Chắt chiu tiền điện để thưởng Tết cho giáo viên
Theo đề nghị của công đoàn giáo dục TP.HCM thì mức thưởng Tết cho mỗi giáo viên không dưới 200.000 đồng. Nhờ các khoản tiết kiệm, thầy cô giáo ở TP.HCM nhận được khoảng 3-10 triệu đồng.
Năm nay giáo viên trường THCS Hiệp Phước, Nhà Bè chỉ được thưởng Tết vài trăm ngàn đồng.
Thu nhập tăng thêm: Nhiều trường giảm
Theo nghị định 43/2006 của Chính phủ (quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) thì bắt đầu từ cuối năm 2006 (tương đương với Tết Nguyên đán năm 2007), đội ngũ nhà giáo sẽ có thêm một khoản được gọi là thu nhập tăng thêm.
Không phải bỗng dưng mà các thầy, cô có được số tiền này. Như giải thích của các hiệu trưởng thì là do nhà trường tiết kiệm điện, nước, thậm chí là cả nhân sự mà có được. Tất nhiên việc tiết kiệm này chỉ ở mức độ vừa phải để vẫn đảm bảo tốt hoạt động dạy và học…
Khi được hỏi về khoản tiền này, hiệu trưởng một trường CĐ trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Chắc chắn là cao hơn nhiều so với các trường phổ thông và mầm non. Năm nay cũng như năm ngoái, trung bình mỗi nhà giáo được khoảng vài chục triệu đồng”. Và ông lý giải sở dĩ các thầy, cô ở đây có được khoản tiền này là bởi ngoài tiết kiệm, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động khác như dạy thêm để tăng nguồn thu.
Video đang HOT
Cũng về vấn đề này, thầy Trần Phước Đức – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) – cho biết: “Đến thời điểm này tuy chưa có con số chính xác nhưng mức thu nhập tăng thêm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường giảm, chỉ bằng 70-75% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do năm nay học sinh của trường giảm, theo đó ngân sách cấp (trên đầu học sinh) cũng giảm. Vả lại, vật giá leo thang cái gì cũng tăng nên kinh phí tiết kiệm giảm”. Được biết, năm ngoái trung bình mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường THPT Nguyễn Trãi nhận được trên 10 triệu đồng/người. Theo đó, năm nay chỉ còn khoảng 7-8 triệu đồng/người.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận 7 cũng cho biết, năm ngoái nguồn tiền tiết kiệm được của trường khoảng 900 triệu đồng nhưng năm nay thì thấp hơn. Trường có trên 120 người, do vậy mỗi người chỉ được khoảng 6-7 triệu đồng.
Những trường THPT “đại gia” ở quận 1, quận 3, quận 6, Tân Bình… những năm trước trung bình mỗi giáo viên nhận được 20-30 triệu đồng, năm nay cũng giảm đáng kể.
Ngược lại, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 cho biết: “Năm nay ngân sách cấp cho các trường cao hơn năm ngoái. Riêng trường tôi, ngoài việc ngân sách cấp nhiều hơn thì nhà trường cũng ít mua sắm hơn do đã đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. Vì vậy, quỹ kết dư năm nay tương đối nhiều. Dự kiến mỗi giáo viên được khoảng 6-7 triệu đồng, trong khi năm ngoái chỉ hơn 1 triệu đồng”.
Thưởng Tết : Thấp nhất 200.000 đồng
Về mức thưởng Tết, nhiều hiệu trưởng thừa nhận là rất khiêm tốn. Bởi, theo ông Bùi Văn Nam – Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP.HCM thì: “Trường học là đơn vị sự nghiệp không có thu nên không có thưởng Tết hay còn gọi là tháng lươngthứ 13 như những đơn vị có thu khác”.
Nói như vậy không có nghĩa là các thầy, cô giáo “trắng tay”. Theo đề nghị của công đoàn Giáo dục TP.HCM thì mức chăm lo Tết cho mỗi giáo viên không được dưới 200.000 đồng.
Cô Nguyễn Thị Hiếu – Hiệu trưởng trường THCS Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) – thừa nhận: “Ở khu vực này, điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nên nhà trường khó tổ chức các hoạt động để tăng nguồn cho quỹ phúc lợi. Vì vậy, thưởng Tết chúng tôi chỉ trông chờ vào thành phố và huyện cho bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Về phía nhà trường chỉ có thể thưởng cho mỗi giáo viên vài trăm ngàn đồng”. Cũng may, nhờ có nghị định 43 mà các nhà giáo ở đây còn được khoản thu nhập tăng thêm là 5-6 triệu đồng/người.
