Chất lượng là yếu tố sống còn khi trường phổ thông tự chủ
Được UBND TP Hà Nội giao thêm quyền tự chủ là niềm vui đối với Ban giám hiệu trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa).
Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm
Nhưng đi kèm với đó là những thách thức nhà trường phải vượt qua. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm cho biết: Để tồn tại và phát triển, nhà trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng và có những đột phá.
Linh hoạt tuyển dụng nhân sự Trường THPT Phan Huy Chú được UBND Hà Nội giao thêm quyền tự chủ về nhân sự giai đoạn 2020 – 2023 sẽ tạo thuận lợi như thế nào trong hoạt động giáo dục?
Bên cạnh tự chủ về tài chính, khi nhà trường được giao thêm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế sẽ tháo gỡ được nhiều vấn đề. Vấn đề nhân sự, cốt lõi là để đáp ứng việc vận hành của kế hoạch giáo dục. Kế hoạch này của mỗi nhà trường lại không cố định, mà luôn được điều chỉnh hàng năm để phù hợp, hiệu quả hơn.
Theo kế hoạch giáo dục của nhà trường cần phải có những vị trí việc làm phát sinh để đáp ứng sự phát triển của giáo dục: Nhân sự phụ trách các câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật…; giáo viên các môn Thể dục đáp ứng sở trường, năng lực, đam mê của học sinh (HS); người quản lý HS ăn nghỉ trưa, an toàn thực phẩm; nhân sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường…
Còn câu chuyện tuyển thêm bao nhiêu người cho từng vị trí phụ thuộc vào việc hằng năm nhà trường rà soát, chỉnh sửa và bổ sung các nội dung mới hoặc cắt bỏ nội dung cũ. Khi phát sinh cần người tới đâu, nhà trường sẽ tìm nhân sự ở mảng đó. Nhưng để tuyển những người giỏi, trả lương cao là bài toán khó đối với tất cả các trường và trường tự chủ càng khó khăn hơn. Song tôi nghĩ để giữ người tài, ngoài việc đảm bảo mức thu nhập, phải tạo ra môi trường làm việc gắn bó để họ nhận được sự hỗ trợ trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp và vui khi đảm nhiệm công việc.
Còn về học phí, nhà trường sẽ điều chỉnh như thế nào, thưa ông?
- Nguyên tắc chung đối với các trường tự chủ là “lấy thu bù chi”. Trường phổ thông chỉ có nguồn thu từ học phí nên nhà trường căn cứ vào kế hoạch giáo dục trong cả khóa học, trên cơ sở đó tính toán nhân sự, tài chính và các điều kiện đảm bảo khác để vận hành, sau đó mới đưa ra được phần tài chính, mức học phí cha mẹ HS phải đóng.
Học sinh trường THPT Phan Huy Chú đang học trực tuyến môn Ngữ văn trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.
Ngoài căn cứ vào kế hoạch giáo dục, nhà trường còn thực hiện nghị quyết của HĐND, UBND TP không được thu học phí vượt quá mức trần. Hiện nay, học phí trường THPT Phan Huy Chú thu theo từng khối, từ 48 triệu đến gần 50 triệu đồng/HS/năm học.
Video đang HOT
Bền bỉ, liên tục những giải pháp nâng cao chất lượng Nhà trường có giải pháp gì để nâng cao chất lượng dạy – học, tương xứng với mức học phí phụ huynh đóng góp cao hơn so với trường công lập không tự chủ?
- Trường THPT Phan Huy Chú đạt tiêu chí chất lượng giáo dục (5 tiêu chí) từ năm 2015. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi, đây chỉ là mốc đánh dấu sự ghi nhận, tin tưởng của cấp trên khi nhà trường đã đạt các tiêu chí của trường Chất lượng cao.
Nhà trường phải không ngừng nâng chất lượng, nên hàng năm chúng tôi thực hiện các giải pháp đồng bộ từ nâng cao năng lực nghề nghiệp cho tất cả đội ngũ, truyền cảm hứng, cung cấp các nội dung về kỹ năng sống, giá trị sống đến việc bổ sung những trang thiết bị, điều kiện làm việc…
Việc này nhằm giúp công việc giảng dạy, tổ chức những hoạt động giáo dục hiệu quả, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội cũng như mong đợi của người dân.Do là trường phổ thông đầu tiên được giao tự chủ, không có trường nào đi trước để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho nên chúng tôi phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đôi khi cũng mắc sai lầm, phải rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất để nhà trường tồn tại và phát triển khi tự chủ chính là chất lượng giáo dục được xã hội ghi nhận, cha mẹ HS tin tưởng. Để làm được việc này đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục với quan điểm “trường chất lượng cao phải là trường không ngừng nâng cao chất lượng”.
