Chật vật khi con không được học bán trú

Theo dõi VGT trên

Kể từ khi học sinh cả nước bước vào năm học mới 2022-2023, nhiều phụ huynh là công nhân tại TP.HCM phải chật vật xoay xở đủ đường để đưa đón con đi học vì không được học bán trú.

Chị Nguyễn Thị Cúc, công nhân tại một công ty trên địa bàn TP Thủ Đức, từ Hà Tĩnh vào TP.HCM từ năm 2006 để mưu sinh. Hơn 10 năm qua, chị đi làm công nhân để lo chuyện cơm áo, kể từ khi chị lấy chồng, sinh con, nỗi lo của chị càng tăng lên gấp bội. Ngoài việc lo cho sức khỏe, tã sữa của hai đứa con nhỏ, chị Cúc còn phải lo việc học cho con, đặc biệt là việc đưa đón con đi học.

Nghỉ làm công ty để ở nhà đưa đón, trông con

“Bé lớn của tôi năm nay học lớp 5, nhưng từ năm lớp một tới giờ, con không được học bán trú. Giờ ăn cơm trưa, tôi phải xin công ty ra ngoài để đi đón bé, đưa bé về nhà cho bé chơi một mình rồi quay lại công ty. Nếu thuê người đưa đón bé, thu nhập của vợ chồng tôi sẽ bị âm”, chị Cúc chia sẻ.

Chật vật khi con không được học bán trú - Hình 1

Số lớp bán trú tại các trường học trên địa bàn TP.HCM không đủ đáp ứng cho số học sinh tăng lên mỗi năm. Ảnh: Lao Động.

Cũng như con chị Cúc, con anh Nguyễn Văn Sự, công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (quận Bình Tân), cũng không được học bán trú, việc đưa đón con phải trông chờ vào cô giáo mầm non anh thuê ở bên ngoài.

“Mỗi buổi sáng đi làm, tôi sẽ cho con ăn uống rồi đưa đến lớp học. 11h30 phút, cô giáo mầm non bên ngoài sẽ đến rước con tôi về nhóm trẻ cho ăn uống, đến tối tôi đi làm về sẽ đón con về nhà. Không ai muốn gửi con bên ngoài nhưng nếu không gửi thì không có cách nào đưa đón”, anh Sự tâm sự.

Con không được học bán trú, công nhân phải xoay xở đủ đường, có người phải nhờ ông bà từ quê vào ở để đưa đón cháu, có trường hợp không nhờ được ai, một trong hai vợ chồng buộc phải nghỉ làm để ở nhà đưa đón con.

“Trường con tôi cho học sinh bán trú xoay vòng từng khối mỗi năm, năm nay cho bán trú lớp 2 nhưng con tôi vào lớp 1 không được bán trú, sang năm cho bán trú lớp 3 thì con tôi học lớp 2 cũng không được. Cứ như vậy cho đến hết tiểu học, con tôi sẽ không được học bán trú. Do vậy, vợ tôi buộc phải nghỉ làm công ty để ở nhà đưa đón và trông cháu”, anh Võ Hồng Mến, công nhân Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa (TP Thủ Đức), bộc bạch.

Số lớp học bán trú không đủ cho số học sinh tăng cơ học mỗi năm

Video đang HOT

Anh Sự cho hay việc con anh không được học bán trú là do con anh rơi vào những lớp phía sau (theo số thứ tự).

“Ban đầu tôi nghe nói có lớp bán trú nhưng khi con tôi vào học thì không được, chỉ cho 5 lớp đầu tiên được học bán trú. Không có lớp bán trú cho con, chúng tôi phải tốn thêm tiền để thuê người đưa đón và giữ cháu bên ngoài, chi phí trung bình một tháng tiền đưa đón và gửi bên ngoài khoảng 1,8 triệu đồng, chưa kể tiền học thêm”, anh Sự nói.

Không chỉ riêng con của chị Cúc, anh Sự hay anh Mến không được học bán trú mà con của nhiều công nhân lao động khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Chị Nguyễn Thu Hiền là một trong nhiều lao động đang tạm trú trên địa bàn quận Bình Tân, bức xúc vì con chị và hàng chục người lao động cùng công ty không được học bán trú với lý do “ưu tiên cho trẻ thường trú”.

“Vì sao người lao động tạm trú, một vợ, một chồng lên TP.HCM để lập nghiệp, con cái không có ai để chăm lo thì không được ưu tiên, mà chỉ ưu tiên cho người thường trú”, chị Hiền, nhân viên tại một công ty bảo vệ, bức xúc nói.

Liên quan đến việc con của nhiều công nhân lao động trên địa bàn quận Bình Tân không được học bán trú, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân, cho hay năm 2022, học sinh trên địa bàn quận Bình Tân tăng thêm khoảng 4.300 học sinh, số lớp bán trú chỉ đáp ứng được 45% cho khối tiểu học, 25% cấp trung học cơ sở. Số phòng học xây dựng thêm không đủ đáp ứng cho số học sinh tăng thêm cơ học, đó là lý do nhiều trẻ không được học bán trú.

