Chạy đua siêu ứng dụng tại Việt Nam: Khi tiền không phải là tất cả
Các siêu ứng dụng đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, nhưng để một siêu ứng dụng trở nên phổ biến và được nhiều người dùng yêu thích thì bên cạnh số tiền đầu tư còn cần nhiều yếu tố khác.
Khái niệm siêu ứng dụng đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
Với sự phổ biến của smartphone, những ứng dụng di động đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, không chỉ giúp đáp ứng những nhu cầu về công việc, mà còn cả nhu cầu về giải trí, mua sắm, liên lạc…
Nhưng tại sao bạn phải cài đặt hàng chục ứng dụng khác nhau, khi chỉ cần một ứng dụng duy nhất trên smartphone là đã có thể đáp ứng mọi thứ bạn cần?
Các siêu ứng dụng đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay
Giả sử vào ngày mai, bạn muốn đặt bữa sáng rồi đi xem phim với vài người trong nhóm bạn thân. Bạn có thể dùng ứng dụng đặt đồ ăn, ứng dụng đặt xe để đi lại, mua vé xem phim… Nhưng thay vì phải cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau trên smartphone để thực hiện những điều này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tất cả những điều này thông qua một ứng dụng duy nhất trên smartphone, đó chính là một siêu ứng dụng.
Nói một cách đơn giản, siêu ứng dụng là ứng dụng di động cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau, thông qua một giao diện di động duy nhất. Chẳng hạn người dùng có thể mua sắm trực tuyến, đặt đồ ăn, mua vé xem phim, thanh toán tiền… thông qua một ứng dụng duy nhất. Người dùng chỉ cần cài đặt siêu ứng dụng trên smartphone,
Các siêu ứng dụng rất tiện lợi và tiết kiệm được cho người dùng dung lượng lưu trữ, vốn sử dụng cho những ứng dụng riêng lẻ.
Cuộc đua “đốt tiền” để phát triển siêu ứng dụng
Video đang HOT
Kể từ thời điểm giữa năm 2018, khi Grab lần đầu tiên mang khái niệm “siêu ứng dụng” đến thị trường Việt Nam, cuộc đua phát triển siêu ứng dụng tại Việt Nam đã trở nên “ nóng” và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone lớn nhất thế giới, khi tính đến tháng 5/2021, Việt Nam có khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone, tương đương 64% dân số.
Grab là một trong những siêu ứng dụng đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam, mở đường cho “ cuộc đua siêu ứng dụng”
Sau Grab, nhiều tên tuổi khác tại Việt Nam cũng đi theo hướng đi đa dạng hóa dịch vụ, có thể kể đến những cái tên như Zalo, Shopee, Momo hay VinID… Ngày càng nhiều các siêu ứng dụng được xuất hiện tại Việt Nam, khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ngoài “cuộc đua” để cạnh tranh về các tính năng, thì một cuộc đua “đốt tiền” để quảng bá thương hiệu, khuyến mãi để thu hút người dùng… cũng đang trở nên gay cấn giữa các nhà phát triển siêu ứng dụng. Điều này đòi hỏi các nhà phát triển cần phải có một nguồn lực mạnh về tài chính để vượt lên trên các đối thủ.
Tiền không phải là tất cả
Thực tế đã chứng minh rằng, “cuộc đua đốt tiền” đã thực sự phát huy được hiệu quả, khi những siêu ứng dụng có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng các chế độ chăm sóc người dùng hấp dẫn đã nhanh chóng thu hút được một lượng người dùng lớn.
Tuy nhiên, “cuộc đua đốt tiền” không thể kéo dài mãi mãi. Các siêu ứng dụng vẫn cần những nét riêng, những ưu điểm và tính năng hữu ích để tạo dấu ấn cho người dùng, giúp các siêu ứng dụng có thể vượt trội hơn so với các đối thủ.
Một trong những tiêu chí mà các siêu ứng dụng đang nhắm đến đó là tính cộng đồng và những tính năng hữu ích giúp đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng. Các siêu ứng dụng ngày nay đang ngày càng tích hợp thêm nhiều tính năng và các ứng dụng nhỏ vào bên trong mình, chẳng hạn Grab từ một ứng dụng đặt xe đã trở thành một siêu ứng dụng với nhiều tính năng như ví điện tử, giao hàng, mua đồ ăn, thương mại điện tử… từ đó đáp ứng được nhu cầu từ một lượng lớn người dùng thông qua một ứng dụng duy nhất trên smartphone.
