Chật vật sắp xếp chỗ cho học sinh lớp 1
Năm học này, lần đầu tiên cả nước triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tất cả học sinh lớp 1 sẽ học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, thực tế số học sinh ngày càng đông nên điều này không dễ chút nào.
Học sinh đông khiến nhiều quận, huyện ở TP.HCM chịu áp lực rất lớn khi sắp xếp trường lớp cũng như triển khai chương trình mới – NGUYỄN LOAN
Số phòng học “không thấm vào đâu” với số học sinh tăng
Là một trong những quận có học sinh (HS) đông nhất ở TP.HCM, năm nay Bình Tân đón nhận thêm gần 12.000 HS vào lớp 1. Hiện các trường chưa đạt chỉ tiêu vẫn tiếp tục nhận HS đến ngày 1.9.
Năm học trước, số HS học 2 buổi/ngày ở toàn cấp tiểu học của quận chỉ đạt khoảng 40%. “Nếu bây giờ phải sắp xếp cho toàn bộ HS lớp 1 trong quận được học 2 buổi/ngày thì chúng tôi buộc phải giảm số lớp bán trú ở các khối lớp trên. Điều này chắc chắn phụ huynh ở các khối lớp trên sẽ phản ứng. Mình không thể nào bỏ hết bán trú tất cả lớp trên để nhường phòng cho lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Nếu vậy thì năm nay các em được học 2 buổi/ngày, rồi sang năm lấy lớp đâu học. Vấn đề này rất khó”, đại diện của Phòng GD-ĐT Q.Bình Tân chia sẻ.
Năm nay, Q.Bình Tân có thêm 2 trường mới, bao gồm 1 trường THCS và 1 trường tiểu học. Ngoài ra, quận có cải tạo mở thêm phòng ở Trường tiểu học Bình Trị 2, do vậy bậc tiểu học sẽ có thêm 26 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Trong khi số HS lớp 5 ra trường là hơn 9.500, còn HS lớp 1 vào gần 12.000, như vậy bậc tiểu học sẽ phải gánh thêm 2.500 HS so với năm trước đó. Do vậy, số phòng này “không thấm vào đâu” so với số lượng HS tăng.
Cũng là một trong những quận có số lượng HS đông nhất thành phố, ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp, cho biết phải tính toán rất kỹ trong vấn đề sắp xếp chỗ học cho HS.
Là một địa phương trong danh sách “ nóng” của vấn đề tuyển sinh năm nay, việc giải quyết bài toán học 2 buổi/ngày cho HS lớp 1 ở Q.12 nan giải không kém.
Video đang HOT
Năm nay Q.12 đã có 7.404 HS vào lớp 1 nhưng trước áp lực hàng ngàn HS khác chưa có chỗ học, quận phải nhận hơn 1.300 HS bổ sung trong khi chỉ có 22 trường tiểu học công lập. Theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT Q.12, quận có khoảng 60% HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Sau khi nhận thêm hơn 1.3000 HS thì tỷ lệ này có thể phải giảm nhiều nữa.
Không chỉ 3 quận trên, nhiều quận huyện đông dân cư khác ở TP.HCM như Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh… cũng tương tự. Để vừa đảm bảo có chỗ học cho HS vừa phải thực hiện chương trình giáo dục mới nên các quận huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Học cách ngày hoặc học luôn thứ bảy
Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, năm nay Q.Gò Vấp có có 7.727 HS vào lớp 1 trong khi không có thêm trường hay phòng học mới nào được xây thêm. Do đó, để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, quận này cũng đã tính đến rất nhiều phương án.
Trước mắt, ông Thủy cho biết sẽ để các trường tự lên phương án thực hiện dựa trên tình hình và khả năng thực tế của mỗi trường. Trường nào cơ sở vật chất, phòng ốc đầy đủ thì Phòng GD-ĐT sẽ động viên thực hiện đúng chương trình, HS được học 2 buổi/ngày ở tất cả các ngày trong tuần.
