Chạy bộ có tốt cho người mắc buồng trứng đa nang không?
Người mắc buồng trứng đa nang tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân.
Tuy nhiên, chạy bộ có phải là bài tập tốt nhất cho người bệnh?
1. Chạy bộ có lợi gì với người bệnh mắc buồng trứng đa nang
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 8 -13% phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản mắc buồng trứng đa nang.
TS. Pratibha Singhal, chuyên gia sản phụ khoa tại Ấn Độ cho biết, nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng và bị kháng insulin, có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, người bệnh buồng trứng đa nang còn có biểu hiện:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Lông tóc phát triển quá mức.
Xuất hiện mụn trứng cá.
Hói đầu theo kiểu nam giới.
Buồng trứng có thể to ra và chứa các nang trứng bao quanh trứng, dẫn đến rụng trứng không đều.
Kháng insulin.
Các vấn đề về khả năng sinh sản.
Video đang HOT
Thay đổi tâm trạng…
Tập thể dục trong đó có chạy bộ có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của bệnh, cụ thể:
- Chạy bộ làm giảm tình trạng kháng insulin và nguy cơ mắc đái tháo đường: Chạy bộ giống như các hình thức tập thể dục aerobic khác, giúp tăng cường khả năng sử dụng insulin hiệu quả của cơ thể. Điều này rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường, vì nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang bị kháng insulin.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh buồng trứng đa nang.
- Thúc đẩy giảm cân : Chạy bộ thường xuyên có thể giúp kiểm soát hoặc giảm cân nặng. Kiểm soát cân nặng rất quan trọng để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong hội chứng buồng trứng đa nang, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt không đều và sản xuất androgen dư thừa.
- Cân bằng hormone: Chạy bộ thường xuyên có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng cách cân bằng nồng độ hormone, giúp rụng trứng đều đặn hơn và có khả năng cải thiện khả năng sinh sản. Chạy bộ cũng có thể làm giảm nồng độ hormone nam (androgen), có thể làm giảm các triệu chứng như mụn trứng cá và mọc nhiều lông.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần : Chạy bộ kích hoạt giải phóng endorphin, chất hóa học “cảm thấy thoải mái” tự nhiên của cơ thể, có thể làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm thường liên quan đến buồng trứng đa nang.
- Có thể tăng khả năng sinh sản: Bằng cách cải thiện sự cân bằng nội tiết tố và giảm cân, chạy bộ có thể thúc đẩy quá trình rụng trứng, TS. Singhal cho biết. Điều này rất quan trọng đối với những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang đang cố gắng thụ thai.
- Giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và chạy bộ có thể giúp tim khỏe mạnh hơn và cải thiện lưu thông máu, làm giảm nguy cơ này.
Ngoài ra, chạy bộ thường xuyên cũng có thể giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh, bảo vệ chống lại bệnh tim
2. Làm thế nào để chạy bộ đúng cách?
- Bạn nên bắt đầu bằng bài khởi động từ 5 đến 10 phút như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ nhẹ để làm nóng cơ và khớp.
- Giữ tư thế thẳng đứng, giữ vai thư giãn và vung tay tự nhiên. Đảm bảo bàn chân của bạn tiếp đất dưới hông để giảm thiểu tác động.
- Hít thở sâu, đều đặn và cố gắng duy trì nhịp điệu ổn định phù hợp với tốc độ chạy bộ.
- Sau khi chạy, hãy dành 5 đến 10 phút để hạ nhiệt bằng cách chạy bộ nhẹ hoặc đi bộ chậm, sau đó là các động tác kéo giãn để cải thiện độ linh hoạt và giảm đau nhức cơ.
- Chú ý tăng dần tốc độ chạy và khoảng cách để tránh chấn thương.
3. Khi nào nên tránh chạy bộ ở người mắc buồng trứng đa nang?
- Bạn nên tránh chạy bộ nếu có các triệu chứng bệnh nghiêm trọng như mệt mỏi hoặc đau đớn tột độ. Thay vì gắng sức, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh tật có thể trầm trọng hơn khi tập thể dục.
- Đang bị căng thẳng đáng kể hoặc tập luyện quá sức. Có thể có lợi khi nghỉ ngơi hoặc tập các bài tập tác động thấp để ngăn ngừa kiệt sức.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh 'nhà giàu'
BV Nội tiết Trung ương thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh đái tháo đường type 2 trẻ tuổi. Phần lớn bệnh nhân thường có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ít vận động...
