Châu Âu thực hiện sứ mệnh khám phá ‘vũ trụ tối’
Ngày 1/7, một vệ tinh do châu Âu phát triển đã được phóng lên không gian với sứ mệnh khám phá những hiện tượng vũ trụ bí ẩn là năng lượng tối và vật chất tối.
Đây là những lực bí ẩn mà các nhà khoa học đến nay vẫn chưa quan sát được dù nhận định tạo nên tới 95% vũ trụ được biết đến.
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh với kĩnh viễn vọng Euclid rời bệ phóng tại Trạm Vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, ngày 1/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Vệ tinh mang theo kính viễn vọng Euclid, được đặt theo tên nhà toán học Hy Lạp cổ đại, được đưa lên không gian bằng tên lửa đẩy Falcon 9 từ Trạm Vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ).
Video đang HOT
Sau khi được đưa lên không gian, vệ tinh sẽ bắt đầu hành trình kéo dài một tháng để tới một vị trí trong quỹ đạo Mặt trời, cách Trái Đất gần 1,6 triệu km.
Từ vị trí này, Euclid sẽ bắt đầu sứ mệnh kéo dài ít nhất 6 năm nhằm khám phá sự phát triển của vũ trụ tối cũng như quan sát các thiên hà cách xa Trái Đất tới 10 tỉ năm ánh sáng. Sứ mệnh lần này cũng tập trung vào 2 yếu tố cơ bản của vũ trụ tối là vật chất tối và năng lượng tối.
Với chi phí lên tới 1,4 tỷ USD, kính viễn vọng Euclid được thiết kế và xây dựng bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), có khả năng phát hiện những kết cấu và cơ chế ẩn của vũ trụ thông qua khả năng khắc họa rõ nét vũ trụ quan sát được dưới dạng 3D.
Châu Âu đối mặt với khủng hoảng vũ trụ
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho rằng châu Âu thiếu tính cạnh tranh trong việc phát triển các dịch vụ phóng vệ tinh và khủng hoảng trong lĩnh vực phóng vệ tinh lên vũ trụ .
Tên lửa đấy mới nhất của châu Âu Vega-C tầm trung đã thất bại trong lần bắn thứ 2. (Nguồn: Reuters)
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho rằng châu Âu thiếu tính cạnh tranh và khủng hoảng trong việc phát triển các dịch vụ phóng vệ tinh cũng như phóng vệ tinh lên vũ trụ.
Giám đốc điều hành ESA Josef Aschbacher nhận định khả năng tiếp cận vũ trụ độc lập của châu Âu có thể bị đe dọa vì lý do nói trên. Trả lời tờ Financial Times, ông Aschbacher nói: "Châu Âu cần khôi phục khả năng cạnh tranh trong thị trường bệ phóng vệ tinh mà hiện tại chúng ta dang thiếu".
Ông này tin rằng nếu không có cải cách triệt để trong việc phát triển các dịch vụ phóng vệ tinh, quyền tiếp cận không gian độc lập của châu Âu có thể bị đe dọa và để duy trì tính cạnh tranh, cần có cách tiếp cận theo định hướng thị trường.
Việc này có nghĩa là cần trao nhiều quyền cho khu vực tư nhân để họ có thể quyết định địa điểm và cách thức xây dựng các hệ thống phóng châu Âu.
Ông Aschbacher nhấn mạnh: "Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bệ phóng. Điều đó đã đủ tồi tệ rồi, nhưng để cuộc khủng hoảng này có thể còn tồi tệ hơn. Giờ là lúc để xem xét cách chúng ta muốn xây dựng một hệ thống bệ phóng trong tương lai".
Theo ông Aschbacher ESA nên thay đổi theo kiểu NASA, trong đó ESA đứng ra mua các dịch vụ vũ trụ nhất định thay vì quản lý việc phát triển hệ thống.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiếp nhận phi hành gia khuyết tật đầu tiên Sau 13 năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mới lại tiếp nhận một nhóm phi hành gia thực tập mới, trong đó có một nhà du hành khuyết tật đầu tiên trên thế giới. Ba thành viên trong nhóm phi hành gia mới của ESA, từ trái qua: Meganne Christian, John McFall và Rosemary Coogan. Ảnh: CNN Thế hệ thứ ba...