Châu Âu ‘run sợ’ giữa cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung
Khi cuộc đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nóng lên, “chủ quyền công nghệ” là điều mà các nhà lãnh đạo châu Âu quan tâm hàng đầu.
Châu Âu đầu tư hàng tỉ USD vào công nghệ để bắt kịp các cường quốc trên thế giới
Theo CNBC, châu Âu đã vuột mất những công ty công nghệ quan trọng vào tay Mỹ và Trung Quốc trong thập kỷ qua. Phòng thí nghiệm DeepMind ở London (Anh) được bán cho Google năm 2014 với giá khoảng 600 triệu USD. Hãng thiết kế chip Arm cũng được SoftBank của Nhật mua lại năm 2016, và hiện giờ SoftBank đang thương lượng trao Arm cho “gã khổng lồ” Nvidia của Mỹ với giá dự tính là 40 tỉ USD.
Ở những khu vực khác của châu Âu, Apple đã thâu tóm một phần công ty chip Dialog Semiconductor tại Đức với giá 600 triệu USD. PayPal cũng chi 2,2 tỉ USD mua lại công ty khởi nghiệp iZettle của Thụy Điển.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới cạnh tranh sản xuất chất bán dẫn và xây dựng hệ thống mạng viễn thông, châu Âu đang dần tụt lại trên đường đua. Thierry Breton – ủy viên phụ trách thị trường nội địa của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vào tháng 7 năm ngoái: “Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Âu không chỉ là người ngoài cuộc và sẽ không trở thành chiến trường [cho cuộc chiến này]. Đã đến lúc tự nắm lấy vận mệnh của mình, đồng nghĩa với việc xác định và đầu tư vào các công nghệ giúp củng cố chủ quyền và tương lai công nghiệp của chúng ta”.
Kể từ bài phát biểu của Breton, châu Âu đã công bố kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD vào chip bán dẫn và cơ sở hạ tầng viễn thông mới, từ đó thúc đẩy sự phát triển ở những lĩnh vực khác như trí tuệ nhân tạo (AI) và xe tự lái.
Video đang HOT
Abishur Prakash – chuyên gia địa chính trị tại Trung tâm Đổi mới Tương lai có trụ sở tại Toronto (Canada) nói với CNBC qua email: “Các quốc gia lo rằng công nghệ sẽ cho phép cường quốc nước ngoài thống trị họ theo nhiều cách. Vì vậy chính phủ đang nhìn công nghệ dưới một lăng kính mới”.
Viện Fraunhofer của Đức định nghĩa “chủ quyền công nghệ” là khả năng một quốc gia có thể “cung cấp các công nghệ quan trọng đối với phúc lợi, tính cạnh tranh và khả năng hành động của quốc gia đó, đồng thời có thể phát triển hoặc lấy công nghệ từ những khu vực kinh tế khác mà không cần phụ thuộc một chiều”.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu nói với CNBC: “Tăng cường chủ quyền công nghệ của châu Âu là một thành phần quan trọng trong chiến lược kỹ thuật số của chúng tôi. Châu Âu có thể đóng một vai trò hàng đầu về công nghệ trên sân chơi thế giới.”
Người này cho biết: “Chủ quyền công nghệ của châu Âu dựa trên ba trụ cột: sức mạnh máy tính, quyền kiểm soát dữ liệu của người dân châu Âu, kết nối an toàn. Để đạt được mục tiêu này, cần phải tăng cường khả năng thiết kế và sản xuất các bộ vi xử lý mạnh nhất, tạo ra điện toán đám mây đảm bảo an toàn dữ liệu, chính phủ, công ty và người dân cần có quyền truy cập vào các mạng băng thông tốc độ cao và an toàn”.
Dù chip được sử dụng để cung cấp năng lượng cho ô tô, điện thoại, máy tính hiệu suất cao, hệ thống phòng thủ và AI, nhưng lượng chip ở châu Âu chỉ chiếm chưa đến 10% sản lượng toàn cầu dù con số này đã tăng so với mức 6% từ 5 năm trước. Ủy ban châu Âu muốn tăng con số đó lên 20% và đang tìm cách đầu tư 20 – 30 tỉ euro (tương đương 24 – 36 tỉ USD) để biến mục tiêu thành hiện thực.
Ủy ban châu Âu muốn 100% dân số có thể truy cập tốc độ tải xuống 1 gigabit/giây. Tốc độ trung bình hiện ở mức dưới 100 megabit/giây, do đó các chính phủ bắt đầu chuẩn bị triển khai 6G và xem xét sử dụng vệ tinh truyền internet trên khắp lục địa. Bên cạnh đó, châu Âu cũng có ý định chế tạo máy tính lượng tử đầu tiên trong 5 năm tới.
Breton và Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager đã đưa các mục tiêu vào kế hoạch “La bàn kỹ thuật số 2030″ gần đây. Kế hoạch được lập ra để chuyển các tham vọng công nghệ của EU cho đến năm 2030 thành “các điều khoản cụ thể”.
Theo Ủy ban châu Âu, chủ quyền công nghệ sẽ giúp khu vực này bảo vệ các lợi ích chiến lược, khẳng định giá trị của mình, cụ thể là bảo vệ các công ty châu Âu khỏi những thương vụ mua lại “đôi khi có động cơ chính trị” từ công ty nước ngoài.