Việc ưu tiên cho trẻ thường trú được học bán trú, theo ông Tuyên đó là tiêu chí các trường đặt ra, không phải do phòng quy định, cơ bản sẽ giải quyết trước cho con cán bộ, công nhân viên quân đội, công an để họ làm công tác.

Phụ huynh từ chối cho con học trực tiếp nếu trường không có bán trú

Trước thông tin các trường ở Hà Nội không tổ chức bán trú, nhiều phụ huynh chia sẻ gặp khó khăn khi đưa, đón trẻ đi học, thậm chí mong muốn con tiếp tục học online.

Chị Lê Hương Giang (Gia Lâm, Hà Nội) kể, trong một ngày, chị làm tổng cộng gần 10 khảo sát của nhà trường về việc cho trẻ đi học trở lại bao gồm các câu hỏi: Phụ huynh có đồng ý cho con đi học lại một buổi/ngày không?Cách xử lý khi trong lớp có F0, F1? Có test nhanh cho trẻ vào mỗi đầu tuần đi học?...

Trong đó, nếu không tổ chức bán trú, 18/28 phụ huynh từ chối cho con đến trường học trực tiếp, tiếp tục lựa chọn phương án học online.

Con trai chị Giang học lớp 2 tại một trường tư thục, lịch học buổi sáng dự kiến từ 8h đến 11h. Phụ huynh phải đón trả trước và sau 30 phút. Như vậy, nếu di chuyển nhanh, 12h trưa con sẽ về tới nhà. Trẻ có 1h30 phút ăn uống, nghỉ ngơi để bước vào giờ học online buổi chiều lúc 13h30 phút.

"Không có giúp việc, ông bà hỗ trợ, tôi khó xoay nổi giữa công việc cơ quan và đưa đón, chăm sóc con", chị Giang nêu quan điểm.

Phụ huynh từ chối cho con học trực tiếp nếu trường không có bán trú - Hình 1

Phụ huynh lo lắng việc đưa đón con đi học nếu trường không tổ chức bán trú. Ảnh: Thạch Thảo.

'Đi học nên có bán trú'

Đọc nhiều thông tin về việc các trường ở Hà Nội không tổ chức bán trú khi trẻ đi học trở lại, chị Nguyễn Minh chia sẻ điều này gây bất cập, bởi phụ huynh rất vất vả khi đưa đón, chăm sóc.

Vào mỗi buổi sáng, sau khi đưa con đền trường, chị Minh vội vã đi làm. Ở cơ quan, người mẹ thấp thỏm lo đến giờ về đón con. 11h học sinh tan học trong khi gần 12h phụ huynh mới được nghỉ trưa.

"Chúng tôi làm sao có thể ngày nào cũng bỏ việc về sớm đón con. Chưa kể, sau khi con về nhà, bố mẹ phải lo cơm nước, nghỉ ngơi để con vào học ca chiều online. Xong xuôi, phụ huynh tất bật đi làm", chị Minh than phiền.

Từ quan điểm trên, chị Nguyễn Minh nêu ý kiến, trẻ nên được đi học cả ngày và ở bán trú. Còn không, các trường nên tiếp tục triển khai học online thêm.

"Việc nhà trường cho trẻ đi học nửa buổi chỉ phù hợp với các gia đình có bố, mẹ làm việc tự do, thoải mái thời gian đưa đón con hoặc nhà gần trường, có ông, bà hỗ trợ", chị Minh nói.

Ủng hộ việc ở bán trú, chị Trần Cẩm Hòa, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho rằng trẻ đi học một buổi không có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhiều hơn đi học cả ngày. Trẻ học trực tiếp một buổi là cách làm "dở dở ương ương", làm tăng thêm chi phí cho xã hội.

Có con đang học lớp 1 ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), chị Nhã Trâm nhận định nếu phụ huynh lo đưa đón con đi học sẽ không có tâm trạng làm việc, chỉ "nhấp nhổm" đưa đón con. Khi đó, cuộc sống chưa thể trở về trạng thái bình thường.

Việc di chuyển trên đường với xe máy hay xe buýt đều vất vả, thời gian đó nếu ở nhà trẻ sẽ có thêm giấc ngủ trưa.

Phụ huynh từ chối cho con học trực tiếp nếu trường không có bán trú - Hình 2

Học sinh tiểu học ở huyện Gia Lâm, Hà Nội đi học trở lại. Ảnh: Thạch Thảo.