“Còn trường nào đông HS, số phòng ít thì vẫn phải học một buổi và chúng tôi bổ sung thêm một số buổi chéo vào buổi chiều. Tuy nhiên, tổ chức học như thế này thì các hoạt động khác của trường tương đối khó khăn”, ông Thủy nói.
Ngoài ra, quận này cũng tính toán đến phương án dự phòng, có thể phân HS lớp 1 thành hai nhóm, nhóm thứ nhất sẽ học vào thứ hai, tư, sáu, còn nhóm thứ 2 học vào ba, năm, bảy và sắp xếp HS học thêm một buổi nữa trong tuần. Tuy nhiên, nếu làm phương án này, ông yêu cầu các trường phải xin ý kiến của phụ huynh trước. Phụ huynh đồng ý và trường thấy hợp lý thì mới làm.
Còn theo tính toán của lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, với những trường nào có điều kiện cơ sở vật chất tốt, đáp ứng đủ số phòng học thì có thể cho HS lớp 1 được học 5 ngày/tuần. Còn những trường nào đông HS, số phòng ít thì có thể sắp xếp cho các em học cả vào thứ bảy để đảm bảo đủ số buổi học theo quy định.
“Cái khó nữa là hiện nay Bộ GD-ĐT mới chỉ ra khung chương trình 2 buổi/ngày, còn khung 6 – 7 buổi/tuần (số buổi tối thiểu mỗi tuần) cho HS lớp 1 chưa thấy nên chúng tôi chưa biết phải phân bổ thế nào cho hợp lý. Bây giờ mình không thể nào sắp xếp cho hoàn hảo được, vì số lượng HS riêng của quận mình thôi tính ra đã bằng số lượng của một tỉnh khác rồi, trong khi tiến độ xây trường, mở lớp không thể nào bắt kịp được với tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn”, vị lãnh đạo này nói.
Ông Khưu Mạnh Hùng trầm tư: “Với những lớp học 1 buổi/ngày, chúng tôi sẽ bố trí cho các em học thêm một buổi vào thứ bảy và có thể phải dạy dồn chương trình để đảm bảo khung tối thiểu của chương trình mới này. Nhưng như vậy thì các em sẽ rất thiệt thòi, áp lực hơn. Chúng tôi đã tính toán hết cách rồi, với số lượng HS đông như thế này thì khó lắm”.
TP.HCM tăng thêm 54.645 HS trong năm học mới
Năm học 2020 – 2021, TP.HCM tăng thêm 54.645 HS. Trong đó bậc tiểu học tăng thêm 8.989. Về cơ sở vật chất, ở bậc tiểu học chỉ có thêm 352 phòng học dự kiến đưa vào sử dụng từ ngày 5.9 và 77 phòng dự kiến bổ sung thêm trong năm 2020.
Quận Gò Vấp: Chỉ 63% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDPT mới
Sáng 20-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã có buổi làm việc với Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (còn gọi là Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018) đối với cấp tiểu học.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) trong ngày khai giảng năm học mới
Tại buổi làm việc, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cho biết, tính đến tháng 8-2020, địa phương đã tổ chức cho 350 cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 tham dự các lớp tập huấn trực tiếp.
Ngoài ra, đối với hai môn Toán và tiếng Việt, 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 đã được bồi dưỡng theo hình thức tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận trong tổ, khối chuyên môn (có ghi nhận nội dung nghiên cứu, trao đổi, học tập trong biên bản tổ, khối) tại cơ sở.
Sau đó, Phòng GD-ĐT tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 toàn quận làm bài thu hoạch trực tuyến theo hình thức trắc nghiệm trên hệ thống vào cuối mỗi đợt bồi dưỡng, môn Toán từ ngày 21 đến 23-12-2019, tiếng Việt từ ngày 6 đến 8-1-2020.