Hệ lụy do lười vận động, lạm dụng đồ ăn nhanh
Mới đây, Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân tên P.T.T, (16 tuổi, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới sau 7 ngày dùng thuốc nhưng đường huyết không ổn định.
Trước đó, T đau đầu, chóng mặt khoảng 10 ngày thì đi khám tại bệnh viện tỉnh và được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Khi được chuyển về Bệnh viện Nội tiết Trung ương, T được kết luận mắc đái tháo đường - rối loạn chuyển hóa, kháng insulin, béo phì độ 2 (cao 1m70 và nặng 90 kg), gai đen vùng cổ, buồng trứng đa nang.
Lối sống hiện đại, lười vận động, ăn đồ ăn nhanh... dễ dẫn tới béo phì, rối loạn chuyển hóa. (Ảnh minh họa).
Theo chia sẻ, bà nội và bà ngoại bệnh nhân đều mắc đái tháo đường. Thiếu nữ này thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, chiên rán, ít vận động và ngồi hàng giờ đồng hồ. Hai năm gần đây, bệnh nhân tăng cân nhanh bất thường.
Ngoài thuốc điều trị, các bác sĩ cũng đã hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập thể lực để cải thiện cân nặng; hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh đái tháo đường - rối loạn chuyển hóa đang gặp phải.
Cùng thể trạng béo phì hơn 90kg và đang điều trị tại đây, N.H.A (27 tuổi, Hà Nội) cho biết tình cờ một hôm, cô gái này đi tiểu nhiều lần trong ngày. Vài ngày sau, bệnh nhân bị phát ban, ngứa khắp người nên đã đi khám da liễu. Bác sĩ nói chỉ số đường huyết của cô cao quá nên đã giới thiệu sang bệnh viện nội tiết.
Khi đó, chỉ số đường huyết của H.A ở mức rất cao nên được chỉ định điều trị nội trú. Trong 2 tuần ở đây, H.A đã chứng kiến không ít hình ảnh bệnh nhân mắc đái tháo đường gặp biến chứng phải tháo khớp, đoạn chi, suy thận mạn, biến chứng tim mạch...
"Vào đây nghe bác sĩ giải thích cơ chế bệnh, em mới biết chính thói quen thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nướng, gà rán cộng thêm tính chất công việc chỉ ngồi văn phòng, nặng ký nên lười vận động thể dục thể thao... là nguyên nhân gây bệnh rối loạn chuyển hóa này", H.A chia sẻ.
Thay đổi thói quen để phòng đái tháo đường
BS Lâm Mỹ Hạnh, Phó trưởng Khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho hay nếu trước đây đái tháo đường type 2 hay gặp ở người lớn tuổi, thì nay tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc đái tháo đường chiếm khoảng từ 20-30%.
"Chính việc ăn uống thiếu tiết chế dẫn tới thừa cân béo phì và lối sống tĩnh tại là 2 yếu tố nguy cơ khiến cho người trẻ tiến gần đến căn bệnh đái tháo đường", BS Hạnh cho biết.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường type 2 ở người trẻ thường là thể trạng thừa cân, béo phì; Có yếu tố gia đình, có thành viên trong nhà như bố, mẹ, anh em mắc đái tháo đường; Có lối sống tĩnh tại, lười vận động và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, giàu năng lượng. Nữ giới trẻ tuổi nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
Để nhận diện sớm căn bệnh này, BS Hạnh cho biết cần lưu ý các dấu hiệu như khát nước nhiều, tiểu nhiều, sút cân nhiều, vết thương lâu liền, mệt mỏi, tê bì tay chân cảm giác như kiến bò, kim châm hoặc nhìn mờ .
Tiết lộ món ăn có thể giúp nam giới đẩy lùi gan nhiễm mỡ Các nhà nghiên cứu Ý đã chỉ ra một giải pháp thú vị cho quý ông bị gan nhiễm mỡ nhưng không thích ăn cá hay đậu. Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Tiêu hóa quốc gia Saverio de Bellis, Đại học Palermo và Bệnh viện Đại học Policlinico (Ý) phát hiện việc tiêu thụ đúng loại thịt có thể hỗ trợ...