Cháu kẹt lại ở quê do COVID-19, ông bà bất đắc dĩ làm trợ giảng lớp 1
Gần một tháng nay, vợ chồng hai cựu nhà giáo thành trợ giảng bất đắc dĩ cho hai cháu nội từ TP.HCM về nghỉ hè rồi kẹt lại do dịch COVID-19.
Đến đầu tháng 8, khi trường tổ chức học online năm học mới 2021 – 2022. Chúng tôi phải ngược xuôi lo sách vở, dù ở TP.HCM, bố mẹ cháu đã sắm đầy đủ nhưng không thể gửi về quê được. Ngặt nỗi, TP Buôn Ma Thuột cũng đang giãn cách theo Chỉ thị 16 nên việc mua sách vở, đồ dùng học tập năm học mới cho đứa cháu học không dễ dàng.
Học online phải có phương tiện kết nối Internet. Cô chị lớp 4 có laptop mang về từ hôm nghỉ hè. Còn cậu em lớp 1 phải dùng cái ipad cũ của mẹ. Khổ nỗi, máy tính bảng quá cũ nên kết nối mạng ì ạch, lâu lâu lại đứng hình. Đang cách ly, làm sao mà khắc phục được đây? Cả nhà lo lắng.
Thật may, ngày hôm sau bố cháu từ TP.HCM gọi điện về báo đã đặt hàng một đại lý bán máy vi tính ở TP Ban Mê Thuột qua mạng. Một cái laptop Core i5 của hãng Dell, tuy hàng “second hand” nhưng còn xài tốt. Hai ông cháu mừng khôn xiết.
Bé trai đang học trực tuyến lớp 1.
Thời khóa biểu học online kín cả ngày, không chỉ các cháu mà cả ông bà nội cũng vất vả. Cháu gái lớp 3 rồi còn đỡ, chứ cháu trai năm nay mới vào lớp 1 thì quả là khó khăn. Cũng may mấy tháng nay, cháu được ông bà thay nhau dạy chữ, làm toán trước theo chương trình lớp 1. Tuy nhiên, thời gian ngắn ngủi, lượng âm, vần, tiếng mà cháu nhận biết được còn rất ít ỏi.
Tuần đầu chưa quen lớp, quen cách học, nhiều lúc cháu ngồi ngẩn tò te trước màn hình laptop. Cô giáo lại dạy theo kiểu “mặc định”, y như là các cháu đã thạo mặt chữ. Kết thúc buổi học đầu tiên, cu cậu phán: “Thế là xong buổi học nhàm chán” . Hai ông bà khá lo lắng khi nghe cháu nói thế.
Hôm nào cũng vậy, ông bà thay nhau động viên và làm công việc của “trợ giảng”. Kể cũng hay, có ai ngờ nghỉ hưu mấy năm rồi, bây giờ cả hai người lại được làm cái việc mà mình từng gắn bó suốt đời viên chức.
Nhưng thực hiện được nhiệm vụ “trợ giảng” ấy cũng không phải dễ. Cháu trai đang tuổi ăn, tuổi chơi nên việc ngồi trước màn hình máy tính để học là thử thách lớn. Cu cậu chẳng thể tập trung chú ý nổi dăm phút, hết nghiêng bên này ngả bên nọ. Thỉnh thoảng lại “cúp học” chạy đi làm việc riêng, uống nước hay vệ sinh.
Lớp của cháu có 25 bạn. Quan sát thì thấy cả 25 bạn đều có “trợ giảng” là cha mẹ hay ông bà nội, ngoại. Nhiều khi, các cháu quên tắt micro, tiếng các “trợ giảng” oang oang, át cả tiếng cô giáo.
Video đang HOT
Thử thách lớn nhất đối với cháu là môn tiếng Anh. Chưa biết mặt chữ, chưa luyện phát âm, chưa quen giao tiếp vậy mà trên màn hình trực tuyến, thầy giáo người ngoại quốc cứ nói tiếng Anh vun vút.
Mỗi lúc học tiếng Anh, cháu lại ngồi ngẩn người. Ông bà nội cũng há hốc miệng vì chẳng hiểu gì. Hết buổi học, hỏi cháu biết được từ nào không, cháu bảo con không hiểu thầy nói gì. Cũng đúng thôi, tiếng mẹ đẻ cháu còn chưa rõ thì làm sao học nổi tiếng Anh qua màn ảnh nhỏ?
Rất nhiều chuyện dở khóc, dở cười như thế về những buổi học online của các cháu. Có lẽ với học sinh lớp 1, hình thức học tập này vượt quá năng lực của trẻ. Còn nhiều bất cập khác nảy sinh từ việc học online, như không có hoạt động vui chơi giả trí, không giao lưu với bạn bè, với thầy cô; không có tình huống thực tế để trải nghiệm. Kiến thức, kỹ năng thu lượm được tất nhiên là hạn chế.
Cháu gái học trực tuyến lớp 4 có phần dễ thở hơn.
