Châu Âu không công nhận kinh tế thị trường đối với Trung Quốc
Nghị viện Châu Âu (EP) đã thông qua Nghị quyết không mang tính lập pháp rằng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ không công nhận quy chế Kinh tế thị trường đối với Trung Quốc vào ngày 11/12/2016 như những cam kết của quốc gia này khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
Theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), Nghị quyết của EP nhấn mạnh rằng: Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc không phải nền kinh tế thị trường và chưa thỏa mãn được đầy đủ 5 tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường theo quy định pháp luật của EU.
EP cho rằng, xét về mức độ ảnh hưởng hiện tại của nhà nước đối với nền kinh tế Trung Quốc, các quyết định của các công ty về giá, chi phí, đầu vào và đầu ra không tuân theo các tín hiệu phản ánh cung cầu thị trường.
Theo đó, trong khi vẫn chưa đạt được 5 tiêu chí này thì trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, hàng hóa xuất khẩu bị điều tra từ Trung Quốc vẫn sẽ phải áp dụng phương pháp khác trong việc tính toán xác định biên độ phá giá, trợ cấp phù hợp với Báo cáo gia nhập WTO của Trung Quốc (nghĩa là không sử dụng số liệu do ngành sản xuất trong nước của Trung Quốc cung cấp).
EP kêu gọi EC đưa ra đề xuất phù hợp với nguyên tác này. EP cũng cho rằng bất kỳ quyết định nào về cách thức xử lý đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau thời điểm tháng 12/2016 phải đảm bảo sự phù hợp của luật pháp EU với các quy định của WTO.
Hiện nay, theo số liệu thống kê thì EU đang áp dụng 73 biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó 56 lệnh áp thuế là đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với lưu lượng thương mại giữa hai bên lên đến hơn 1tỷ euro/ngày. Trong năm 2015, đầu tư từ Trung Quốc vào EU đã lần đầu tiên vượt quy mô đầu tư từ EU vào Trung Quốc và thị trường Trung Quốc là thị trường mang lại lợi nhuận chính cho 1 số ngành và nhãn hiệu của EU.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng đề nghị EC phối hợp với các đối tác kinh tế lớn – đặc biệt là trong khuôn khổ cuộc họp thượng đỉnh G7 và G20 tới đây – trong việc đảm bảo rằng các quy định của Điều 15 của Báo cáo gia nhập WTO của Trung Quốc vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp lý cho đến sau năm 2016. Đồng thời, Nghị quyết này cũng đề nghị EC phải phản đối các hành động đơn phương nào công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Trung Quốc.
Nghị quyết của EP đã yêu cầu Ủy ban Châu Âu (EC) cần phải xem xét và cân nhắc kỹ những quan ngại do các ngành công nghiệp, công đoàn và các bên liên quan khác của EU đối với các tác động của việc công nhận quy chế kinh tế thị trường của Trung Quốc với môi trường, sự phát triển kinh tế bền vững, lao động, việc làm trong tất cả các ngành sản xuất bị ảnh hưởng và các ngành sản xuất nói chung của Liên minh Châu Âu trước khi ra quyết định về vấn đề này và đảm bảo việc bảo vệ công ăn việc làm của EU. EP cho rằng năng suất dư thừa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế, xã hội và môi trường ở EU, thể hiện ở tác động gần đây tới ngành thép của EU và tác động tới công ăn việc làm của EU nếu công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc sẽ rất lớn.
Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ đưa ra báo cáo, kiến nghị về vấn đề công nhận KTTT đối với Trung Quốc. EP nhấn mạnh sự cần thiết phải có cải cách chung liên quan đến việc sửa đổi các công cụ phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu để đảm bảo sân chơi công bằng giữa ngành sản xuất EU với Trung Quốc và các đối tác kinh tế khác, phù hợp với các quy định của WTO. EP kêu gọi Hội đồng châu Âu nhanh chóng đạt được thống nhất với Nghị viện về việc hiện đại hoá các công cụ phòng vệ thương mại của EU.
