Chào thầu giá thấp, PECC1 tăng mạnh quy mô trúng thầu
Quyết định thoái vốn khỏi khoản đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp là Dự án Thủy điện Sông Bung 5, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 ( PECC1) đang tập trung phát triển lĩnh vực cốt lõi là tư vấn điện.
Giữa tháng 12/2018, PECC1 bắt đầu rao bán Dự án Thủy điện Sông Bung 5 nhưng không thành công. Ảnh: Quốc Học
Bằng cách chào thầu với giá thấp, PECC1 bước đầu đã gặt hái được thành quả. Tuy nhiên, trong khi chờ bán dự án thủy điện, khoản chi phí lãi vay lớn phát sinh từ dự án này vẫn đang ăn mòn lợi nhuận của Công ty.
Cạnh tranh bằng giá
Năm 2018, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) đã lên kế hoạch bán Dự án Thủy điện Sông Bung 5. Đây được cho là giải pháp giúp PECC1 khắc phục tình trạng tài chính khó khăn và tập trung phát triển lĩnh vực cốt lõi là tư vấn điện.
Trung tuần tháng 12/2018, PECC1 bắt đầu rao bán Dự án Thủy điện Sông Bung 5 nhưng không thành công. Hiện chưa có thông báo chính thức của PECC1 về thương vụ này, nhưng với thay đổi không lớn trong tổng tài sản tại thời điểm cuối quý III/2019, nhiều khả năng PECC1 vẫn chưa bán được nhà máy này.
Video đang HOT
Sau khi bán Thủy điện Sông Bung 5, PECC1 định hướng phát triển lĩnh vực cốt lõi bao gồm tư vấn thủy điện, nhiệt điện, lưới điện và bỏ ngỏ khả năng tận dụng cơ hội để tham gia đầu tư, định hướng đầu tư các dự án năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện mặt trời, điện gió hay đầu tư trụ sở khi có cơ hội phù hợp.
Trong công bố về định hướng phát triển trung và dài hạn được đưa ra vào tháng 4/2018, PECC1 cho biết sẽ giảm giá các gói thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế thuộc lĩnh vực ngành nghề truyền thống và lĩnh vực mới, tiềm năng nhằm đảm bảo doanh thu, việc làm, thu nhập cho người lao động.
Thực tế cho thấy, bằng cách giảm giá mạnh nhiều gói thầu, quy mô trúng thầu của PECC1 tăng vọt trong năm 2018. Nếu như năm 2016 quy mô trúng thầu chỉ khoảng 250 tỷ đồng thì con số này đã tăng lên 580 tỷ đồng năm 2018.
Trong đó có một số gói thầu đáng chú ý như: Gói thầu 2 Tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình, tư vấn lựa chọn nhà thầu xây dựng, thiết bị thuộc Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng có giá trúng thầu là 108,7 tỷ đồng, giảm 19,8% so với giá gói thầu; Gói thầu 1 Tư vấn khảo sát giai đoạn thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế kỹ thuật – dự toán, bản vẽ thi công và hồ sơ mời thầu (HSMT), đo vẽ trích lục bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Đường dây 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi có giá trúng thầu là 161,8 tỷ đồng, giảm 6% so với giá gói thầu.
Nhiều gói thầu quy mô nhỏ hơn cũng được PECC1 chào giá thấp, chẳng hạn như Gói thầu số 01-TV Tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật – dự toán và khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công – dự toán thuộc Dự án Hồ chứa nước Ngòi Giành, tỉnh Phú Thọ có giá trúng thầu 23 tỷ đồng, giảm 38% so với giá gói thầu.
Theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, từ đầu năm 2019 đến nay, PECC1 trúng 64 gói thầu với tổng giá trúng thầu khoảng 200 tỷ đồng.
