân Anh có thiết bị khám phá hiện đại, đã đi vào khu vực nam Ấn Độ Dương sáng hôm qua, nơi một thủy thủ Trung Quốc phát hiện hai tín hiệu âm thanh. Một tàu hải quân Úc mang công nghệ nghe tinh vi của Mỹ đang điều tra một âm thanh mà nó bắt được ở một khu vực khác của đại dương.
Các nhà điều tra hy vọng tín hiệu này có thể là những đèn hiệu định vị từ các hộp dữ liệu của máy bay, nhưng họ không dám khẳng định. Thời gian sắp hết. Nó có thể chỉ còn vài giờ hoặc vài ngày trước khi những tiếng “ping” trên máy bay dừng phát đi.
Ắc-qui bên trong đèn hiệu, được thiết kế để bắt đầu gởi đi tín hiệu báo động khi một máy bay rơi xuống nước, kéo dài khoảng 30 ngày sau khi thiết bị được kích hoạt. 30 ngày đó đã trôi qua, mặc dù các chuyên gia nói có khả năng chúng có thể kéo dài thêm vài ngày nếu được nạp đầy.
Khi các nhà tìm kiếm cố tìm ra máy bay, các nhà điều tra đang ghép các chi tiết mới về đường đi của máy bay vào với nhau.
Sau khi xem lại dữ liệu theo dõi của radar từ các nước láng giềng, các quan chức giờ kết luận rằng chiếc phản lực chở khách này đã bay cong về phía bắc Indonesia trước khi quặt xuống phía nam hướng ra nam Ấn Độ Dương. Lộ trình này được cho là nhằm tránh bị radar phát hiện.
Nhà phân tích về thi hành luật của CNN, Tom Fuentes, thận trọng với giả thuyết là có một lý do bất chính cho việc lái máy bay bay vòng qua không phận Indonesia. Ông nói: “Tôi nghĩ, máy bay cố tình bay qua đó, nhưng có lẽ họ không cố tình tránh radar vì có quá nhiều radar trong khu vực đó…”.
Các nhà điều tra chưa lý giải được là người nào nghĩ ra việc đưa máy bay đi lệch hướng và lý do của hành động này.
Khả năng rằng máy bay bị cướp bởi một ai đó biết cách lái máy bay thương mại hiện vẫn đang được nghiên cứu.
Video đang HOT
Hiện mọi người kỳ vọng chiếc Echo sẽ tìm ra được chiếc Boeing 777 mất tích với 239 người ngồi bên trong.
Theo VNN
Một vụ án lạ lùng giữa hai người đàn bà sinh năm 1953
Lạ lùng không phải bởi ngay từ cáo trạng đầu tiên, TAND TP.Pleiku, Gia Lai khi thụ lý đã phải trả lại yêu cầu điều tra bổ sung, cũng không phải qua hai phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án "cố ý gây thương tích" giữa hai bà già (sinh 1953) tiếp tục được trả lại để điều tra bổ sung mà vấn đề là nhiều nội dung quan trọng của tòa án đều được cơ quan điều tra cho rằng... không cần thiết. Và 4 năm sau khi đã đình chỉ, vụ án giữa 2 bà già này lại được khôi phục và lúc này, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở đây lại... có sự thống nhất cao.
Ném, chém hay đâm - nhân chứng mỗi người nói một phách
Theo kết luận điều tra số 98 ngày 10.12.2005 của cơ quan CSĐT Công an TP Pleiku, Gia Lai, khoảng 9h ngày 8.6.2005, vì nghi ngờ bà Nguyễn Thị Hữu Hiếu (sinh 1953, trú tại Lê Đại Hành, TP Pleiku) chê vải may áo dài quê mùa khiến khách hàng của bà Phương Thị Thạch (sinh 1953) đã mua rồi nhưng vẫn trả lại hàng, bà Thạch đến nhà bà Hiếu chửi: "Con đĩ, nghèo khố rách áo ôm mà chê vải xịn của tao" rồi lao đến dùng tay đánh vào miệng và xô bà Hiếu ngã xuống đống đồ đang bày bán rồi quay đi.
Bà Phương Thị Thạch và vết thương do bà Hiếu gây ra. Ảnh: Báo CATPHCM
Bà Thạch quay đi thì bà Hiếu vớ ngay chiếc bình hoa ném vào phần chẩm trái phía sau đầu bà Thạch. Bà Thạch quay lại nhặt đá và đồ sành sứ đang bày bán ném về phía bà Hiếu nhưng không trúng, bà Hiếu nhặt mảnh vỡ của bình hoa ném trúng mặt trong cánh tay phải của bà Thạch.