Các siêu ứng dụng ngày càng được đầu tư về các tính năng, dịch vụ để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của người dùng
Các nhà phát triển siêu ứng dụng cũng đang tiếp tục xây dựng và tích hợp thêm nhiều tính năng, dịch vụ cho sản phẩm của mình nhằm hướng đến cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận.
Ngoài ra, các nhà phát triển cũng thường xuyên trích ra doanh thu từ siêu ứng dụng để xây dựng các quỹ hỗ trợ cộng đồng, thực hiện các chương trình thiện nguyện… như một cách để quảng bá thương hiệu và quan trọng hơn để tri ân đến người dùng.
Trong tương lai, cuộc chạy đua siêu ứng dụng chắc chắn sẽ còn gay cấn hơn, với sự xuất hiện của nhiều cái tên mới, những điều này sẽ giúp cho các siêu ứng dụng trở nên đa dạng hơn trong nhiều lĩnh vực, giúp đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của người dùng. Hơn ai hết, chính người dùng sẽ được hưởng lợi từ cuộc chạy đua công nghệ này.
Phát hiện nhiều ứng dụng tưởng hay ho nhưng lại rất nguy hại, người dùng smartphone cần gỡ gấp
Những ứng dụng độc hại này khiến ai đã tải chúng về đều có thể gặp nguy hiểm về bảo mật và rò rỉ thông tin.
Mới đây, cây viết Max Weinbach của trang Android Police đã lên tiếng cảnh báo về loạt ứng dụng độc hại giả mạo Showbox - ứng dụng phát trực tuyến phim và các chương trình truyền hình miễn phí từng rất được yêu thích trên Android.
Những ứng dụng chứa phần mềm độc hại này được phân phối trên kho ứng dụng Galaxy Store và khiến những ai đã tải chúng về đều có thể gặp nguy hiểm về bảo mật.
Một ứng dụng xem phim miễn phí giả mạo được phân phối trên Galaxy Store
Theo Max Weinbach, anh đã phát hiện ra một số ứng dụng giả mạo Showbox được phân phối trên Galaxy Store. Khi thử tải về, anh đã nhận được cảnh báo Play Protect của Google.
Khi thử phân tích các ứng dụng giả mạo bằng dịch vụ VirusTotal, Max Weinbach đã nhận được nhiều cảnh báo như "phần mềm nguy hiểm", "phần mềm gian lận quảng cáo"... Một số ứng dụng thậm chí còn yêu cầu nhiều quyền truy cập - vốn dĩ không hề cần thiết với một ứng dụng chiếu phim miễn phí - như quyền truy cập vào danh bạ, nhật ký cuộc gọi và điện thoại của người dùng.
Một loạt cảnh báo được đưa ra khi thử phân tích các ứng dụng giả mạo bằng dịch vụ VirusTotal
Android Police đã liên hệ với nhà phân tích bảo mật Android linuxct để tìm hiểu thêm thông tin về những ứng dụng độc hại này. Kết quả cho thấy, các ứng dụng khi được phân phối trên Galaxy Store không có mã độc bên trong, tuy nhiên, phần mềm độc hại sẽ được tải xuống sau khi người dùng cài đặt.
Galaxy Store của Samsung không hiển thị số lượt cài đặt, nhưng bên dưới các ứng dụng độc hại có đến hàng trăm đánh giá, bao gồm một số đánh giá cảnh báo phần mềm độc hại từ những người đã tải về ứng dụng.
Khi Android Police liên hệ với Samsung để hỏi về vấn đề trên, công ty đã không trả lời ngay lập tức. Tương tự, Max Weinbach cũng gửi email cho một số nhà phát triển ứng dụng được đề cập, nhưng không nhận được hồi âm hoặc bị gửi trả lại.
Người dùng được khuyến cáo chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các nguồn an toàn hơn như Google Play
Nhà phát triển Showbox đã lên tiếng cảnh báo rằng, ứng dụng này đã ngừng hoạt động được gần hai năm, và các trang web hoặc ứng dụng hiện có trên thị trường đều là giả mạo.
Trong thời gian chờ đợi phản hồi, người dùng được khuyến cáo chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các nguồn an toàn hơn như Google Play, mặc dù cửa hàng của Google đôi khi gặp vấn đề về phần mềm độc hại.
Một ứng dụng có hàng chục triệu người dùng bị phát hiện rao bán thông tin, hãy cảnh giác nếu bạn đã tải về! Ứng dụng có khoảng 33 triệu người theo dõi này rao bán dữ liệu vị trí của người dùng smartphone cho "bất kỳ ai có nhu cầu muốn mua chúng". SamMobile dẫn báo cáo mới đây từ The Markup cho biết, một ứng dụng có khoảng 33 triệu người theo dõi này rao bán dữ liệu vị trí của người dùng cho "bất...