Chạy đua vào trường điểm: Vất vả mẹ, khổ con!
Trong khi nhiều phụ huynh quay cuồng chạy vào trường điểm tiểu học cho con thì một số khác lại chọn con đường “hiền hòa” hơn: trường “xóm”. Đặc biệt, các chuyên gia giáo dục khẳng định: “Nên chọn trường gần nhà, chọn cô giáo quan tâm học sinh chứ không nhất thiết chạy đua vào trường điểm”.
Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, các bậc phụ huynh lại chạy đôn chạy đáo lo xin học cho con.
Sợ thành tích “ảo”
Sau một thời gian nhờ người chạy vào một trường điểm tại quận Đống Đa (Hà Nội), chị Hạnh Ngân (quận Hoàng Mai) quyết định chọn trường tiểu học gần nhà để nhập học cho con. Chị Ngân cho biết, nghe nhiều phụ huynh có con học trước chia sẻ, thực ra tốn kém, nhờ vả mãi mới xin được vào trường điểm nhưng được một thời gian mới thất vọng. Thực tế, một số trường do mang danh “điểm” nên học sinh có thành tích học tập “ảo”. Ngoài ra, cha mẹ luôn phải lo lắng lễ tết giáo viên… rất mệt mỏi. Vì vậy, chị quyết định chọn một lớp học ở trường tiểu học bình thường gần nhà để con mình được chăm tốt hơn.
Phụ huynh Thúy Hoa (khu tập thể Bách khoa, Hà Nội) cho biết, ở trường điểm hoặc trường dân lập, môn ngoại ngữ được chú trọng nhiều hơn. Trong khi ngoại ngữ chỉ là phương tiện, không phải toàn diện nên tốt nhất, chọn trường nào, các cháu được giáo viên chăm sóc cẩn thận chu đáo. Đặc biệt, nhiều trường điểm, sĩ số tầm 60 học sinh, cô giáo quan tâm sao xuể? Nhiều cô toàn phải đọc cho các cháu chép. Vì thế, chị cho con học trường thường, sau đó cho cháu học ngoại khóa.
Chị Anh Thi, phụ huynh có 2 con theo học ở Trường dân lập Đoàn Thị Điểm chia sẻ, học trường điểm công lập tưởng rẻ nhưng không hề rẻ. Ở trường tiểu học dân lập mang tiếng học phí đắt nhưng chị đã thử làm một phép tính thì thấy, trường tư chỉ chênh tiền khoảng 3 phần so với chi phí ở trường điểm công lập. Ở trường công lập, học sinh phải học thêm ở lớp và học thêm ở ngoài để lấy kiến thức, học thêm kĩ năng sống, ngoại ngữ… Chưa kể, gia đình phải quan tâm lễ tết cho cô giáo cũng khá mệt mỏi. Tuy nhiên, ở trường dân lập, học sinh được đi sâu vào kĩ năng sống nhiều hơn. Các gia đình có quan điểm “thoáng” thì thích cách học như vậy, tuy nhiên có gia đình lại cho rằng như thế trẻ chơi quá nhiều cũng không tốt. Việc thi đầu vào ở trường điểm dân lập rất vất vả…
Video đang HOT
“Chết đuối” vì quá sức trẻ
Ngày 26/3, trả lời câu hỏi, có nên bằng mọi giá cho con vào trường điểm không, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho rằng, các gia đình không nên chọn thương hiệu trường điểm, mà chọn những trường có không gian tốt, môi trường hay, sân rộng, cây mát, cơ sở vật chất đang được đầu tư và quan trọng là gần nhà để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. Điều cần nhất ở độ tuổi này là có nhiều tiết tăng cường về mỹ thuật, âm nhạc, thể dục nên cần chọn cho con mình môi trường tốt, giáo viên có điều kiện chăm sóc. Lên cấp THPT, phụ huynh mới nên chọn trường bởi đây là độ tuổi các em cần hoà nhập cộng đồng, tiếp thu những kiến thức sâu rộng.
Cũng theo ông Tiến, do áp lực tuyển sinh nên hầu như trường điểm nào cũng đang có sĩ số khoảng 60 học sinh/lớp. Đặc biệt, năm nay lứa “heo vàng” vào lớp 1 của TP Hà Nội có khoảng hơn 10.000 cháu. Con số này không quá lớn nhưng trường thì không “nở” ra, còn người học vẫn tăng khiến các trường áp lực. Vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho các quận huyện phân tuyến tuyển sinh để san sẻ học sinh ra những trường bình thường. Đặc biệt, sắp tới, Sở GD&ĐT sẽ có chuyên đề nghiên cứu về việc không nên cho trẻ con đi học “tiền lớp 1″. Theo đó, chính các giáo viên tiểu học cho biết, học sinh đi học trước, nếu không có nội lực sẽ không theo kịp. Có học sinh nhiều nhất là hết học kì I, sẽ hết vốn, học sa sút.