Trường đủ điều kiện an toàn nên mở bán trú

Ngày 14/2, sau hơn 5 tháng kể từ ngày khai giảng năm học mới, học sinh tiểu học, trẻ mầm non của TP.HCM được đến trường học trực tiếp. Ngay khi học sinh trở lại, các trường mầm non, tiểu học đều tổ chức bán trú với điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Chia sẻ với Zing, bà Hứa Thị Diễm Trâm, Hiệu trưởng THCS Hà Huy Tập quận Bình Thạnh (TP.HCM), cho rằng ở thời điểm hiện tại, phụ huynh và học sinh đã hiểu và biết cách giữ gìn, bảo vệ bản thân trước tình hình dịch bệnh. Các trường tổ chức bán trú chỉ cần nhắc nhở thêm để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Hiệu trưởng trường THCS Hà Huy Tập nhấn mạnh vai trò của bảo mẫu khi tổ chức bán trú. Theo bà Trâm, các bảo mẫu cần tập trung quan sát trẻ. Nếu phát hiện trường hợp mắt của học sinh đỏ, lờ đờ, bảo mẫu phải khoanh vùng và tế nhị để trẻ ngồi riêng một bàn, báo bộ phận y tế kiểm tra sức khỏe.

"Nhà trường phát cho mỗi bảo mẫu một máy đo thân nhiệt, đo vào buổi trưa khi các em ngủ, kịp thời phát hiện khi học sinh nóng, sốt", bà Trâm nói.

Hiện tại, trường THCS Hà Huy Tập ghi nhận 65% học sinh lớp 6 và 100% học sinh ở các khối lớp 7, 8, 9 đăng ký ở bán trú. Tỷ lệ phụ huynh đồng thuận rất cao.

Nhà trường cũng quy định, học sinh đăng ký ở bán trú phải mang theo ít nhất 3 khẩu trang để thay sau khi ăn trưa và ngủ dậy.

Bà Anh Thư, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tuệ Đức (TP.HCM), nhận định các trường đã đủ điều kiện an toàn và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch thì nên mở bán trú để phụ huynh yên tâm đi làm.

Qua khảo sát lấy ý kiến, trường Tiểu học Tuệ Đức thu được kết quả 95% phụ huynh đồng ý cho học sinh ở bán trú. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, nhà trường phân công nhân lực và tiến hành giãn cách theo quy định ở khu vực ăn uống, ngủ, vui chơi, sinh hoạt.

Trước đây, trường quy định 4 học sinh/bàn ăn, hiện tại đã giảm còn 2 học sinh/bàn ăn. Ngoài giáo viên giảng dạy văn hóa, thầy cô dạy kỹ năng của trường Tiểu học Tuệ Đức cũng tham gia hỗ trợ công tác chăm sóc và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi trẻ ở bán trú.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếcMàn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc
10:55:47 19/12/2024
Nữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợnNữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợn
10:47:57 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hônChú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn
10:32:44 19/12/2024
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con traiHyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai
10:58:58 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sức khỏe

15:46:39 19/12/2024
Ăn gà tây chứa tryptophan, một loại axit amin được chuyển hóa thành melatonin, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn nên kết hợp gà tây với carbohydrate nguyên hạt để tăng cường tác dụng của nó.
Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca, bệnh tay chân miệng vẫn là thách thức lớn

Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca, bệnh tay chân miệng vẫn là thách thức lớn

Thế giới

15:44:23 19/12/2024
Tại hội thảo, các chuyên cho rằng, việc phát triển và triển khai vaccine phòng tay chân miệng, đặc biệt đối với virus EV71 là chìa khóa để ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi

Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi

Sao việt

15:21:06 19/12/2024
Khoảnh khắc trên thảm đỏ của vợ chồng Anh Đức được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ, kèm theo đó là những bàn tán trái chiều.
Nhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbiz

Nhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbiz

Sao châu á

15:03:57 19/12/2024
Trong hình ảnh mới nhất, nữ diễn viên có làn da trắng phát sáng, nhưng vóc dáng vô cùng gầy gò, gương mặt cũng lộ vẻ mệt mỏi thấy rõ
Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Nhạc việt

14:54:02 19/12/2024
Ca sĩ Đinh Xuân Đạt cho biết, MV này là lời tri ân gửi đến Hà Nội, nơi anh trưởng thành và gặt hái thành công đầu tiên.
Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Hậu trường phim

14:51:02 19/12/2024
Khi làm việc với cả B Trần và Huỳnh Anh, Quỳnh Kool cho biết cả 3 người rất hiểu ý nhau. Nhờ vậy, quá trình phối hợp diễn xuất diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ khó khăn nào.
7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

Pháp luật

14:17:37 19/12/2024
Thời điểm kiểm tra, tại phòng 301 cơ sở Ruby có 7 khách (3 nữ, 4 nam) đang thuê phòng hát karaoke. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên bàn có một tờ tiền polyme cuộn tròn dạng ống hút.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Netizen

13:34:14 19/12/2024
Jyoti có mối quan hệ với một cô gái ở Gopal Sahi. Thanh niên này liên tục gây sức ép buộc cô kết hôn với anh ta. Hắn còn dọa sẽ tiết lộ những khoảnh khắc riêng tư của họ nếu cô không đồng ý.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.