Cháu tôi bị đuổi học

Theo dõi VGT trên

Kính gửi Diễn đàn Dân trí! Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định gửi đến tòa soạn bài viết về trường hợp cháu tôi bị đuổi học, với mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn có nhiều năm kinh nghiệm về ngành sư phạm

Cháu tôi bị đuổi học - Hình 1

(minh họa từ internet)

… Nhất là trao đổi về các hình thức dạy dỗ và kỷ luật áp dụng với học sinh THCS.

Gia đình em trai tôi sinh được một cháu trai đầu lòng vào năm 2001, vào thời điểm mẹ của cháu mang thai cháu thì gia đình chúng tôi (cả vợ chồng em trai tôi) gặp nhiều khó khăn, nên em dâu tôi cũng vất vả cả về vật chất lẫn tinh thần. Có lẽ do vậy, khi sinh cháu được 9 tháng thì phát hiện cháu có vấn đề liên quan đến bệnh bại não.

Chúng tôi đều rất buồn và thương cháu, lo sau này cháu khó có thể đến trường nên sẽ bị thất học. Nhưng rồi nhờ sự chữa trị kịp thời, đến 6 tuổi cháu được đi học bình thường như các bạn cùng trang lứa, kết quả học tập của cháu cũng khả quan. Tôi đã rất mừng vì không phải lo lắng đến viễn cảnh cháu bị thất học nữa.

Sau này, khi tôi chuyển về ở gần gia đình em trai và có điều kiện gần cháu hơn, tôi trực tiếp đưa và đón cháu đi học vào những hôm bố mẹ cháu bận công việc. Tôi quan sát từ xa các hành động của cháu với bạn bè, cùng với kiểm tra tư duy nhìn nhận vấn đề cuộc sống và học tập của cháu trong thời gian học tại trường tiểu học Yên Hòa, Hà Nội, tôi có thể kết luận như sau:

- Về khả năng học Toán thì cháu cũng sáng dạ và có tư duy khá tốt.

- Vềcách thể hiện với cuộc sống cháu có hơi “tồ” hơn bạn bè, không được khôn “lỏi” như nhiều đứa trẻ cùng lứa. Do vậy rất hay bị các bạn tập trung lại trêu đùa.

-Vềgiao tiếp với bạn bè thì có vấn đề mà tôi quan tâm: Cháu rất thích đùa vui bằng câu nói (đùa vô tư và không ác ý) với bạn bè, và cũng thường bị nhiều bạn tập trung trêu đùa lại. Khi bị bạn bè tập trung trêu đùa mình mình, cháu cảm thấy bị ức chế và rồi có khi thiếu kiềm chế lại hay đánh nhau với bạn. Tôi đã thường phân tích, khuyên cháu nên coi đó như là chuyện bình thường, không cần tức giận. Cháu lại cười…

Video đang HOT

Dù vậy, tôi nhận thấy vấn đề của cháu là ở nhận thức, chưa phân biệt rõ như thế nào là bình thường hay không bình thường. Nên tôi cũng bắt đầu uốn nắn, hướng cho cháu tự tập suy nghĩ nhận thức được các vấn đề liên quan đến bản thân để cháu tự hiểu như thế nào là bình thường và không bình thường. Để từ đó cháu tự đưa ra những lời nói và hành động hợp lý….Tôi thấy cháu nhận thức được vấn đề cũng rất nhanh.

Năm nay cháu bắt đầu học lớp 6 tại trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội, cũng là thời điểm tôi thường xuyên nhắc nhở bố mẹ cháu tập cho cháu cách suy nghĩ để có những hành động và cách ứng xử phù hợp với các vấn đề trong cuộc sống. Cũng là để cháu có khả năng thích nghi và ứng xử tốt hơn với bạn bè.

Cólần tôi đến đón thì cháu chạy ra và khóc nức nở kể: – Bác ơi, cháu bị bạn A đấm vào mặt… Nhìn vết sưng tấy đỏ trên mặt cháu, tôi rất đau lòng, nhưng nghĩ chuyện trẻ con và biết cháu có tật nên tôi phải quát: – Bác và bố mẹ cháu sẽ không giải quyết việc này thay cho cháu. Cháu phải báo cáo cô giáo chủ nhiệm để cô giáo xử lý. Mà cháu cũng phải tập cách kiềm chế khi bị các bạn trêu đùa…

Mấy hôm sau tôi hỏi: Cháu đã báo cô giáo chủ nhiệm chưa? Cháu nói: – Báo cô rồi ạ và cô bảo để cô xử lý. Rồi cháu lại cười….

