Châu Âu kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm qua kêu gọi các lãnh đạo châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng do những thay đổi lớn liên quan đến an ninh tại khu vực.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tổ chức họp báo tại trụ sở cơ quan này sau khi kết thúc phiên họp thượng đỉnh với các lãnh đạo Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm qua. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tham gia cùng 28 lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) để trao đổi về “những nguy cơ mới tại châu Âu vào thời điểm chiến tranh hỗn hợp, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và tấn công mạng”, Reuters dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu tại phiên họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ.
“Châu Âu phải đầu tư vào quốc phòng để ứng phó với sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường an ninh”, ông nói trong buổi họp báo sau phiên họp.
Nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm chi tiêu quốc phòng từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này khiến Mỹ và NATO lo ngại khả năng quân sự của châu Âu suy yếu, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng giữa phương Tây với Nga đang ở mức cao.
Chi tiêu giảm còn ảnh hưởng tới các công ty quốc phòng châu Âu, buộc họ phải cắt giảm tiền nghiên cứu và gia tăng lo ngại mất khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Video đang HOT
Sự hiện diện của ông Stoltenberg thể hiện mức độ phối hợp giữa NATO và EU trong đối phó với cái gọi là chiến tranh “hỗn hợp”. Cụm từ này ám chỉ những kỹ thuật “tấn công” bất thường như xâm nhập mạng, gây áp lực kinh tế hay hình thức tuyển mộ qua biện pháp tuyên truyền và mạng xã hội của phiến quân Hồi giáo cực đoan.
EU từng triển khai nhiều sứ mệnh quân sự, từ huấn luyện binh sĩ ở Somalia đến sáng kiến mới đối phó nạn nhập cư trái phép từ Libya. Tuy nhiên, EU cho rằng liên minh vẫn chưa nhận được công nhận đủ vì những nỗ lực này.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ không thể ngăn Trung Quốc vì "trục châu Á" đã phá sản?
Chiến lược "tái cân bằng" khu vực châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "hoàn toàn thất bại" trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo cách mà Bắc Kinh mong muốn. Nói cách khác, cho tới khi Mỹ và các đối tác củng cố được vị trí trong khu vực, Trung Quốc sẽ tiếp tục thi hành thủ đoạn ép buộc các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Hành động của Bắc Kinh sẽ đẩy nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang ngày càng gần cũng như vi phạm quyền chủ quyền của các nước láng giềng và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Mỹ.
Thông tin Trung Quốc đang tiến hành cải tạo trái phép tại 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, đã khiến cộng đồng thế giới phải chú ý. Thậm chí, Bắc Kinh còn không giấu diếm ý định biến những khu vực này trở thành căn cứ quân sự. Tuy nhiên, những hành động đơn phương và mang tính khiêu khích như trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong suốt nhiều năm qua.
Cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô lực lượng Hải quân của Mỹ đang bị thu hẹp dần.
Hồi năm 2012, các lực lượng Trung Quốc đã chặn lối vào bãi cạn Scarborough, để giành quyền kiểm soát khu vực này từ tay Philippines. Chiến thuật tương tự cũng được Trung Quốc áp dụng tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí, hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã trái phép hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Còn trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều động các tàu bán quân sự với sự hỗ trợ của các tàu Hải quân ở phía xa, tiến lại gần quần đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản là Senkaku/Điếu Ngư. Trong tháng 11/2013, Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thiết lập "vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông và âm mưu lặp lại hành động tương tự trên Biển Đông.
Những hành động mang tính thù địch và tuyên bố quyết không thỏa hiệp của Trung Quốc đều nhằm mục đích khẳng định nước này có chủ quyền không tranh cãi, từ chối đàm phán giải quyết tranh chấp, thậm chí là đe dọa máy bay và tàu thuyền các nước đi qua không phận và hải phận quốc tế.
Hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư cho chương trình quân sự quốc gia. Giờ đây, Trung Quốc đã sở hữu 300 tàu chiến, hàng ngàn chiến đấu cơ, nâng cấp hệ thống tình báo và trinh sát, tăng khả năng chống vệ tinh, chiến tranh mạng và tăng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa cũng như tên lửa chống hạm. Mục tiêu của Trung Quốc là hiện thực hóa âm mưu bá chủ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong khi cách đây 20 năm, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể triển khai hạm đội phòng thủ bờ biển. Nhưng kể từ khi Bắc Kinh tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, trang bị những công nghệ quân sự hiện đại nhất mà chủ yếu "nhái" lại của Mỹ, các tàu Hải quân Trung Quốc đã có thể mở rộng tầm hoạt động ra tới những vùng biển xa. Ngoài ra, Trung Quốc còn sản xuất được toàn bộ các thế hệ tàu hộ tống, tàu khu trục hiện đại trang bị vũ khí hạng nặng như tên lửa hành trình chống hạm. Việc mở rộng quy mô các xưởng đóng tàu cũng đã giúp Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất tàu chiến.
Về phần mình, Mỹ đang tìm cách cải thiện mối quan hệ song phương và đa phương với các đồng minh châu Á. Sự phối hợp giữa quân đội các nước trong liên minh của Mỹ đóng vai trò quan trọng tăng sức mạnh quân sự để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như không có sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, liên minh quân sự này không thể hoạt động hiệu quả. Nói cách khác, sự hiện diện của quân đội, vũ khí và đường lối lãnh đạo của Mỹ sẽ tạo thành một khối đoàn kết và mạng lưới phòng thủ rộng khắp trong khu vực.
Song hiện nay, Mỹ đang thực thi chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô của hạm đội Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị giảm số lượng từ 272 tàu chiến xuống còn 250 chiếc. Với quy mô này, Mỹ sẽ không thể tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Mỹ đã huy động khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ cũng như điều thêm 3 tàu chiến mỗi năm tới khu vực. Và theo kế hoạch, cho tới cuối thập niên này, 67 tàu chiến của Mỹ sẽ có mặt tại khu vực châu Á.
Theo Diplomat, cần phải thừa nhận rằng trong khi quy mô Hải quân ngày càng bị thu hẹp, các chính sách quốc phòng của Mỹ sẽ cần rất nhiều thời gian để hội tụ đủ năng lực để giải quyết những thách thức an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Minh Thu (Lược dịch)
Theo Infonet
Nhật sẽ tuần tra thường xuyên với Mỹ ở Biển Đông Quân đội Nhật sẽ tham gia tuần tra thường xuyên với quân đội Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ở vùng biển này và đẩy Tokyo vào thế phải can thiệp sâu hơn vào an ninh khu vực. Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Nhật tham gia tập trận chung với Philippines -...