Bà Thạch xông vào, thấy vậy bà Hiếu chạy vào nhà lấy con dao giơ lên dọa, nhằm ngăn cản bà Thạch xông đến. Nhưng khi thấy con trai bà Thạch đến, bà Hiếu vứt dao chạy vào nhà trốn. Sau đó, tại cơ quan điều tra, bà Hiếu đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Theo kết quả giám định sức khỏe của tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai ngày 30.6.2005, bà Thạch có 2 vết sẹo vùng chẩm trái (một vết 5,5 x 0,4cm, một 2 x 0,2 cm), trong cánh tay phải có một vết sẹo hình chữ V (4 x 0,3cm), đốt 2 ngón 3 tay phải có một vết sẹo 2 x 0,2cm. Tổng cộng tổn hại sức khỏe: 14%. Chính vì vậy bà Hiếu đã bị cơ quan CSĐT khởi tố bị can về tội "cố ý gây thương tích."
T òa yêu cầu điều tra bổ sung, công an và viện kiểm sát cho rằng ... không cần
Khi thụ lý hồ sơ vụ án này, TAND TP.Pleiku đã trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều nội dung, trong đó có hai nội dung:
Thứ nhất, nạn nhân khi vào viện khai là "bị chém", còn lời khai của các nhân chứng có rất nhiều mâu thuẫn.
Người khai là bà Hiếu ném bình hoa, người nói là bà Hiếu cầm dao chém, người bảo bà Hiếu dùng mảnh lọ hoa đâm... Trong khi cáo trạng lại kết luận rằng: "Hiếu dùng bình đựng hoa đang bày bán ném trúng đầu bà Thạch, hai bên tiếp tục dùng mảnh vỡ bình bông ném nhau thì Hiếu ném trúng mặt trước cánh tay phải của bà Thạch".
Thế nhưng, cơ quan điều tra chưa làm rõ thực tế vết thương mặt trước cánh tay phải của bà Thạch là do hành vi ném hay đâm của bị can gây ra; chưa làm rõ được động cơ nào mà những người làm chứng có lời khai mâu thẫn với nhau và có những lời khai không đúng thực tế.
Hai là, biên bản hỏi cung bị can có nhiều chỗ bị tẩy xóa. Biên bản đối chất có chỗ bị sửa chữa nhưng không có sự xác nhận bằng chữ ký của họ.
Tuy nhiên, công văn số 10 của VKSND TP Pleiku ngày 23.5.2006 vẫn cho rằng: "VKS kết luận theo nội dung cáo trạng là phù hợp với lời khai nhận của bị can và lời khai của nhân chứng Lê Thị Nga".
Không chấp nhận nội dung này, một lần nữa, tòa án có công văn số 03 ngày 7.8.2006 yêu cầu điều tra bổ sung: Có hay không việc bà Thạch chủ động sang nhà chửi bị cáo, dùng tay đánh vào miệng và xô bị cáo ngã vào gian hàng bình đựng hoa mà bị cáo đang bày bán trước nhà, sau đó bà Thạch còn dùng bình hoa của bị cáo đang bán ném về phía bị cáo, để từ đó khắc phục sự việc hai bản cáo trạng có nội dung khác nhau và khác với nội dung của kết luận điều tra; Tiến hành đối chất giữa bị cáo, người bị hại và những người làm chứng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án; Làm rõ có hay không việc bị cáo dùng vỏ bình hoa đâm người bị hại và nếu có thì vì sao cơ quan điều tra không thu giữ vật chứng này; Thực nghiệm điều tra để làm rõ thực tế bị cáo đã thực hiện hành vi dùng bình hoa "ném" hay "đập" vào đầu bà Thạch; Trưng cầu giám định lại thương tích của bà Thạch.
Tuy nhiên, bản kết luận điều tra bổ sung số 02 ngày 12.8.2008 của cơ quan CSĐT công an TP.Pleiku vẫn cho rằng không cần thiết phải thực nghiệm điều tra, không cần thiết phải đối chất. Ngày 29.10.2008, một lần nữa tòa án nhân dân TP.Pleiku ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung với nhiều nội dung, trong đó vẫn tiếp tục yêu cầu phải đối chất và thực nghiệm điều tra để làm rõ: Bà Thạch có dùng tay tát vào miệng bị cáo gây chảy máu, xô bị cáo ngã vào nơi bị cáo bày đồ sành sứ hay không; Bị cáo đã thực hiện hành vi dùng bình hoa "ném" hay "đập" vào đầu bà Thạch và trưng cầu giám định lại thương tích của bà Thạch.
4 lần giám định cho 4 kết quả khác nhau
Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án nêu rõ những lời khai của các nhân chứng đầy mâu thuẫn: Lúc chém, lúc ném và lúc thì đâm.
Có lẽ do quá mệt mỏi với các yêu cầu giám định đi, giám định lại của các cơ quan tham gia tố tụng, ngày 28.10.2008, tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai có công văn số 679 gửi VKS và công an TP.Pleiku "đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại cho bà Phương Thị Thạch tại cơ quan giám định cấp trên".
Lý do được đưa ra là "trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều vướng mắc, có nhiều đơn thư khiếu nại của người bị hại cũng như bị can, phát sinh một vấn đề mới, nghi ngờ về kết quả giám định...".