Nhưng rồi cuối học kỳ 1, cháu bị nhà trường không cho ngủ trưa tại lớp như các bạn khác với lý do cháu nghịch làm các bạn không ngủ trưa được. Đến giữa tháng 2 năm nay thì nhà trường ra quyết định đuổi học cháu với lý do: cháu nghịch và hay đánh nhau. Tôi không rõ cháu nghịch như thế nào và đánh nhau bao nhiêu lần trong học kỳ 1 tại lớp, nhưng khi ở nhà tôi không bao giờ thấy cháu nghịch đùa có một chút nguy hiểm nào hay một ác ý nào, mà chỉ là sự nghịch vô thức của trẻ con.

Tôi không hiểu cách hành động của trường THCS Nam Trung Yên – Hà Nội như vậy là đã hợp lý chưa? trình tự đuổi một học sinh còn nhỏ tuổi như vậy có đúng không? Nhưng như thế hệ tôi thì khi học sinh nghịch hoặc đánh nhau nhiều, nhà trường có thể phạt từ hình thức nhẹ đến nặng… Kể cả có thể bị phạt quỳ gối cả buổi hoặc đi lao động vệ sinh trường, chứ không thể ra một quyết định đuổi học “nhanh và nhẹ nhàng” đến như vậy.

Tôi cũng đã từng học với bạn bị tàn tật hoặc bị thiểu năng về trí tuệ, hoặc với các các bạn vào diện “đầu gấu” không chịu học mà chỉ phá quấy hay bắt nạt các bạn khác trong lớp. Nhưng cuối năm học thì nhà trường mới quyết định bạn đó được lên lớp hay bị học lại, còn chúng tôi vẫn phải luôn phải học chung với các bạn như vậy.

Xét cho cùng, khi trưởng thành thì tôi thấy phải làm việc với nhiều người luôn tìm cách gây khó dễ cho mình hay hại mình là điều tất yếu của cuộc sống, và mình vẫn nên vui vẻ thích nghi.

Với trường hợp cháumình, tôi xin khẳng định là cháu hay trêu đùa nhưng chỉ bằng câu nói, chứ không bao giờ đùa ác ý hay chủ động gây sự trước với bạn bè. Cháu chỉ thiếu kiềm chế khi bị bạn bè “tập trung gây sự trước”. Vậy tại sao nhà trường lại đuổi học cháu khi kỳ 2 vừa mới bắt đầu?

Tôi tha thiết mong được tòa soạn cho đăng tâm sự và thắc mắc của tôi lên Diễn đàn, để tôi nhận được sự phải hồi từ các bạn hiểu biết về sư phạm và các nhà sư phạm chân chính. Nếu cháu bị đuổi học như vậy là đúng thì chúng tôi xin vui lòng tiếp nhận sự thật. Nếu không, hãy cho cháu được đến trường để tiếp tục theo học.

Phan Hồng Giang

( 41 tuổi, là kỹ sư Điện tử-Viễn thông, ở phường Xuân Khanh,Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Theo dân trí

Nên bỏ quy định đuổi học

Một cơ hội để sửa chữa, một cơ hội để yêu thương và nhận lấy yêu thương, một cơ hội để được tha thứ..., đó là những gì các em học sinh nên được nhận.

Hiện nay các nhà trường đều áp dụng việc kỷ luật học sinh dựa vào thông tư 08 ban hành tháng 3-1988. Sau này, trong điều lệ trường trung học cũng có quy định về kỷ luật học sinh nhưng vẫn bám vào thông tư 08. Theo thông tư này thì các mức kỷ luật học sinh gồm có khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm.

Nhiều thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục bày tỏ quan điểm nên sửa quy định kỷ luật theo hướng bỏ mức "đuổi học" mà thay thế bằng hình thức khác.

"Đuổi học là thô bạo"

Các mức kỷ luật trên đều quy định khá chung. Vì thế mỗi nhà trường cần có bộ quy định xử lý kỷ luật riêng cùng các biện pháp giáo dục đi kèm với hình phạt. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường quan tâm tới việc này một cách thấu đáo. Có một số trường đã vận dụng quy định "đuổi học" vội vã.

"Trừ những học sinh nghiện ma túy, mắc tội hình sự, còn những sai phạm khác đuổi học là thô bạo. Vì đuổi học sinh thì các em đi đâu? Ai sẽ tiếp tục giáo dục? Ai có trách nhiệm với những hành vi sai phạm của các em này sau khi bị đuổi học?" - ông Phan Trọng Ngọ, viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm ĐH Sư phạm Hà Nội, đặt vấn đề.

Nên bỏ quy định đuổi học - Hình 1

Một quyết định đuổi học một năm vì học sinh phạm lỗi vô lễ với giáo viên và sử dụng điện thoại trong giờ học - Ảnh: V.H.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, có những lớp có tới 50% học sinh cha mẹ ly tán hoặc phải sống xa cha mẹ. Nếu đuổi học, nếu chỉ áp dụng những chế tài lạnh lùng, cứng nhắc mà không tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi thì các em sẽ không phục, không thay đổi. "Trả về gia đình, trả về địa phương là cách làm phủi sạch trách nhiệm" - thầy Lâm nhận xét.