Cô Nguyễn Thị Tám – Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Sơn Ca 3 (quận 11) – cho biết: “Năm nay dự kiến thưởng Tết cho giáo viên khoảng 1,5-2 triệu đồng/người. Số tiền này là do nhà trường tiết kiệm từ các hoạt động như tổ chức cho trẻ ăn sáng tại trường, dạy năng khiếu. Riêng khoản thu nhập tăng thêm, may mắn là năm nay trường có dư nên trung bình mỗi giáo viên được khoảng từ 3-4 triệu đồng. Năm ngoái trường mới xây phải mua sắm nhiều nên không có thu nhập tăng thêm …”.
Từ thực tế trên, có thể nói mức thưởng Tết của giáo viên hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn thu do nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ học mà có được. Do vậy càng những trường có điều kiện để tổ chức hoạt động như dạy năng khiếu, dạy thêm, cho thuê mặt bằng, căng tin… thì quỹ phúc lợi càng lớn, thưởng Tết cho giáo viên cũng nhiều hơn.
Hiệu trưởng một “trường điểm” ở trung tâm quận 1 thừa nhận: “Nhà trường có nhiều hoạt động nên cũng có được quỹ phúc lợi kha khá. Theo đó, năm nay thưởng Tết cho giáo viên theo danh hiệu A, B, C từ 4-5 triệu đồng/người”.
Đây được xem là mức thưởng Tết tương đối cao trong hệ thống các trường công lập. Song, càng nghĩ càng thấy xót xa, bởi mức thưởng cao của nhà giáo chưa bằng 1% mức thưởng ở các doanh nghiệp. Tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, mức thưởng Tết cao nhất năm nay là 624 triệu đồng (Tết Dương lịch) và 539 triệu đồng (Tết Nguyên đán).
Mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng chắc hẳn các nhà giáo sẽ không khỏi chạnh lòng…
Khoản thu nhập tăng thêm là do tập thể nhà trường tiết kiệm mà có được. Tuy nhiên, không phải trường nào muốn tiết kiệm cũng thực hiện được. Bởi trên thực tế, ngân sách thì cấp theo đầu học sinh. Dù là trường lớn hay trường nhỏ thì cũng phải mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học, cũng phải chi tiền điện, nước.
Đặc biệt, 80% tổng số kinh phí ngân sách cấp là chi lương cho giáo viên. Do đó, trường nào giáo viên càng lớn tuổi (hệ số lương cao) thì nguồn tiền kết dư cuối năm càng ít. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức thu nhập tăng thêm của giáo viên ít. Thậm chí có nhiều trường còn không có…
Theo Giáo Dục
Doanh nghiệp khó khăn, 4.100 lao động mất việc
Ngày 26.12, Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 đã có 4.100 lao động mất việc do doanh nghiệp (DN) giải thể, thu hẹp sản xuất.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng, trong năm 2012, các ngành chức năng đã giải thể, xóa tên 203 DN ngừng hoạt động, thông báo đến 406 DN vi phạm khác để xóa tên. Bên cạnh đó, còn có 1.859 cơ sở bỏ địa chỉ kinh doanh.
Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế kéo theo DN phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động, hoặc thu hẹp sản xuất, qua đó khiến 4.100 lao động mất việc làm.
Người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.Đà Nẵng
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng, thu nhập trung bình của công nhân, viên chức và người lao động tại TP.Đà Nẵng năm 2012 đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng, tuy tăng 3,92% so với trước nhưng chỉ số giá tiêu dùng tăng, đặc biệt là ở các mặt hàng thiết yếu nên đời sống vẫn chưa cao.
Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2012, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vẫn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) của người lao động lên đến 127 tỉ đồng, trong đó số tiền nợ BHXH, BHYT trên ba tháng là 67 tỉ đồng, khiến người lao động gặp rất nhiều thiệt thòi.
Theo TNO
Thành lập tổ tự quản trong đội ngũ xe ôm Chào mừng Đại hội CĐ các cấp tiến tới đại hội IX CĐ tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2013 - 2018, các cấp CĐ trong tỉnh đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Lễ ra mắt tổ tự quản của xe chở khách. Bằng những việc...