Một vấn đề dư luận hết sức quan tâm đó là hiệu trưởng lạm quyền khi nhà trường tự chủ?
- Một hiệu trưởng làm ở trường tự chủ mà dùng quyền một cách không đúng là hại chính mình và hại cả nhà trường. Chỉ năm trước năm sau thôi, trường mất uy tín không tuyển sinh được, cả nhà trường sẽ khó tồn tại, vậy lấy gì để hiệu trưởng lạm quyền?
Vì thế, nhà trường cần xây dựng những quy chế, quy định sử dụng các công cụ mà trường được giao tự chủ theo định hướng nâng cao hiệu quả tất cả các nội dung hoạt động trong nhà trường; cũng như kiểm tra, giám sát chéo việc thực hiện quyền của các cá nhân, các bộ phận.
Đối với trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, tất cả các quyết sách lớn đều thông qua Hội đồng trường thống nhất mới được phép thực hiện.
Với việc được UBND TP Hà Nội giao tự chủ hoàn toàn, hình ảnh của trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa trong thời gian tới sẽ thế nào?
- Hiện nay, chuẩn đầu ra theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, tức là HS phải thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia. Nhưng, chúng tôi mong muốn trong tương lai, học trò của mình năng động, tự chủ và hội nhập quốc tế nên sẽ xây dựng thêm những chuẩn đầu ra có giá trị quốc tế, chẳng hạn về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, do tổ chức quốc tế công nhận. Ví dụ như HS phải đạt chứng chỉ Tin học văn phòng do Microsof cấp; hoặc về ngoại ngữ, hiện có 70% HS của trường đạt chuẩn đầu ra B1, sang năm trường phấn đấu 100%.
Xin cảm ơn ông!
Muốn tự chủ phải chất lượng
Không đơn giản để một trường có thể được giao tự chủ, và cũng không đơn giản để có thể tự chủ thành công. Câu chuyện trường THPT công lập đầu tiên ở Hà Nội được tự chủ toàn phần có giá trị tham khảo cho các trường trong hành trình tự chủ.
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú hát Quốc ca tại nghĩa trang Trường Sơn trong chuyến trải nghiệm "về nguồn" - Ảnh: HUY TRẦN
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt đề án về tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế trong giai đoạn 2020-2023 đối với Trường THPT Phan Huy Chú. Như vậy, cùng với việc tự chủ tài chính trong 13 năm qua, giờ đây nhà trường được chủ động trong công tác nhân sự.
Rộng quyền tuyển dụng
Theo đề án đã được phê duyệt, hiệu trưởng nhà trường được quyền quyết định kế hoạch biên chế, kế hoạch sử dụng lao động hợp đồng làm việc tại đơn vị. Hiệu trưởng chủ động thành lập hội đồng tuyển dụng viên chức, thay vì chờ đợi nguồn giáo viên từ kỳ tuyển dụng của TP.
Hiệu trưởng cũng có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu. Hiệu trưởng quyết định điều động, biệt phái, luân chuyển, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với lao động hợp đồng và viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của trường từ chức danh nghề nghiệp tương đương giáo viên THPT hạng II trở xuống.
Về việc nâng lương, hiệu trưởng quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên nhà giáo, kéo dài thời gian nâng lương đối với viên chức và người lao động hợp đồng của đơn vị.
Bên cạnh đó, trường cũng được chủ động bổ sung vị trí việc làm theo yêu cầu công việc thực tế, ví dụ như tuyển dụng người làm giám thị/tổng chủ nhiệm - một vị trí mà ở các trường công lập không có hoặc phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm.
"Có nhiều việc bây giờ chúng tôi có hành lang pháp lý để làm, ví dụ như thành lập thêm các tổ/ban ngoài các tổ bộ môn như quy định chung với các trường công lập. Chúng tôi cũng được phép cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng ở trong, ngoài nước.
Từ bây giờ, trường cũng được tổ chức các hoạt động liên doanh liên kết và hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT và các hợp đồng kinh tế khác, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị..." - ông Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, chia sẻ.
Vì sao ít trường công "xung phong" tự chủ?
Nhiều "quyền" nhưng vì sao những năm qua ít trường phổ thông công lập mặn mà với tự chủ?
Trả lời câu hỏi này, hiệu trưởng một trường THPT tự chủ tài chính ở Hà Nội cho rằng: "Tự chủ phải bắt đầu bằng tự chủ tài chính. Trong khi đó không có hành lang pháp lý để trường tự chủ tài chính được phép thu học phí cao hơn mức chung áp dụng với trường công lập.
Muốn thu học phí cao, trường tự chủ phải nỗ lực để được công nhận trường chất lượng cao (theo Luật thủ đô). Mà đó có thể là chặng đường rất dài, thậm chí không đạt được".
