Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
Ngày 1/1, Ba Lan tuyên bố việc chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine là chiến thắng mới, trong khi Slovakia lên tiếng cảnh báo về những tác động nghiêm trọng từ quyết định này đối với châu Âu.
Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka thuộc vùng Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Sau khi Moskva và Kiev xác nhận kết thúc thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine, một thỏa thuận kéo dài hàng thập niên, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội X rằng sự kiện này là một chiến thắng mới của phương Tây, tiếp nối các cột mốc lớn như tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Phần Lan và Thụy Điển.
Trái ngược với sự lạc quan của Ba Lan, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo rằng quyết định ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng đối với Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Trên trang Facebook cá nhân, ông nhấn mạnh: “Việc ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ tác động nghiêm trọng đến tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng lại không ảnh hưởng đáng kể đến Liên bang Nga”.
Theo công ty nhập khẩu khí đốt hàng đầu Slovakia – SPP, Gazprom Export, nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga, đã chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho Slovakia sau khi thỏa thuận trung chuyển qua Ukraine kết thúc.
Tuy nhiên, SPP cho biết đã chuẩn bị trước cho tình huống này. Công ty cam kết sẽ đảm bảo nguồn cung cho toàn bộ khách hàng thông qua các tuyến đường thay thế, chủ yếu là từ Đức và Hungary. Dù vậy, SPP thừa nhận rằng các tuyến đường thay thế này sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển.
Việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine diễn ra trong bối cảnh EU đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng vào Moskva, đồng thời tăng cường nguồn cung từ các đối tác khác. Tuy nhiên, động thái này làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung khí đốt, đặc biệt trong mùa đông khi nhu cầu năng lượng tăng cao.
Trong ngày 1/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đán.h ginhẹ tác động của việc Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ukraine, cho biết việc ngừng cung cấp này đã được dự đoán trước và khối này đã có sự chuẩn bị.
Một người phát ngôn của EC chia sẻ: “Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu đủ linh hoạt để cung cấp khí đốt không phải của Nga cho khu vực Trung và Đông Âu thông qua các tuyến đường thay thế. Cơ sở hạ tầng này đã được tăng cường đáng kể với năng lực nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng ( LNG) mới kể từ năm 2022″.
Gazprom tiếp tục vận chuyển hơn 42 triệu m3 khí đốt qua Ukraine
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu mét khối khí đốt đến châu Âu qua Ukraine trong ngày 21/12.
Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka thuộc vùng Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Gazprom nêu rõ, lượng khí đốt nói trên tương đương lượng vận chuyển khí đốt đã được công ty này thực hiện một ngày trước.
Cũng trong ngày 21/12, hãng tin TASS đưa tin Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal cho biết Ukraine sẽ chấm dứt hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua nước này vào lúc 7h ngày 1/1/2025 giờ địa phương khi hợp đồng vận chuyển khí đốt 5 năm kết thúc.
Thủ tướng Shmygal nêu rõ việc tái khởi động hoạt động quá cảnh thông qua hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine có thể thực hiện được theo yêu cầu từ phía Ủy ban châu Âu (EC) nếu đây không phải là khí đốt của Nga. Trong khi đó, Ukraine vẫn sẽ tiếp tục cho phép Nga vận chuyển dầu qua nước này theo hiệp ước Hiến chương Năng lượng.
Trước đó, ngày 16/12, Thủ tướng Shmyhal tuyên bố nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine sau khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm nay.
Ukraine đã cấm mọi hoạt động thương mại với Nga vào tháng 2/2022, ngoại trừ việc quá cảnh khí đốt và dầu mỏ. Thỏa thuận quá cảnh thời hạn 5 năm giữa Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine và Tập đoàn Gazprom đã được thực hiện kể từ đầu năm 2019.
Khí đốt Nga gặp khó khi đến với thị trường châu Âu Ngày 24/6, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga, đán.h dấu lần đầu tiên khối này áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế hoạt động xuất khẩu khí đốt của "xứ Bạch dương". Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN Quyết định mới sẽ...