ThS Hà Hữu Thạch - hiệu trưởng Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) - cho rằng khi một học sinh bị đuổi học là nhà trường đã không thành công trong việc giáo dục. Ông Thạch nói vào đầu năm học, trường sẽ phổ biến những điều học sinh cần lưu ý để tránh bị kỷ luật. Trường cũng giải thích những từ ngữ trong thông tư 08 như "phạm lỗi có hệ thống" là như thế nào cho học sinh hiểu. "Trường vẫn áp dụng thông tư 08 về kỷ luật học sinh ban hành năm 1988 của Bộ GD-ĐT. Việc xử lý kỷ luật học sinh là do trường vận dụng theo hướng uốn nắn, giáo dục các em. Trường chưa bao giờ áp dụng hình thức đuổi học một năm với học sinh, nhưng tôi nghĩ rằng điều này vẫn cần thiết với những học trò phạm lỗi nặng, nhiều lần và cần có sự hỗ trợ giáo dục của gia đình, địa phương" - thầy Thạch nói.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Đình Thịnh - hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - cho rằng nên viết lại thông tư cho phù hợp hơn. "Giáo dục là một sự kiên trì - thầy Thịnh đưa ra quan điểm - Nhà trường như một xã hội thu nhỏ nên việc học sinh mắc lỗi này lỗi kia là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu xem học trò như con, những người ở trường là cha mẹ thì dù con lỗi lầm gì đi chăng nữa cha mẹ cũng không thể từ con. Đó là chưa kể cứ mười em phạm vào lỗi bị đuổi học thì chín em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Để các em ở nhà một năm, các em sẽ làm gì, đi đâu và năm sau vào trường các em có học được nữa hay không?". Thầy Nguyễn Minh Triết - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hóc Môn, TP.HCM) - cũng cho rằng không nên quá cứng nhắc trong xử lý kỷ luật học sinh, đặc biệt là với những lỗi phải đuổi học. Theo thầy Triết, "cần quy định lại việc xử lý kỷ luật học sinh cho phù hợp hơn".

Có nhiều cách kỷ luật tích cực, nhẹ nhàng hơn

Cô Hà Thanh, phó hiệu trưởng phụ trách đạo đức Trường THPT Trương Định, Hà Nội, nhận xét: học sinh phạm lỗi nặng phải ra hội đồng kỷ luật nhà trường không nhiều, trong khi học sinh phạm lỗi nhẹ hơn thì phổ biến nhưng lại không có chế tài xử lý. Cô Thanh ví dụ việc học sinh nói xấu thầy cô không phải hi hữu, nhưng chỉ thành to chuyện khi được tung lên mạng như trường hợp em học sinh ở Quảng Nam. Tuy nhiên, không phải cứ chờ đến khi các em đưa lên mạng mới xử lý theo kiểu cực đoan là đuổi học mà cần có biện pháp linh hoạt, mềm dẻo và kiên trì trong cả quá trình, từ khi các em mới chỉ mắc lỗi nhỏ.

Theo cô Hà Thanh, Trường Trương Định đang duy trì rất nhiều hình thức kỷ luật học sinh như cho học sinh mắc lỗi quét sân trường, chăm sóc vườn trường, cạo bã kẹo cao su bám ở hành lang, hoặc tham gia một đợt lao động trong dịp nghỉ hè..."Có hôm thấy các em quét sân trường không đúng cách, tôi trực tiếp hướng dẫn. Cách phạt học sinh như thế vừa để các em hiểu cần phải trả giá cho việc làm sai của mình nhưng cũng không khiến các em thấy bị tổn thương, bị dồn đến đường cùng. Đã có em làm được bài văn rất xúc động từ chính đợt "phạt lao động" của mình" - cô Hà Thanh chia sẻ

Cô Đặng Ngọc Trâm, phó hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho biết: "Có em học sinh nổi tiếng quậy phá, vô kỷ luật của Trường Đinh Tiên Hoàng đã được giáo viên chủ nhiệm "phạt" bằng cách cử em làm "sao đỏ" với vai trò kiểm tra, nhắc nhở kỷ luật các bạn. Chỉ một thời gian sau em học sinh này không những không quậy phá mà thay đổi rất nhiều về thái độ học tập, nề nếp".

Theo Vĩnh Hà - Hồ Ngọc - Hà Bình (Tuổi Trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu PGĐ Sở KH&ĐT TPHCM lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại hơn 39 tỷ đồng

Pháp luật

19:18:54 18/11/2024
Hành vi của bà Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT TPHCM) bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỷ đồng, bà Minh được hưởng lợi 1 tỷ đồng.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Sốc với suất cơm 68k có 3 miếng thịt và 1 quả trứng

Netizen

19:17:34 18/11/2024
Choáng váng với sự đắt đỏ của suất cơm đặt trên mạng, vị thực khách chụp ảnh rồi đăng lên một hội nhóm review đồ ăn, thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.