Hà Nội hiện có gần 20 trường chất lượng cao. Nhưng những trường thực hiện tự chủ tài chính trước rồi mới được công nhận là trường chất lượng cao mới chỉ có duy nhất Trường THPT Phan Huy Chú. Mà theo ông Hà Xuân Nhâm, chặng đường "quá độ" đó vô cùng vất vả. Nhất là xuất phát điểm, Trường THPT Phan Huy Chú chỉ là trường tốp dưới.
Để xây dựng tên hiệu, nâng uy tín, nâng chất lượng nguồn tuyển, trường phải thay đổi cách quản trị nhà trường, mạnh dạn thực hiện mô hình đổi mới dạy học, linh hoạt trong các hình thức giáo dục.
Đến nay, Hà Nội có 3 trường THPT thực hiện tự chủ tài chính thì ngoài Trường Phan Huy Chú, 2 trường còn lại chưa phải trường chất lượng cao và vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn khi phải bươn chải. Đó chính là lý do những trường chưa đủ tiêu chí để công nhận chất lượng cao sẽ không dám quyết xin tự chủ tài chính.
Trường tự chủ hút học sinh
Trường THPT Nam Sài Gòn (Q.7) là trường THPT duy nhất ở TP.HCM tự chủ tài chính toàn phần. Tiền thân của trường là trường dân lập do một công ty liên doanh thành lập, sau đó công ty này trao tặng trường cho TP.HCM.
Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Nam Sài Gòn trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM và là trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn phần (lấy thu bù chi).
Đến nay, Trường THPT Nam Sài Gòn đã trở thành một địa chỉ tin cậy đối với nhiều phụ huynh học sinh ở TP.HCM, áp lực tuyển sinh đầu vào ở trường này rất cao mặc dù mức thu cao hơn nhiều so với mức thu của các trường công lập khác trên địa bàn TP.HCM.
Theo ông Phạm Văn Nam - hiệu trưởng Trường THPT Nam Sài Gòn, nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như tự chủ về nhân sự (từ yêu cầu công việc thực tế, trường sẽ xây dựng vị trí việc làm và tổ chức tuyển dụng); tự chủ về tài chính, về kế hoạch giáo dục...
"Tuy nhiên, cái khó nhất đối với chúng tôi hiện nay là chưa có hành lang pháp lý về mức thu, mức học phí mà HĐND TP.HCM phê duyệt từ rất lâu cho trường là 400.000 đồng/tháng/học sinh tiểu học; 600.000 đồng/tháng/học sinh THCS, THPT đến nay đã không còn phù hợp.
Vì vậy, để đảm bảo có đủ kinh phí nhằm trang trải tất cả các hoạt động chi thường xuyên... mỗi năm trường đều phải thỏa thuận với phụ huynh về mức hỗ trợ các hoạt động giáo dục" - ông Nam nói.
Xóa bỏ "cào bằng" trong đãi ngộ
Theo quy chế chi tiêu nội bộ mà các trường chất lượng cao được phép, Trường THPT Phan Huy Chú hiện có thể chi tối đa 2 lần lương cơ bản cho giáo viên trong biên chế. Ngoài ra, nếu giáo viên làm thừa giờ so với định biên sẽ được ký thêm hợp đồng khoán việc để hưởng thu nhập theo hợp đồng.
Từ nhiều năm nay, trường cũng áp dụng việc trả lương theo năng suất lao động thực tế. Cụ thể, thù lao chi cho 1 tiết dạy có sự khác nhau giữa các giáo viên dạy cùng môn, cùng lớp, tùy theo chất lượng. Có 4 ngưỡng chất lượng để căn cứ chi lương.
Để đánh giá giáo viên theo 4 ngưỡng, trường áp dụng bộ tiêu chí gồm 20 tiêu chí, cùng với đó là kênh đánh giá của phụ huynh, học sinh về độ hài lòng với chất lượng dạy học của từng giáo viên.
Đánh giá học sinh theo phẩm chất, năng lực thay vì chỉ điểm số Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 26/2020 về việc đổi mới kiểm tra đánh giá vừa là bước chuẩn bị cho đánh giá học sinh (HS) về phẩm chất, năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa đồng bộ với cấp tiểu học. Từ học kỳ này, các trường THCS, THPT sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thuê y tá chăm bố chồng nằm viện, tôi bị em chồng mắng: "Đồ bất hiếu"
Góc tâm tình
05:09:35 30/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Rộ nghi vấn Lật Mặt 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp
Hậu trường phim
23:51:26 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Nữ diva ít nhận show để tập trung bán đồ... "second hand"
Sao châu á
23:38:18 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025