Việc dạy học online dù máy móc, phần mềm hỗ trợ, có thầy cô giảng dạy nhiệt tình nhưng nếu phụ huynh không kèm cặp, giám sát trực tiếp mỗi buổi học thì hiệu quả dạy học sẽ khó đạt được như mong muốn. Ấy là chưa kể, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tốt để hỗ trợ con cái học trực tuyến.
Tôi từng đọc tâm sự của nhiều phụ huynh chia sẻ: “Vợ chồng tôi đi làm suốt từ sáng đến tối, không có mặt ở nhà nên không thể hỗ trợ con học online. Bé nhỏ nhà tôi năm nay vào lớp 1. Tôi không thể hình dung học sinh lớp 1 học online sẽ như thế nào”. “Làm sao để bé cầm bút, ngồi học đúng tư thế, ai sẽ gò cho con viết đúng các ô li trong vở theo quy định. Tôi thì không thể dạy con vì tôi không hiểu về chương trình lắm. Nghe nói chương trình mới bây giờ khác hẳn cách học của chúng tôi ngày xưa”.
Nghĩ lại, thấy cháu mình quả thật còn may mắn bởi có ông bà – những nhà giáo về hưu rảnh rỗi – có thể thay nhau làm “trợ giảng”, giúp việc học online của các cháu đỡ khó khăn, vất vả hơn.
[Xu hướng] Dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các trường học trên địa bàn Thủ đô sẽ tiến hành việc dạy và học trực tuyến.
Thầy và trò trên toàn địa bàn Hà Nội hạ quyết tâm "dừng đến trường nhưng không dừng học", chuẩn bị chu đáo để thích nghi với tình hình mới.
Khó khăn khi dạy trực tuyến
Là một địa bàn đã trải qua gần 2 năm chống dịch Covid-19 nên giáo dục Thủ đô đã làm quen với việc dạy và học trực tuyến. Hơn 2,1 triệu học sinh các cấp Hà Nội đã làm quen và thích nghi với lớp học ảo qua Zoom, Microsoft, Teams hay nhiều nền tảng công nghệ khác.
Tuy nhiên, đối với 772 trường tiểu học, với khoảng hơn 760 ngàn học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của 30 quận, huyện Hà Nội thì học trực tuyến vẫn là một vấn đề lớn. Đặc biệt, đối với 170 ngàn học sinh lớp 1 của Hà Nội, làm thế nào để học online có hiệu quả khi tuổi đời còn quá nhỏ, chưa thể tiếp thu kiến thức CNTT là cả một vấn đề đang được các thầy, cô và các phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Học sinh Hà Nội học trực tuyến vì dịch Covid-19. Ảnh: Đại Minh
Các em học sinh lớp 1 chưa biết đọc, chưa biết viết, chưa có thói quen tập trung học tập. Việc dạy học cho học sinh cấp tiểu học, đặc biệt là lớp 1 phải dựa vào hình ảnh trực quan, giáo viên cầm tay uốn từng nét chữ và dạy từng câu nói, việc làm. Khi dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, không thể trực tiếp tương tác với học sinh, đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy hoàn toàn khác thông thường.
Vì vậy, việc dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, chỉ có kết quả khi nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh về thời khóa biểu, nội dung bài giảng. Trang thiết bị cần thiết cho việc học tập được coi là điều kiện tiên quyết để học online. Vì vậy, đối với các huyện ngoại thành, các gia đình có thu nhập thấp, ngay cả việc làm thế nào để 100% phụ huynh sắm được máy tính, điện thoại và nối mạng internet cho con em học tập cũng là một vấn đề lớn.
Nếu phải học online bằng điện thoại di động thì hiệu quả học tập của học sinh sẽ hạn chế vì màn hình điện thoại quá nhỏ nên không thể sử dụng thời gian dài. Ngoài ra, chúng ta cần nhìn nhận một thực tế là không phải phụ huynh nào cũng có thể hướng dẫn con cái học trực tuyến. Đầu năm học, nhà trường phải cập nhật số lượng và tình hình học sinh học tập ở từng môn học; quan tâm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có thiết bị học tập; yêu cầu các nhà trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhất để dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1.
Vai trò của phụ huynh
Trước hết, Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước cần thống nhất tư tưởng chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT hạn chế việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1. Bên cạnh học trực tuyến, Bộ GD&ĐT đã thiết kế sẵn 51 video dạy môn Tiếng Việt lớp 1 phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dàng học âm học vần.
Trước hết, phải xác định giáo án dạy học trực tuyến không phải bê nguyên chương trình lâu nay đưa lên mạng internet. Dạy học online là phải giảm bớt áp lực cho học sinh, thời khóa biểu của các trường cũng được xây dựng theo hướng ưu tiên các môn học chính, một số môn học như giáo dục, mỹ thuật, âm nhạc chủ yếu được giáo viên ra bài tập rồi giao cho học sinh tự hoàn thành trong tuần. Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến, các thầy cô giáo nên dựa trên hai tiêu chí, đó là kiến thức trọng tâm môn học và kiến thức trọng tâm cần phụ đạo thêm cho học sinh.