Nếu EC đề xuất công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc tại quy định pháp luật của EU, Nghị viện EU sẽ có quyền cùng quyết định với Hội đồng châu Âu. Trong một cuộc tranh luận gần đây về việc xử lý với hàng nhập khẩu của Trung Quốc như thế nào sau thời điểm ngày 11/12/2016, Uỷ viên châu Âu Vytenis Andriukaitis đã cho EP biết rằng Hội đồng đang nghiên cứu một bộ các quy tắc mới trong đó có bao gồm một hệ thống phòng vệ thương mại mạnh và đảm bảo phù hợp với các quy tắc WTO và Hội đồng sẽ thảo luận điều này “trước kỳ nghỉ mùa hè”.
Phương Dung
Theo Dantri
Tổng Giám đốc WTO: Kinh tế Việt Nam ngày càng quan trọng trên thế giới
Tổng giám đốc WTO có các cuộc trao đổi với chính phủ, bộ ngành và doanh nghiệp để xem xét các khả năng có thể hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này được Chính phủ giao chủ trì đón tiếp ông Roberto Azevêdo - Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần đầu tiên thăm chính thức và làm việc tại Việt Nam trong thời gian từ ngày 14 - 15/4.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ làm việc tại Việt Nam từ ngày 14 - 15/4.
Trong thời gian ở tại Việt Nam, theo lịch trình, ông Roberto Azevêdo có một số hoạt động như: tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, làm việc với Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; tham dự buổi tọa đàm với giới doanh nghiệp do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đồng chủ trì tại VCCI...
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Chuyển biến đó tạo nên sự hấp dẫn đối với nhiều nhà lãnh đạo, giới kinh doanh và nhiều nhà nghiên cứu về đất nước, con người và thể chế của Việt Nam.
Với chuyến thăm lần này, ông Roberto Azevêdo cho thấy sự quan tâm của WTO về những dự án của Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế - thương mại và mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.
Ông Roberto Azevêdo cũng mong muốn tăng cường đối thoại giữa WTO và Việt Nam. Ông sẽ có các cuộc trao đổi với lãnh đạo Chính phủ, đại diện một số Bộ ngành kinh tế và giới doanh nghiệp để xem xét các khả năng WTO có thể hỗ trợ Việt Nam.
Từ khi đảm nhận cương vị Tổng giám đốc WTO, Đại sứ Azevêdo đã chỉ đạo tổ chức thành công hai Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Bali năm 2013 và Nairobi năm 2015 với những kết quả quan trọng đối với hệ thống thương mại đa phương.
Gói kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Bali năm 2013 bao gồm các quyết định về vấn đề nông nghiệp, vấn đề hỗ trợ cho các nước kém phát triển và Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại (TF).
Gói kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Nairobi năm 2015 bao gồm những quyết định hỗ trợ các nước kém phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới, một số các biện pháp cụ thể về vấn đề bông, các quyết định về nông nghiệp liên quan đến cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước xuất khẩu nông nghiệp, vấn đề dự trữ công vì mục tiêu an ninh lương thực và cạnh tranh xuất khẩu.
Trong đó, cạnh tranh xuất khẩu bao gồm xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, là một cải cách quan trọng nhất đối với thương mại nông nghiệp kể từ khi thành lập WTO năm 1995. Hội nghị tại Nairobi cũng ghi nhận việc kết thúc đàm phán của Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng (ITA), xóa bỏ thuế quan đối với nhiều hàng hóa trong lĩnh vực này.../.
PV
Theo_VOV
Nghị viện châu Âu cho phép chia sẻ thông tin hành khách Nghị viện châu Âu đã cho phép các hãng hàng không chia sẻ thông tin hành khách với lực lượng an ninh các quốc gia thành viên EU. Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA) Với 461 phiếu ủng hộ và 179 phiếu chống, Nghị viện châu Âu ngày 14/4 đã thông qua quyết định cho phép các hãng hàng không chia sẻ thông tin...