Lãi vay ăn mòn lợi nhuận
Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng dư nợ vay dài hạn và ngắn hạn của PECC1 là 945,3 tỷ đồng, gấp 3,68 lần so với vốn chủ sở hữu 257,1 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay tài trợ Dự án Thủy điện Sông Bung 5 tại Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) chiếm phần lớn dư nợ vay.
Vay nợ nhiều, đặc biệt trong khoảng thời gian lãi suất cao, khiến các khoản chi phí lãi vay phình to, kéo theo hiệu quả kinh doanh của PECC1 ngày càng đi xuống. Cụ thể, chi phí lãi vay 9 tháng năm 2019 là 57 tỷ đồng, chiếm gần 1/6 tổng doanh thu (361,2 tỷ đồng), đây là nguyên nhân chính khiến Công ty lỗ ròng 36 tỷ đồng. Năm 2018, mặc dù doanh thu đạt 656 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng của Công ty chỉ đạt 2,5 tỷ đồng, bởi chỉ riêng chi phí lãi vay đã lên tới 85,3 tỷ đồng.
Trong số 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán (PECC1, PECC2, PECC3, PECC4) có vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PECC1 có vốn điều lệ lớn nhất nhưng lại là đơn vị có hiệu quả kinh doanh khiêm tốn nhất. Khác với những doanh nghiệp “anh em” kể trên, PECC1 còn lấn sân sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng thay vì chỉ tập trung vào lĩnh vực truyền thống là tư vấn điện. Năm 2013, PECC1 đã đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5.
PECC1 có lịch sử hình thành và phát triển trên 50 năm. Năm 2008, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Hiện tại vốn điều lệ của PECC1 đạt 267 tỷ đồng, trong đó EVN là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 54,34% cổ phần.
Thế Anh
Theo Baodauthau.vn
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của VIB ước đạt 4.000 tỷ đồng
Năm 2019, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế đã cho vay ôtô chiếm thị phần trên 25% và con số này duy trì từ năm 2017 đến nay.
Giao dịch tại VIB. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Tại lễ công bố hoàn thành 3 trụ cột của Basel II ngày 19/12 tại Hà Nội, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của ngân hàng này ước tính đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 5,6 lần so với năm 2016 và tăng gần gấp rưỡi so với năm 2018.
Theo ông Vũ, VIB đã mua lại nợ xấu bán cho VAMC từ năm 2017 và trích lập dự phòng đầy đủ, là 1 trong những ngân hàng sạch nợ sớm nhất tại VAMC. Nhờ quản trị rủi ro tốt, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm nhanh từ 2,2% năm 2018 xuống còn 1,78% hiện nay. Hiện hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng đạt 27%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 9,66% tăng so với quy định của Ngân hàng Nhà nước 8%.
[VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 9.244 tỷ đồng]
VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên mời xếp hạng tín nhiệm Moody's xếp hạng và có thứ hạng ở nhóm ngân hàng dẫn đầu nhiều năm liền. VIB cũng là đối tác hàng đầu ở Việt Nam của các định chế quốc tế như IFC ADB, CBA... Riêng ADB và IFC đã cấp hạn mức tín dụng cho VIB trên 250 triệu USD.
Năm 2019, ngân hàng này đã cho vay ôtô chiếm thị phần trên 25% và con số này duy trì từ năm 2017 đến nay; số dư cho vay bán lẻ vượt 100.000 tỷ đồng, nằm ở tốp 3 ngân hàng tư nhân cho vay tại Việt Nam; dẫn đầu về chỉ tiêu thẻ tín dụng Master Card tại Việt Nam với tốc độ tăng chi tiêu 300% trong năm 2019.
Năm 2018, VIB đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 2.741 tỷ đồng, tăng 95% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 22,5%, ở nhóm cao nhất của thị trường./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
Dự kiến nâng trần chi phí lãi vay lên 30% Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo đó, mức khống chế chi phí lãi vay với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được nâng từ 20% lên 30%. Ảnh chỉ...