Châu Âu giận cá chém… Nga
Bất lực trước sự chia rẽ nội bộ và sức mạnh nước Nga, châu Âu tiếp tục đổ lỗi cho Moskva âm mưu can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Đoán định ý đồ Nga
Trang “euractiv.fr” của Pháp vừa có bài viết nhan đề “Kremlin dự định gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử tại châu Âu”. Theo đó, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Điện Kremlin muốn tiến hành chiến dịch gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử tại châu Âu, nhất là tại Pháp và Đức.
Bài báo dẫn lời một nhà hoạt động người Nga có tên là Ilya Yashin nhận định mục tiêu cuối cùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin là “phá bỏ” Liên minh châu Âu (EU).
Theo đó, quan điểm của Tổng thống Putin là EU phải được tạo thành từ những quốc gia không thuần nhất, bị chia rẽ và bị chi phối bởi những vấn đề trong nội bộ của từng quốc gia và không có khả năng thống nhất quan điểm nhằm ngăn cản ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Moskva trên trường quốc tế.
Tổng thống Nga Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh ngày 19/1
Ông này cũng nhận xét rằng Kremlin đang tìm cách đưa những “người bạn thân thiết với Moskva” lên nắm quyền tại Ukraine, đồng thời sử dụng các cách thức tấn công tổng hợp để gây ảnh hưởng tới dư luận tại các nước chủ chốt ở châu Âu, như Pháp, Đức, Hà Lan, CH Séc.
Video đang HOT
Trong năm 2017 một loạt các cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra tại các nước. Vào ngày 15/3, cử tri Hà Lan sẽ đi bỏ phiếu để qua đó tìm ra một chính phủ mới. Tại Pháp, vòng bầu cử tổng thống đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 23/4 và sau đó là vòng bầu cử thứ 2 vào ngày 7/5. Nước Đức sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào mùa Thu tới để bầu ra một quốc hội mới, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể. Cuối cùng là cuộc bầu cử lập pháp tại CH Séc sẽ diễn ra vào tháng 10/2017.
Dù Nga bác bỏ mọi cáo buộc đang tìm cách gây chia rẽ EU, song báo chí và ngay cả các quan chức châu Âu vẫn tiếp tục tung tin rằng Nga đang sử dụng “cuộc chiến phức hợp” nhằm tấn công “cơ sở hạ tầng quan trọng” tại một số nước EU.
Trang mạng của Pháp dẫn lời quan chức EU “giấu tên” ám chỉ Nga đang gây ra mối đe dọa bao trùm từ hoạt động gián điệp cho đến các cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp thông tin, dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu cụ thể khác nhau cả về thương mại lẫn chính trị.
Ông Ilya Yashin cho rằng Tổng thống Putin đang muốn giành lại việc kiểm soát không gian hậu Xô Viết, đồng thời làm tất cả những gì có thể để thiết lập lại khu vực ảnh hưởng này của Kremlin.
Binh sĩ Nga bất ngờ xuất hiện tại Crimea hồi đầu năm 2014
Trong bối cảnh đó, đối với EU thì điều quan trọng nhất là phải duy trì sự đoàn kết thống nhất, không được có bất cứ thỏa hiệp nào về vấn đề Ukraine.
Cũng theo Ilya Yashin, ông Putin và ông Donald Trump sẽ không ký kết một hiệp định Yalta mới. Cuộc họp Yalta trước đây diễn ra vào tháng 2/1945 đã gây ra sự chia cắt châu Âu hậu chiến tranh thành hai vùng ảnh hưởng và sau đó mở ra con đường cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Do vậy, ông Trump sẽ không thể một mình đưa ra quyết định này bởi vì Chính phủ Mỹ sẽ không để ông Trump làm điều đó.
Ông Ilya Yashin cho rằng EU cần phải phát triển các phương tiện chống lại các cuộc tấn công hỗn hợp. Theo đó, một cơ chế chính có thể được áp dụng đó là trừng phạt cá nhân chứ không phải áp dụng các lệnh trừng phạt vào các lĩnh vực chống lại nền kinh tế châu Âu.
Những lệnh trừng phạt áp dụng với cá nhân được căn cứ vào trách nhiệm riêng của những cá nhân liên quan đến cuộc xung đột. Biện pháp trừng phạt này không chỉ được áp dụng đối với quan chức mà còn với các thành viên tích cực trong bộ máy tuyên truyền của Nga.
(Theo Thanh Niên)
Giáo hoàng Francis cảnh báo về chủ nghĩa dân túy
Giáo hoàng Francis cảnh báo chủ nghĩa dân túy có thể dẫn đến một nhà lãnh đạo độc tài như trường hợp Adolf Hitler của Đức vào năm 1933.
Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters.
"Tất nhiên, những cuộc khủng hoảng tạo ra sự sợ hãi", Giáo hoàng Francis cho biết trong cuộc phỏng vấn dài một giờ với tờ báo Tây Ban Nha El Pais ngày 21/1.
Ông lấy ví dụ về chủ nghĩa dân túy là trường hợp nước Đức năm 1933. Theo ông, Đức khi đó đang tìm kiếm một lãnh đạo, người có thể mang lại bản sắc cho đất nước và có một người đàn ông tên Adolf Hitler nói 'tôi có thể làm được'.
"Hitler không đánh cắp quyền lực", Giáo hoàng Francis nói. "Ông ấy được chính người dân bầu và rồi quay lại hủy diệt người dân".
Người Đức khi đó còn muốn tự bảo vệ bằng "những bức tường và dây thép gai để những người khác không thể lấy đi bản sắc của họ", Giáo hoàng cho biết thêm. "Trường hợp của Đức là kinh điển. Hitler mang lại cho họ một bản sắc dị dạng và chúng ta đều biết chuyện gì xảy ra tiếp theo".
Đề cập đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhậm chức ngày 20/1 và cũng có ý định xây tường để ngăn người nhập cư, Giáo hoàng cho rằng còn quá sớm để đánh giá ông chủ mới của Nhà Trắng.
"Hãy chờ xem. Hãy chờ xem ông ấy làm gì rồi chúng ta sẽ đánh giá", ông nói.
Các đảng theo phong trào dân túy đang trỗi dậy tại châu Âu do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nhập cư, tị nạn, tình trạng thất nghiệp và chính sách kinh tế khắc khổ.
Như Tâm
Theo VNE
Châu Âu khẩu chiến với ông Trump Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng gay gắt trước các bình luận của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về EU. Ông Hollande (trái) giận dữ sau các phát biểu của ông TrumpLa Libre Tờ Le Figaro ngày 17.1 dẫn lời Tổng thống Pháp Franois Hollande tuyên bố: "Tôi nhắc lại: châu Âu sẵn sàng tiếp tục các chương...