Châu Âu ‘vỡ trận’ – bài học cho Việt Nam
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy các nước khác vào tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại.
(Bài viết Ý kiến không nhất thiết phải trùng quan điểm với VnExpress.net)
Lục địa già đang dần “vỡ trận” vì đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm ngày càng tăng nhanh. Đất nước hình chiếc ủng Italy tất nhiên chịu ảnh hưởng nặng nhất, số ca tử vong đã lên đến hơn 4.000 người, vượt cả Trung Quốc. Ngoài ra, Tây Ban Nha, Đức, Pháp cũng đã ghi nhận đến hàng chục nghìn ca nhiễm. Tổng số ca bệnh ở châu Âu đã gần gấp rưỡi Trung Quốc, nước tâm dịch trước đó.
Đại dịch này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nước châu Âu. Việc Covid-19 lây lan mạnh ở đây có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là từ sự chủ quan của mỗi người, khi họ không đeo khẩu trang vì những lý do khác nhau, rồi việc tự do đi lại giữa các nước EU… Ở giai đoạn đầu chống dịch, nhiều nước châu Âu chủ trương “miễn dịch cộng đồng”, tức là cứ để mặc cho bệnh dịch tự do lan tràn, cho đến một lúc nào đó tốc độ lây nhiễm chậm lại; đồng thời chỉ tập trung cứu chữa những trường hợp nặng.
“Miễn dịch cộng đồng” là cách được nhiều quốc gia sử dụng khi gặp các trận dịch lớn, bởi nó không làm đình trệ các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, việc miễn dịch cộng đồng mới thực sự hiệu quả nếu các cơ sở y tế có khả năng chữa trị khỏi cho các trường hợp nặng, và virus phải lây lan từ từ. Tuy nhiên, nCoV không phải dạng virus như vậy. Với tốc độ lây lan rất nhanh, khi xâm nhập vào lục địa già, cộng hưởng yếu tố khí hậu lạnh, Covid-19 đã làm chao đảo châu Âu. Nhiều quốc gia sai lầm khi coi Covid-19 chỉ là một dạng “cúm mùa” và thực hiện “miễn dịch cộng đồng”. Và điều này đã phần nào dẫn đến “vỡ trận” như Italy hiện tại.
Video đang HOT
Một lý do khác nữa, châu Âu vốn có cơ cấu dân số già, số người trên 60 tuổi tương đối lớn. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi nCoV, vì hệ miễn dịch yếu, lại nhiều bệnh nền, tâm lý lại rất chủ quan. Và trước tốc độ lây lan quá nhanh của Covid-19, nhiều bệnh viện ở Italy đã quá tải, nhân viên y tế thiếu hụt nghiêm trọng. Do đó, số người tử vong ở Italy đã lên đến hơn 4.000 và dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Người xưa có câu “mất bò mới lo làm chuồng”, chính vì không lường trước được sự nguy hiểm của Covid-19, nên khi để lây lan quá nhanh, nhiều nước châu Âu mới buộc phải phong tỏa toàn quốc, đóng cửa trường học, nhà hát, quán bar, hộp đêm, tạm dừng tổ chức các giải thể thao, dừng nhập cảnh, hạn chế đi lại với hy vọng kiểm soát được tình hình.
Nhìn sang Việt Nam, chúng ta “biết mình biết người”, khi nhận thức rõ thể chất yếu, lại đông dân, dịch bùng phát sẽ rất nguy hiểm, nên đất nước đã chủ động triển khai chặn dịch từ đầu, tổ chức cách ly tập trung những người từ nước ngoài về, mới nhất là dừng nhập cảnh người nước ngoài, dừng hoạt động vũ trường, quán bar, cho học sinh nghỉ học, dừng lễ hội… Có thể nói, chúng ta đã khá thành công trong “giai đoạn vàng” phòng dịch này. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho thấy dịch bệnh này nguy hiểm thế nào với các nước Đông Nam Á, mặc dù khí hậu nóng ẩm.
Và trong thời gian sắp tới, mỗi người Việt cần nâng cao ý thức hơn nữa, có triệu chứng phải chủ động khai báo, người từ nước ngoài về tự chủ động cách ly 14 ngày theo dõi sức khỏe. Hạn chế tụ tập đông người, có ý thức đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Nên cho học sinh tất cả các cấp nghỉ học hết ngày 3/5 để phòng chống dịch bệnh, vì theo các chuyên gia, cao điểm dịch bệnh có thể rơi vào tháng 4. Khi Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 với người trẻ tuổi, thì việc đảm bảo an toàn cho con em chúng ta là trên hết.
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy đất nước ta giống tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại. Việt Nam sẽ quyết thắng đại dịch.
Văn Bình
Hong Kong sắp ban bố lệnh giới nghiêm?
Tờ Hoàn cầu Thời báo vừa xóa một tweet trong đó thông báo giới chức Hong Kong dự kiến sẽ ban bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần này.
"Giới chức Hong Kong dự kiến sẽ công bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần này", Hoàn cầu Thời báo viết trên trang Twitter của tờ này. Tuy nhiên, dòng tweet này chỉ tồn tại trong khoảng 30 phút rồi bị xóa bỏ.
Chính quyền Hong Kong chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Thông báo này được đưa ra sau khi Hong Kong tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học tới hết ngày 17/11.
Khung cảnh tan hoang trước Đại học Hong Kong. (Ảnh: Bloomberg)
Trung tâm tài chính của châu Âu gần như bị tê liệt kể từ sáng 11/11 sau khi một người biểu tình trúng đạn của cảnh sát. Các cuộc biểu tình bạo lực khiến nhiều khu ở Hong Kong trở nên hỗn loạn, giao thông tê liệt, nhiều phố bị người biểu tình cậy gạch cản trở xe cộ đi lại.
Nhiều tuyến thông báo tạm dừng phục vụ hoặc đổi tuyến trong khi một số ga tàu điện ngầm phải đóng cửa do bị người biểu tình phá hoại. Nhiều hoạt động dịch vụ và kinh doanh ở thành phố này cũng bị đình trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng.
2 người vẫn đang trong tình trạng nguy kịch sau các cuộc đụng độ. Một người đàn ông 70 tuổi bị chấn thương sau khi trúng gạch của người biểu tình trong khi một cậu bé 15 tuổi phải phẫu thuận não do đầu đụng trúng bình đựng hơi cay.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
4,8 triệu người nhập cư trái phép vào châu Âu trong năm 2017 Chỉ riêng trong năm 2017, đã có từ khoảng 3,9 triệu - 4,8 triệu người nhập cư bất hợp pháp sinh sống tại châu Âu, trong đó chủ yếu là các thanh niên trẻ. Con số này đã giảm nhẹ so với năm liền kề trước đó. Lực lượng cứu hộ Anh chặn tàu chở người di cư từ Pháp băng qua eo...