Song song đó, địa phương còn cử 3 cán bộ quản lý và 21 giáo viên cốt cán có trình độ, năng lực, kinh nghiệm vào đội ngũ cốt cán tham dự các lớp tập huấn do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP tổ chức và tham gia hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên đại trà.
Báo cáo tổng hợp của địa phương cho biết, tổng số giáo viên dạy nhiều môn ở lớp 1 năm học 2020-2021 trên địa bàn là 193 giáo viên, trong đó 191 người có trình độ đại học và 2 người trình độ cao đẳng. Toàn quận có 140 giáo viên tiếng Anh, 27 giáo viên âm nhạc, 24 giáo viên mỹ thuật, 54 giáo viên giáo dục thể chất và 24 giáo viên công nghệ.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp thông tin, tất cả giáo viên được chọn dạy lớp 1 năm học 2020-2021 là những người đã có kinh nghiệm dạy lớp 1 năm học 2019-2020, không phải giáo sinh và giáo viên lớn tuổi sắp về hưu, đảm bảo trình độ chuyên môn đạt hoặc trên chuẩn theo quy định. Địa phương không bố trí dạy lớp 1 đối với những giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt mức đánh giá theo yêu cầu ở nội dung bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020-2021.
Đặc biệt, để bổ sung lực lượng cho năm học mới, Gò Vấp đã tuyển dụng mới 74 giáo viên, trong đó dạy nhiều môn là 28 người, giáo dục thể chất 3 người, âm nhạc 2 người, mỹ thuật 5 người, công nghệ 6 người, tiếng Anh 29 người và tổng phụ trách 1 người. Như vậy, môn tiếng Anh là môn học được bổ sung giáo viên nhiều nhất trong năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm học 2020-2021, toàn quận Gò Vấp có 21 trường tiểu học. Tính đến ngày 10-8-2020, số lượng trẻ 6 tuổi (sinh năm 2014) vào lớp 1 là 7.819 em, tương ứng 193 lớp với sĩ số 41 học sinh/lớp. Tỷ lệ lớp học/phòng học là 906/757. Dự kiến số học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày là 4.897 em (tỷ lệ 63%).
Để giải quyết khó khăn về chỗ học, tổng số phòng học dự kiến sẽ được xây mới trong năm 2020 và những năm tiếp theo là 13 phòng.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh bày tỏ, theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, 100% học sinh lớp 1 phải được học 2 buổi/ngày, lớp học đảm bảo điều kiện kê bàn ghế theo nhóm. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhiều trường tiểu học trong quận, yêu cầu này là một thách thức không nhỏ do dân số tăng cơ học cao, hệ thống trường lớp của quận chỉ mới đảm bảo được chỗ học cho học sinh trong điều kiện sĩ số học sinh/lớp còn cao (nhiều nơi lên đến 50 học sinh/lớp), diện tích lớp học ở một vài đơn vị chưa đảm bảo đúng theo quy định.
Bên cạnh đó, nhiều trường hiện nay có sân chơi chật hẹp, do đó việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn khó khăn, thiếu phòng tập đa năng và các phòng nghe nhìn.
Toàn quận hiện còn phường 9 và phường 12 chưa có trường tiểu học công lập.
Riêng về công tác lựa chọn SGK, 100% trường tiểu học ở Gò Vấp chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo" (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành). Thời điểm hiện tại, SGK đã được cung ứng về cho các trường, đảm bảo 100% học sinh lớp 1 có đủ SGK trước khi bắt đầu năm học mới. 100% cán bộ quản lý, giáo viên có đủ SGK, sách giáo viên và sách bổ trợ tham khảo.
Triển khai chương trình, sách giáo khoa mới: Tạo nền tảng học tập tốt cho học sinh Thực hiện Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21-11-2017 của Quốc hội, năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 trên cả nước chính thức học chương trình, sách giáo khoa mới. Thời điểm này, những công việc cuối cùng của công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... đang được hoàn tất, sẵn sàng cho việc giảng...