Để học trực tuyến hiệu quả trong mùa dịch này, mấu chốt của vấn đề là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa phụ huynh với giáo viên. Vì thế, nhà trường cần lập một trang fanpage để kết nối phụ huynh và nhà trường. Tại fanpage này, nhà trường sẽ giải đáp được các thắc mắc và đáp ứng các tài liệu học tập của học sinh; nắm được danh sách phụ huynh và nơi cư trú của học sinh lớp 1, đảm bảo sẽ họp phụ huynh lớp 1 trực tuyến trước, sau đó mới triển khai dạy online cho học sinh lớp 1.
Phụ huynh là điều kiện tiên quyết đảm bảo việc triển khai hiệu quả dạy học online đối với học sinh lớp 1 nên mọi việc phải bắt đầu từ phụ huynh. Phụ huynh phối hợp với nhà trường nhắc nhở khi các em học sinh không tập trung học, không sử dụng tính năng chat trong giờ học; hạn chế học sinh làm việc riêng trong giờ học, tiếp nhận, sửa chữa bài cho học sinh.
Vài giải pháp cho nhà trường, gia đình
Khác với các năm học khác, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 và nhà trường cần phân loại đối tượng học sinh sau vài tuần làm quen thì giờ đây phải "phân loại phụ huynh". Theo đó, với những gia đình vì bất cứ lý do gì mà không thể tổ chức học trực tuyến thì giáo viên cần thiết kế nội dung dạy học thành "Giáo án rút gọn" để giúp phụ huynh tự mình hướng dẫn con học. Đối với nhóm học sinh có thể tổ chức dạy và học trực tuyến thì cần phải phân loại phụ huynh (hoặc ông/bà/anh/chị) có thể hỗ trợ/không hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong quá trình tổ chức dạy học online. Giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh, học sinh cách khai thác bài giảng, tài liệu, câu hỏi, bài tập gửi qua Email, Zalo... để sau mỗi bài giảng, học sinh có được tài liệu để thực hành thêm ở nhà.
Đối với nhóm phụ huynh (hoặc ông/bà/anh/chị) có thể hỗ trợ giáo viên chủ động thành lập nhóm phụ huynh qua Zalo, Messenger..., kết nối, tương tác và hướng dẫn phụ huynh cùng học với con. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc tạo tâm lý học tập vui vẻ, uốn nắn tư thế ngồi, cách phát âm, cách cầm bút. Với nhóm phụ huynh không thể hỗ trợ giáo viên thì nhà trường cần có tài liệu chi tiết theo kiểu tóm tắt hướng dẫn, cầm tay chỉ việc phụ hùng cần thiết trong quá trình dạy học trực tuyến.
Lứa tuổi 6 - 7, các em học sinh lớp 1 thường hiếu động, không chịu ngồi yên trong thời gian dài nên giáo viên cần nắm bắt những đặc điểm này. Khi dạy trẻ học chữ, giáo viên thay vì nhét quá nhiều kiến thức vào một buổi dạy nên chia nhỏ bài giảng và các bài tập thành nhiều phần. Để cho lớp học nhẹ nhàng, không khí học tập vui nhộn, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thành những cặp, từng nhóm để trao đổi với nhau. Khi dạy những chữ cái cần gắn với những đồ vật, con vật trong nhà, khuyến khích các em nói lên suy nghĩ của bản thân, trò chuyện và lắng nghe suy nghĩ, nguyện vọng của học sinh.
Hạn chế của học online là giáo viên, học sinh không thể tương tác trực tiếp, dẫn đến việc giảng bài, kèm cặp sẽ khó hơn. Với những bài giảng khó, thời lượng lên lớp không đủ để giúp trẻ hiểu và nhớ bài, nhà trường có thể cho quay video ngắn khoảng 5 - 7 phút để các em xem lại sau giờ học.
Một mô hình đáng lưu ý là tỉnh Thừa Thiên - Huế lại tổ chức học sinh lớp 1, 2 và 6 sẽ học qua truyền hình, các khối lớp còn lại tổ chức học trực tuyến.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Tân khẳng định: "Học sinh lớp 1 còn chưa biết chữ nên không thể học trực tuyến được. Do chưa dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến ra sao nên cần xây dựng chương trình dạy học cho lớp 1 với thời lượng phù hợp, phụ huynh có thể học cùng con.
Dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường. Học qua truyền hình có nhiều ưu thế khi hệ thống bài giảng sẽ được lưu lại trên website. Học sinh có thể vào xem lại nhiều lần để nắm được bài học. Dạy học qua truyền hình cũng giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh dễ tiếp cận".
TS Nguyễn Thị Thanh Tâm - Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
TP HCM: Các phương án dạy, học cụ thể sau ngày 15-9? Ngoài tổ chức dạy, học trên Internet theo các mốc thời gian cụ thể trong giai đoạn đầu năm học, Sở GD-ĐT TP HCM cũng trình các phương án sau ngày 15-9 đối với hệ giáo dục phổ thông và GDTX. Trong phương án đề xuất về tổ chức dạy, học năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM trình các phương án cụ...