Điểm lại quá trình giám định cho thấy:
Lần 1, ngày 30.6.2005, giấy chứng nhận giám định pháp y số 209 là 4 vết thương "đa vết thương phần mềm có ảnh hưởng chức năng đau: 14%";
Giám định sức khỏe lần 2 ngày 14.2.2005, VKS chỉ yêu cầu giám định 3 vết thương (trừ đi vết thương ở đốt 2, ngón 3 tay phải), kết luận còn là 13%;
Đến lần thứ 3, tổ chức giám định pháp y thừa nhận 2 lần giám định trước dùng câu "đa vết thương phần mềm " là chưa chính xác, nên thống nhất xếp tỉ lệ 12%.
Nếu 3 lần giám định đầu do tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai thực hiện, thì lần cuối, ngày 29.12.2008, bộ phận thường trực phía Nam Viện pháp y Quốc gia thực hiện đã kết luận: "Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại là 3%."
Đây cũng là lý do, sau 3 lần VKSND thành phố Pleiku ra cáo trạng và 2 lần xét xử sơ thẩm (đều bị trả hồ sơ điều tra bổ sung), ngày 4.6.2009, cơ quan CSĐT TP.Pleiku ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự về tội "cố ý gây thương tích."
Lời khai dựa vào đơn của chị Thạch (nạn nhân) theo thừa nhận của chính các nhân chứng tại biên bản của chi hội phụ nữ địa phương họp (ảnh phải).
Những câu hỏi không thể không đặt ra
Theo Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong thời hạn 15 ngày theo luật định, VKS không có văn bản nào để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra, thì VKS không còn thời hạn để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra bị can của Công an TP.Pleiku.
Nhưng mãi hơn 4 năm sau, ngày 26.6.2013, VKSND TP.Pleiku mới ra quyết định số 01 "Hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra vụ án" của công an thành phố.
Tiếp đó, tại bản án hình sự sơ thẩm số 33 ngày 11.3.2014, Hội đồng xét xử đã tuyên: Bị cáo Nguyễn Thị Hiếu phạm tội "cố ý gây thương tích" theo Khoản 2, Điều 146 Bộ luật hình sự với mức 18 tháng tù, cho hưởng án treo.
Nhưng, sau bản án này dư luận không thể không đặt ra hàng loạt câu hỏi:
Thứ nhất, việc các cơ quan tham gia tố tụng cùng thống nhất lấy kết quả giám định lần 1 (thương tật 14%), bỏ qua kết quả giám định của Viện pháp y Quốc gia (thương tật 3%) liệu có thỏa đáng?
Thứ hai, vụ án có thể có kết luận điều tra chính xác không khi còn nhiều điều chưa được làm rõ. Đó là, khi xảy ra vụ án, không có biên bản khám nghiệm hiện trường; vật chứng quan trọng của vụ án là cổ lọ hoa bằng sứ bị vỡ nham nhở được cho là hung khí lại không thu được; lúc đầu kết luận điều tra nói là khoảng cách giữa 2 người đánh nhau là 4 mét (nên chỉ là ném bình hoa vào nhau), nhưng khoảng cách đó sau chỉ còn lại là 1 mét (nên đối tượng mới dùng lọ hoa đập và đâm vào nạn nhân)...
Thứ ba, trong hồ sơ điều tra cho thấy, lời khai của các nhân chứng là dựa vào lời kể của nạn nhân và lời khai của các nhân chứng này rất mâu thuẫn nhau: Lúc thì bị can Hiếu "chém", lúc là "ném" và lúc lại là "đâm". Còn bản thân nạn nhân lúc đầu cũng khai là bị chém. Vậy các lời khai này liệu có đủ khách quan để tin cậy? Tại sao cơ quan điều tra không cho đối chất, không cho làm thực nghiệm, không làm rõ đâu là động cơ của những lời khai nhân chứng rất không có cơ sở này như yêu cầu của tòa án?
Thứ tư, nếu như 3 cáo trạng lần đầu của VKS ND TP.Pleiku đều đề nghị áp dụng Khoản 1 Điều 146 BLHS thì cáo trạng lần thứ 4 cũng của chính viện này lại áp dụng Khoản 2 thì liệu có thỏa đáng?
Thứ năm, liệu kết luận điều tra cũng như cáo trạng vừa qua đã đạt được những yêu cầu điều tra bổ sung của tòa án TP.Pleiku từ 3 lần trước chưa, nếu chưa, thì đâu là lý do khiến hội đồng xét xử ngày 11.3.2014 vừa qua lại không nhắc gì đến nó nữa?
Theo Văn Hải
Lao Động
Phải hiểu thế nào về cảnh sát giao thông? 9h ngày 6.3.2014, báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời thượng tá Trần Thanh Trà - Phó Trưởng phòng PC67 Công an TPHCM - đề nghị báo chí: Khi viết về cảnh sát giao thông (CSGT), nên tránh cách viết gây hiểu lầm, định kiến trong nhân dân. Thông tin này được đưa ra song song với việc...