Châu Âu ủng hộ smartphone có pin tháo rời
Nếu dự luật được thông qua, các nhà sản xuất smartphone sẽ có tối đa 2 năm để thiết kế các mẫu smartphone có pin tháo rời bán ra tại Châu Âu.
Nghị viện Châu Âu mới đây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc smartphone cần phải có pin tháo rời được. Đây là một xu hướng xuất hiện trên thị trường từ nhiều năm về trước và hiện tại thì đã không còn được ứng dụng trên gần như tất cả smartphone. Nguyên nhân tới từ thiết kế smartphone dần trở nên “nguyên khối” hơn, và các nhà sản xuất cũng không muốn người dùng tự ý thay các loại pin kém chất lượng, ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong.
Tuy nhiên, quan điểm của Nghị viện Châu Âu lại trái ngược lại với quan điểm trên, cho rằng việc trang bị pin có thể tháo rời trên smartphone giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị điện tử được bán ra trên thị trường. Trước đó trong năm 2020, Liên minh Châu Âu đã từng cân nhắc buộc các nhà sản xuất phải quay trở lại thiết kế điện thoại có pin tháo rời. Một dự luật sau đó đã được đưa ra với mục đích nêu rõ là giảm thải rác thải điện tử ra môi trường.
Trong một báo cáo gần đây, Nghị viện khuyến nghị rằng pin của “tất cả các thiết bị điện tử mang tính chất tiêu dùng và các loại phương tiện giao thông hạng nhẹ” cần phải được thay thế dễ dàng. Quyết định của tổ chức không chỉ liên quan đến lĩnh vực điện thoại di động.
“Vì pin lithium được tìm thấy trong mọi thứ, từ smartphone đến xe tay ga, ô tô điện và bộ lưu trữ năng lượng cho lưới điện thông minh, việc đảm bảo chúng có thể được tháo ra và thay thế khi chúng hỏng là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng lâu dài hơn và tránh những lãng phí không cần thiết.”
Theo Right to Repair, Nghị viện Châu Âu cần phải thương lượng với Hội đồng Châu Âu, các cơ quan tập hợp của Nguyên thủ Quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ của 27 quốc gia thành viên trong khối Liên minh Châu Âu. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, dự luật sẽ được thông qua trong năm nay và sẽ có hiệu lực trong năm 2024.
Gruzia, Moldova chính thức nộp đơn xin gia nhập EU
Thủ tướng Gruzia, ông Irakli Garibashvili, cho biết ngày 3/3, nước này đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nghị viện châu Âu bày tỏ sự ủng hộ đối với một động thái tương tự của Ukraine, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels (Bỉ). Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Irakli Garibashvili phát biểu sau khi ký đơn rằng Gruzia là một quốc gia châu Âu và tiếp tục có những đóng góp giá trị trong việc bảo vệ và phát triển châu Âu.
Trước đó, ngày 2/3, Chủ tịch đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia, ông Irakli Kobakhidze, đã kêu gọi các cơ quan EU "khẩn cấp" xem xét đề nghị gia nhập EU của nước này.
Cũng trong ngày 3/3, Tổng thống Moldova, ông Maia Sandu, đã ký đơn nước này chính thức xin gia nhập EU và lá đơn sẽ được gửi tới Brussels trong những ngày tới. Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Chisinau, Tổng thống Maia Sandu khẳng định Moldova mong muốn được sống trong hòa bình, dân chủ và tự do.
EU là một liên minh chính trị và kinh tế, hiện bao gồm 27 quốc gia thành viên. EU được thành lập theo Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/1/1993 trên cơ sở Cộng đồng châu Âu (EC). EU đã phát triển thị trường chung trên cơ sở hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự tự do đi lại và lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU cũng duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Tổng dân số của EU vào khoảng hơn 459,7 triệu người.
Ukraine nói các thành phố lớn bị chặn, Nga nêu các mục tiêu quân sự ở Kiev Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mọi thành phố lớn ở nước này đã bị chặn, trong bối cảnh Nga công bố danh sách mục tiêu quân sự mà họ chuẩn bị nhằm vào ở Kiev. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Unian). Trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu hôm 1/3, Tổng thống Zelensky cho biết, các thành phố...