Cháu vừa chích ngừa và đang điều trị viêm mũi, nhưng giờ lại có thai…
Giờ cháu phải làm sao ạ? Liêu cháu có để được không? Và có ảnh hưởng gì không? Cháu nên giữ lại hay…?
Bác sĩ ơi, giúp cháu với!
Cháu chậm kinh 4 ngày, dùng que thử thì thấy có em bé rồi. Cháu mới lấy chồng và chưa có bé nào cả. Đáng nhẽ phải vui thì cháu lại lo lắng vì:
Ngày 23/11, cháu có đi tiêm phòng 1 mũi Rubella tổng hợp và 1 mũi cúm mùa. Ngày 13/12, cháu lại tiêm mũi 3 Viêm gan B.
Từ tuần trước đến giờ cháu lại đang uống thuốc điều trị viêm mũi dị ứng.
Cháu định chữa mũi xong, kiêng đủ 3 tháng cháu mới có em bé vậy mà lại lỡ…
Giờ cháu phải làm sao ạ?
Video đang HOT
Liêu cháu có để được không? Và có ảnh hưởng gì không?
Cháu nên giữ lại hay…?
Đứa con đầu tiên của cháu. Cháu không muốn mất nó tí nào. Nhưng cháu lo lắm, BS ơi!
Đối với vacxin sống (quai bị, rubella, thủy đậu, cúm) cần tiêm trước khi mang thai 1 tháng.
Với các vacxin ngừa viêm gan siêu vi B là vacxin bất hoạt, nên không gây nguy hiểm cho mẹ và thai, ngay cả khi tiêm chưa đủ vẫn có thể tiêm nhắc trong lúc mang thai.
Với vacxin virus sống, được khuyên không nên tiêm khi có thai, nhưng cũng hiếm khi thấy các vacxin này gây ra dị dạng thai. Do vậy nếu đã lỡ tiêm các loại vacxin này thì cũng không có chỉ định phá thai.
Các loại thuốc cháu dùng (uống và xịt) để điều trị viêm mũi dị ứng có chống chỉ cho phụ nữ có thai. Cháu cần ngưng sử dụng thuốc ngay và phòng bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách: đeo khẩu trang y tế thường xuyên để ngừa viêm mũi dị ứng đồng thời tránh mắc các bệnh về hô hấp trong 3 tháng đầu thai kỳ, tránh bụi khói thuốc lá… vệ sinh mũi bằng dung dịch Nacl 0,9%.
Tóm lại, cháu nên khám và theo dõi thai ở BV Phụ sản Trung ương Hà Nội hoặc các BV sản khoa lớn có đầy đủ phương tiện làm các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi, kết hợp khám và tư vấn viêm mũi dị ứng bởi BS Tai Mũi Họng cháu nhé.
Chúc cháu mọi điều tốt lành!
Theo AloBacsi
Kỳ lạ bé 10 tuổi mang thai
Các bác sĩ khoa ung bướu Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã phẫu thuật thành công một trường hợp "thai trong thai" cực hiếm ở bé trai 10 tuổi.
Bé trai này nhập viện do đau bụng vùng hạ sườn trái. Theo lời người nhà, bé đã đau âm ỉ một tháng nay nhưng mọi người tưởng bé đau bụng bón nên không chú ý. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một khối u hình dạng giống một thai nhi thu nhỏ nằm ở hông trái của bé.
Bé được nhập viện và chụp tiếp CT scan bụng, kết quả có một khối u kích thước 14x13x12 cm gồm mô đặc, mô mỡ, mô xương kèm với hộp sọ, cột sống và xương sườn chiếm gần hết hạ sườn bên trái của bé. Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng, các bác sĩ kết luận đây là trường hợp thai trong thai hiếm gặp.
Khi mổ ra thấy khối u chính là một thai nhi nặng khoảng 1,4kg. ThS.BS Vũ Trường Nhân, phẫu thuật viên chính trong êkíp mổ, cho biết tình trạng "thai trong thai" là khi em bé mới sinh đã có một bào thai khác hoàn chỉnh nằm trong người. Đây thực chất là những cặp song sinh cùng trứng nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà trong quá trình phát triển của phôi thai xảy ra tình trạng phôi này trùm lên phôi kia khiến phôi nằm trong phôi. Do vậy, khi sinh ra em bé đã có sẵn một bào thai nằm trong bụng. Y khoa gọi là hiện tượng song sinh phát triển không hoàn chỉnh, rất hiếm với tỉ lệ gặp là một trên nửa triệu ca.
Để đủ điều kiện gọi là thai trong thai thì bào thai được lấy ra trong bụng em bé phải có những bộ phận tay, chân, bộ phận sinh dục... và nhất thiết phải có cột sống. Các trường hợp khác cũng giống thai trong thai nhưng không có cột sống thì không gọi là thai trong thai mà chỉ là bướu quái dạng thai (tỉ lệ gặp nhiều hơn).
BS Nhân cho biết để phòng tránh các dị dạng thai nhi nói chung, trong thời kỳ thai nghén, đặc biệt là ba tháng đầu, các bà mẹ nên cẩn trọng, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tia phóng xạ và chỉ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn cho sản phụ, không tự ý uống thuốc không rõ loại dù là thuốc bổ, tân dược hay thảo dược.
Sản phụ cũng nên theo dõi thai định kỳ và nên tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai. Khi siêu âm phát hiện thai nhi có gì bất thường nên được các bác sĩ tiền sản tại bệnh viện nhi tư vấn để có quyết định chính xác về tình trạng của thai nhi sau này.
Theo BS Trương Anh Mậu (Tuổi trẻ)
Phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella và quai bị cho trẻ Nếu người mẹ mang thai nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ là rất nguy hiểm. Vì, vi-rút rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển, và gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc mắc bệnh tim bẩm sinh dị dạng...