Châu Âu phải trả giá 1.000 tỉ USD
Các nhà lãnh đạo và chuyên gia châu Âu cảnh báo nếu Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro thì nền kinh tế châu Âu và thế giới sẽ bị thiệt hại to lớn.
Người dân Hi Lạp xếp hàng rút tiền tại máy ATM của ngân hàng quốc gia ngày 17-5 – Ảnh: AFP
Theo báo Guardian, Chính phủ Anh đang thực hiện các bước chuẩn bị khẩn cấp để đối phó với hậu quả của việc Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro. Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King cảnh báo châu Âu đang “tự xé xác mình”. “Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn, một sự sụt giảm sản lượng lớn nhất kể từ những năm 1930″ – ông King khẳng định.
London đang cực kỳ lo ngại trước việc người dân Hi Lạp ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng nước này. Tổng thống Hi Lạp Karolos Papoulias, như Reuters cho biết, đã thừa nhận người dân đang hoang mang. Chỉ một tuần sau cuộc bầu cử ngày 6-5, 3 tỉ euro (3,8 tỉ USD) đã bị rút khỏi các tài khoản ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Hi Lạp nói tình trạng của các ngân hàng hiện rất khó khăn và hệ thống ngân hàng rất yếu. Vào tháng 2, cựu bộ trưởng tài chính Hi Lạp Evangelos Venizélos ước tính khoảng 16 tỉ euro đã được chuyển ra nước ngoài kể từ năm 2009, năm khởi đầu cuộc khủng hoảng nợ, trong đó “32% chuyển vào các ngân hàng Anh, 10% vào các ngân hàng Thụy Sĩ”.
Thiệt hại khổng lồ
Viện trưởng Viện Tài chính quốc tế Charles Dallara nhận định việc người dân Hi Lạp rút tiền ồ ạt là do tâm lý bất an trước tương lai chính trị mờ mịt và khả năng Athens sẽ rút khỏi khối đồng euro. Chuyên gia Doug McWilliams thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh ước tính nếu Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro thì khối này sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỉ USD, tương đương 5% tổng GDP của khối.
Theo chuyên gia McWilliams, cái chết của đồng euro sẽ trở thành một thực tế nguy hiểm. Cựu bộ trưởng tài chính Anh Alistair Darling cảnh báo: “Việc Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro chứa đựng nhiều mầm mống của một thảm họa. Đúng là điên rồ. Nếu nó lan rộng ra các nước lớn hơn, quả thật đây sẽ là một thảm họa cho châu Âu và đẩy chúng ta vào tình trạng đình đốn trong nhiều năm”.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cảnh báo nếu Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro, hệ thống tài chính Tây Ban Nha cũng sẽ rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân là do chi phí để chính quyền Madrid vay nợ sẽ tăng vọt lên mức “trên trời”. Khi đó, nhiều khả năng Tây Ban Nha cũng sẽ rơi vào hố sâu vỡ nợ.
Mỹ đang hồi hộp theo dõi cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Tổng thống Mỹ Obama hôm 16-5 mô tả cuộc khủng khoảng như một cơn gió ngược có thể đe dọa sự phục hồi của nước Mỹ. AFP cho biết tại hội nghị G8 diễn ra hôm nay 18-5, ông Obama sẽ kêu gọi Thủ tướng Đức Angela Merkel thúc đẩy tăng trưởng châu Âu, thay vì chỉ chăm chăm chạy theo chính sách thắt lưng buộc bụng.
Video đang HOT
Chuyên gia Sony Kapoor thuộc Công ty tư vấn Re-Define ở Bỉ nói: “Những ai nói việc Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro không phải vấn đề lớn thì một là người đó không biết mình nói gì, hai là có động cơ bí mật. Thiệt hại về xã hội, chính trị và kinh tế đối với EU trong việc này là không thể đong đếm được”.
Trở lại với đồng drachma
Hi Lạp đang trở thành một tiền lệ nguy hiểm. Bởi nếu rời khỏi khối đồng euro là việc dễ dàng đối với Hi Lạp thì các nước đang vật lộn với khủng hoảng nợ công cũng sẽ xem xét bước đi tương tự. “Các áp lực lên Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Ý sẽ rất to lớn” – ông Charles Dallara mô tả tác động dây chuyền của việc Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro. “Tôi thậm chí không muốn tính toán cái giá phải trả đối với châu Âu khi muốn tìm cách lập lại sự ổn định trong trường hợp Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro, nhưng đó sẽ là rất khổng lồ” – ông Dallara nói.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 16-5 cũng cảnh báo cái giá của sự ra đi của Hi Lạp sẽ “cực kỳ tốn kém”, và việc Hi Lạp quay lại với đồng drachma cũng sẽ rất nhiêu khê. Theo Wall Street Journal, việc in đồng drachma sẽ mất hàng tháng, và điều này càng khuyến khích người dân Hi Lạp rút đồng euro ra khỏi ngân hàng.
Theo Tuổi trẻ
TG 24 giờ qua ảnh: Lễ hạ cờ ở Thiên An Môn
Nhà sư ngồi thiền định, bé trai luyện tập quyền anh, Lễ hạ cờ ở Thiên An Môn,... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.
Một thành viên của bộ lạc Pataxo hút thuốc theo cách truyền thống của bộ lạc này ở Pau Brasil, Brazil.
Một nhà sư đang thiền định, trong khi trẻ em tham gia một nghi lễ vào đêm trước khi diễn ra Lễ hội Vesakha ở Colombo, Sri Lanka.
Các thành viên của đảng Dân chủ mới đốt pháo sáng trước bài phát biểu của lãnh đạo đảng Bảo thủ Antonis Samaras tại hội nghị Zappeio ở Athens, Hi Lạp.
Một người đàn ông đi trên bức tranh lắp ghép tự họa của nghệ sĩ Albrecht Durer ở Nuremberg, Đức.
Một người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ bên ngoài bệnh viện Chaoyang ở Bắc Kinh (Trung Quốc) - nơi nhà hoạt động chính trị, ông Trần Quang Thành đang ở
Người mẫu đang được làm tóc trên sân khấu tại Hội chợ làm đẹp Trung Quốc lần thứ 17 ở Thượng Hải.
Binh sĩ diễu binh trên quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga.
Một người dân lái xe qua vùng đất khô cằn Rio de Contas ở Bahia, Brazil. Khu vực này đang chịu hạn hán tồi tệ nhất trong 30 năm qua.
Một bé trai đang luyện tập môn quyền anh ở Panama City, Panama.
Các nhà sư cầu nguyện trước Lễ hội Vesak tại ngôi chùa Borobudur ở Magelang, Indonesia.
Cách sát đứng bảo vệ trong khi khách du lịch đang xem nghi lễ hạ cờ tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Lạc đà không bướu trên cánh đồng ở Friedberg, Đức
Theo Bee.net.vn
Hoàng gia Qatar chi gần 7 triệu đô mua đảo Hi Lạp Gia đình hoàng gia Qatar đã không ngần ngại chi một khoản tiền lớn lên tới gần 7 triệu USD để mua một hòn đảo tuyệt đẹp nhưng chưa có người ở tại Hi Lạp. Vụ mua bán trên diễn ra chỉ một tháng sau khi các thành viên gia đình hoàng gia Qatar tậu 4 khách sạn sang trọng tại Costa Smeralda...