Trước đó, ngày 25/3, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học. “Tôi đã tiếp xúc với nhiều giáo viên và đều nhận được câu trả lời, học sinh học trước thường hay sao nhãng học tập và đuối dần so với những bạn đang hào hứng học vì không học trước chương trình. Việc học trước cũng dẫn tới nguy cơ mắc phải những lỗi, tật rất khó sửa chữa, khắc phục như tư thế ngồi, cách cầm bút… Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn không tạo áp lực cho học sinh lớp 1 bằng việc không lấy điểm học kỳ I, tuy nhiên nhiều học sinh vẫn phải nhận điểm 1 – 2, thậm chí là điểm 0 ngay khi mới vào học khiến cả học sinh lẫn phụ huynh đều chịu áp lực lớn. Về điều này, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về việc đánh giá học sinh tiểu học chỉ bằng nhận xét thay vì cho điểm để không gây áp lực cho học sinh”, ông Định chia sẻ.
Theo Lương Mỹ
Gia đình & Xã hội
Trắc nghiệm chọn ngành nghề: Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh
Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh năm 2013 (diễn ra ngày 11/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội) là phần trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm chọn ngành nghề theo khả năng và sở thích của bản thân.
Các sĩ tử có thể thử sức, khám phá và chọn lựa những ngành nghề phù hợp với sở thích qua hệ thống 40 máy tính kết nối internet được Ban tổ chức bố trí.
Gian hàng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up thu hút sự quan tâm của các học sinh, sinh viên yêu thích ngành CNTT.
Năm nay, chương trình có sự góp mặt của 120 gian tư vấn của hơn 80 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh các trường Đại học, Cao đẳng chính quy vốn đã quen thuộc với các bạn thí sinh như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, Đại học Văn hóa..., Ngày hội Tư vấn tuyển sinh còn có sự "góp mặt" của nhiều cơ sở, trung tâm, chương trình đào tạo quốc tế. Đặc biệt, những gian hàng thuộc khối ngành đào tạo CNTT chiếm khá đông và thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, học sinh. Đơn cử như hai gian hàng của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up (Trường Đại học FPT)...
Đoàn diễu hành của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up luôn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người bởi gam màu cam nổi bật.
Với môi trường học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, thời gian học ngắn chỉ trong khoảng từ 2 - 3 năm, bằng cấp được công nhận rộng rãi trên thế giới, chương trình học của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các thí sinh.
Em Nguyễn Anh Đức, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều chia sẻ: "Dự định của em là sẽ thi ngành Công nghệ thông tin để có thể thực hiện ước mơ trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Qua chương trình này, em mới biết thêm mình có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi ước mơ ấy. Ngoài lựa chọn là các trường đào tạo công lập về CNTT, em đang phân vân giữa FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up. Em sẽ suy nghĩ thật kỹ rồi mới đưa ra quyết định của mình".
Nhằm tạo điều kiện để các học sinh ở xa có thể tham gia Ngày hội, Ban tổ chức đã sắp xếp các chuyến xe đưa đón hơn 6000 thí sinh. Nhiều sĩ tử ở ngoại thành cũng tự túc xe cộ để tới tham dự ngày hội.
Em Nguyễn Thị Hoa, học sinh Trường THPT Quang Trung cho biết: "Qua sự giới thiệu của các thầy cô giáo, chúng em biết được thông tin và tham gia chương trình này. Sáng nay, tụi em quyết định bắt xe buýt lên đây để tìm hiểu. Em thấy các gian hàng đều được trang trí rất đẹp, mỗi gian lại có những màu sắc thu hút khác nhau. Em ấn tượng nhất với gian hàng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up".
Nhiều bạn trẻ viết phiếu đăng ký với hy vọng sẽ nhận được quà trong trò chơi bốc thăm trúng thưởng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up.
Ngoài hoạt động chính là cung cấp thông tin tuyển sinh, tại Ngày hội còn có rất nhiều hoạt động đặc sắc khác như chương trình tặng chữ của Đại học Văn hóa, chương trình bốc thăm may mắn và hoạt động diễu hành gây chú ý của sinh viên Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up...
Theo dân trí
Chê bai và khen ngợi Khi học trong nước, cô học trò tự nhận mình rất kém, tự ti. Nhưng khi sang nước bạn, em trở nên mạnh dạn, tiến bộ bất ngờ...Điều khác biệt với cô học trò là ở nước ngoài, em không còn sợ làm sai hay bị ám ảnh bởi những lời chê bai, trách mắng. Cô là cựu sinh viên Trường ĐH Bách...