Châu Phi tổn thất từ 7 – 15 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu
Bên lề Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Phi – AfDB đang diễn ra ở Nairobi (Kenya), Tiến sĩ Akinwunmi Adesina, Chủ tịch AfDB, cho biết khu vực này đang mất khoảng 7 – 15 tỷ USD mỗi năm do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Cảnh khô hạn tại hồ Chilwa ở khu vực Zomba, miền đông Malawi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tiến sĩ Adesina cho biết mặc dù châu Phi gây ra rất ít lượng khí thải toàn cầu, chỉ từ 3 – 4%, nhưng đang phải hứng chịu gánh nặng không cân xứng về những thảm họa suy thoái môi trường. Ông cho biết tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không có hành động ngay lập tức, đồng thời cho biết thêm rằng đến năm 2030, thiệt hại hằng năm của châu Phi do biến đổi khí hậu có thể tăng lên mức 40 tỷ USD.
Theo Chủ tịch AfDB, từ đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử Malawi đến việc Zimbabwe ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do hạn hán nghiêm trọng, Mozambique vật lộn với lũ lụt tàn khốc, lục địa này đang phải hứng chịu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Ông Adesina nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động, nhu cầu hỗ trợ tài chính toàn cầu để tăng cường khả năng phục hồi của châu Phi và tạo điều kiện cho các biện pháp thích ứng.
Hội nghị thường niên AfDB 2024 – diễn ra đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, là Đại hội thường niên lần thứ 59 của AfDB và cũng là như cuộc họp lần thứ 50 của Quỹ Phát triển châu Phi (ADF).
Chủ nhà UAE sẽ tiếp cận trách nhiệm với tinh thần cấp bách tại COP28
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Tiến sĩ Sultan Al-Jaber, đã nêu các ưu tiên của nước chủ nhà tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.
Cảnh khô hạn tại hô Chilwa ở khu vực Zomba, miên đông Malawi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, phát biểu ngày 14/2 tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới tại Dubai (UEA), Chủ tịch được chỉ định của COP28 tuyên bố UAE tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu với tinh thần trách nhiệm rõ ràng và sự cấp bách cao độ.
Trong phiên họp có tiêu đề "Lộ trình tới COP28: Ưu tiên hành động", Bộ trưởng Al-Jaber nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được tiến bộ đáng kể thông qua quan hệ đối tác, ý chí chính trị và hành động thống nhất về khí hậu. Ông cho rằng cộng đồng quốc tế phải thực hiện các cam kết đã đưa ra hơn một thập kỷ trước. Cần phải cải cách các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển đa phương để đảm bảo nguồn vốn ưu đãi hơn, giảm thiểu rủi ro và thu hút thêm nguồn tài chính từ khu vực tư nhân và hướng nguồn vốn này đến các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.
Quan chức UEA nhận định thế giới cần nhiều thời gian để đạt được mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt của Trái Đất trong giới hạn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp, đồng thời nhấn mạnh cần có thêm các phương pháp mới để chuyển từ việc chỉ đặt ra các mục tiêu sang thực hiện chúng thông qua thích ứng, tài trợ và giảm thiểu thiệt hại.
Tiến sĩ Al-Jaber kêu gọi tăng cường hành động vào thời điểm kinh tế toàn cầu bất ổn, căng thẳng địa chính trị gia tăng và áp lực cao đối với an ninh năng lượng. Theo ông, thế giới cần phải chuyển đổi cơ bản toàn bộ hệ thống công nghiệp vẫn dựa vào năng lượng vốn có từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên, nhấn mạnh rằng việc đảm bảo khả năng tiếp cận vốn hợp lý là điều cần thiết để đạt được tiến bộ toàn diện về khí hậu.
Bộ trưởng Al-Jaber gợi mở rằng một cuộc cách mạng công nghệ sẽ dẫn thế giới đến một tương lai khí hậu tích cực, lưu ý thêm rằng trí tuệ nhân tạo đang định hình lại mối quan hệ giữa con người và máy móc, giúp các quy trình công nghiệp nhanh hơn và thông minh hơn, đồng thời giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và sạch hơn.
Ông tái khẳng định nước Chủ tịch COP28 sẽ lắng nghe tất cả các bên, bày tỏ tin tưởng rằng đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng sẽ giúp thế giới đạt được tiến bộ.
LHQ: 1/2 diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới suy thoái do khai thác Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD - cơ quan phụ trách chống sa mạc hóa của LHQ), cho biết một nửa diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới đã bị suy thoái do khai thác quá mức và tác động của biến đổi khí hậu, khiến nguồn cung cấp lương thực và sinh kế bị...