Dù vậy, chuyên gia Abishur Prakash của Trung tâm Đổi mới Tương lai cho rằng thế giới sẽ càng chia rẽ hơn khi các quốc gia chạy theo chủ quyền công nghệ. Ông nêu quan điểm: “Khi nhiều chính phủ dùng công nghệ để khẳng định lại quyền kiểm soát, họ cũng sẽ hạn chế mối quan hệ với phần còn lại của thế giới”, dẫn đến tình trạng “các quốc gia hành động chống lại nhau, khiến thế giới càng trở nên phân mảnh hơn”.
Thiếu gia 33 tuổi ôm mộng lập startup đối đầu Facebook: Là con trai tỷ phú, đã 2 lần khởi nghiệp thất bại, từng được Masayoshi Son rót vốn đầu tư
Thiếu gia 33 tuổi nhà tỷ phú đôla đang ôm mộng lập mạng xã hội đối đầu Facebook.
Kavin Bharti Mittal - con cháu trong gia tộc đứng sau công ty mạng không dây lớn thứ 2 Ấn Độ đang lên kế hoạch làm sống lại startup công nghệ đang gặp khó khăn của anh. Bước đi này được thực hiện sau 4 năm công ty được định giá 1,4 tỷ USD và được "chống lưng" bởi tập đoàn Softbank của tỷ phú Masayoshi Son.
Kể từ khi được đứng trong hàng ngũ kỳ lân công nghệ vào năm 2016, startup Hike có trụ sở ở Thủ đô Delhi đã trải qua rất nhiều lần trồi sụt. Sóng gió mới nhất tới vào tháng trước khi họ đóng cửa ứng dụng tin nhắn của mình - một nền tảng từng làm mưa làm gió, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư khác gồm cả Tencent Holidings và Foxconn Technology với kỳ vọng vượt WhatsApp ở thị trường Ấn Độ.
Tuy nhiên những bước đi lùi không có nghĩa là dấu chấm hết với Hike, đó là lời khẳng định của người con trai 33 tuổi mang tên Sunil Mittal của Chủ tịch Bharti Airtel. Để có thể thắp lại tia hy vọng tăng trưởng, Mittal hiện đang đặt cược vào một nền tảng mạng xã hội mới giống Facebook hứa hẹn có thể loại bỏ được những "hồ sơ giả" cũng như một ứng dụng game nhắm tới việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Ấn Độ.
"Đây là thứ khiến tôi thích thú nhất trong suốt 18 tháng qua", Mittal nói. Hike sẽ gặp gỡ các nhà đầu tư và huy động vốn ngay trong năm nay.
Nỗ lực của Mittal để cứu lấy startup đang sụp đổ cho thấy khó khăn mà nhiều doanh nhân công nghệ Ấn Độ đang gặp phải - những người đang nỗ lực theo đuổi thị trường hơn 1 tỷ người dùng với cơ sở dùng điện thoại thông minh dự kiến sẽ vượt 750 triệu người trong năm nay. Triong khi một vài trong số chỉ mong muốn trở thành "phiên bản nội địa" của Facebook hay Amazon thì một số khác lại đạt được thành công ngoài mong đợi thậm chí, tiến gần đến mức có thể đánh bại những gã khổng lồ Mỹ.
Trong những năm gần đây, Mittal đã chứng kiến nhiều sự sụt giảm của Hike, hào quang những năm đầu tiên dần trôi vào quá khứ. Mặc dù ban đầu được chú ý đặc biệt nhờ vào những sticker mới lạ và tính năng riêng tư cho phép giới trẻ ẩn nội dung chat với bố mẹ nhưng ứng dụng nhắn tin của Hike sau đó đã thất bại trong việc có thể thách thức WhatsApp tại Ấn Độ. Một ý tưởng khác của Mittal - một siêu ứng dụng giống WeChat của Trung Quốc cũng không đạt được thành công như mong đợi.
Hike chứng kiến doanh thu hoạt động giảm xuống 5.000 USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2019 - năm cuối cùng dữ liệu được công bố từ mức 81.00 USD 1 năm trước đó. Thua lỗ ở mức 235 triệu USD.
Mittal cho biết hiện anh hướng tập trung vào việc thúc đẩy doanh thu thông qua 2 nền tảng mới của Hike.
Vibe hiện là mạng xã hội được chấp thuận duy nhất ở Ấn Độ. Họ cam kết kết nối người dùng với "những người vui vẻ nhất thế giới online. Một cách an toàn". Trong khi đó, Rush là nền tảng game mới nhất của Hike được ra đời vào tháng 12.
Ngành công nghiệp game của Ấn Độ mới chỉ đang ở giai đoạn mở đầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 2,8 tỷ USD vào năm 2022, từ mức 1,1 tỷ USD vào năm 2019 theo thống kê của Deloutte. Mukesh Ambani - người đàn ông giàu nhất Ấn Độ từng nói vào tháng 2 năm ngoài rằng ngành công nghiệp game sẽ lớn hơn âm nhạc, điện ảnh và TV Show gộp lại.
"Với Vibe và Rush, chúng tôi đã hoàn tất một cột trụ lớn. Chúng tôi sẽ thay đổi cách làm cũ. Chúng tôi sẽ bắt đầu nghĩ về lợi nhuận vào năm 2022".
Hãy quên 5G đi, bởi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt ở "mặt trận" 6G Một "cuộc chiến" nhằm cung cấp loại công nghệ tưởng chừng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng đang thực sự diễn ra Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua địa chính trị cho phát kiến lớn tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang nóng lên. Đối với các...