Cháo gỏi vịt cho mùa mưa Sài Gòn
Cháo nóng hổi, hạt gạo rang rời, kết hợp thịt vịt luộc trộn gỏi bắp cải, chấm nước mắm gừng giúp bạn ấm bụng chiều Sài Gòn ẩm ướt.
Những ngày này, thời tiết Sài thành ẩm ương, đặc biệt hay mưa buổi chiều dễ khiến bạn thèm thứ gì đó ấm nóng. Vì thế cháo vịt là gợi ý không tồi. Ngay trung tâm thành phố, loạt hàng cháo vịt lâu đời đã quá quen thuộc với nhiều người. Còn nếu chạy về phía quận 9, đoạn giữa đường Nguyễn Duy Trinh có một quán cháo được lòng khá nhiều thực khách dù không có tên.
Một phần gỏi vịt.
Quán ngay ngã tư đèn đỏ nên dễ tìm, chủ yếu bán các món chế biến từ thịt vịt. Nhờ nằm ngay trục đường tấp nập xe cộ nên giờ cơm mỗi ngày quán khá đông khách. Đây cũng là địa chỉ tụ tập ưa thích của cánh đàn ông vào buổi chiều bởi thịt vịt chấm mắm gừng là món nhắm lý tưởng. Không gian trong nhà rộng rãi, thoáng, chỗ ngồi là bàn ghế nhựa thoải mái.
Không phải gỏi vịt mà tô cháo gạo rang mới là thứ chiếm trọn cảm tình của thực khách. Chủ quán nấu cháo kiểu miền Nam, rang sơ gạo trước khi nấu nên hạt gạo rời. Cháo không dẻo nhưng ăn mềm và thơm. Cháo nấu loãng, nêm nếm vừa miệng, ăn kèm miếng huyết vịt, một tí hành lá, hành phi, giá chần và rắc thêm chút tiêu cho ấm bụng.
Bên cạnh cháo thì bún măng cũng được không ít người lựa chọn nhờ dễ ăn. Bún sợi nhỏ. Nước lèo nấu từ nước luộc vịt, mỡ vịt cho độ béo vừa phải, ăn kèm măng có vị hơi chua nên không bị ngấy. Sợi măng nhai sần sật vui miệng. Nếu muốn ăn nhiều măng, bạn hãy dặn trước chủ quán.
Video đang HOT
Đa phần thực khách đến quán gọi cháo hoặc bún măng vịt riêng, rồi gọi thêm một đĩa gỏi vịt ăn cho đã. Thịt vịt luộc không nhiều mỡ và da, ăn không bị ngán. Phần thịt nạc không bị bỡ, sắp đều lên phần gỏi bắp cải bào mỏng trộn chua ngọt với cà rốt, rau răm. Hành phi và đậu phộng rang làm món ăn thêm vị bùi. Khi ăn, bạn trộn đều đĩa gỏi, gắp miếng thịt chấm nước mắm gừng cay the hoặc rưới nước mắm vào đĩa gỏi cho vị đậm đà rồi thưởng thức. Thông thường, hai người tốn khoảng 100.000 đồng cho hai phần bún hoặc cháo kèm đĩa gỏi là no nê.
Địa chỉ cuối tuần: 4 tiệm bánh tráng trộn 'đắt xắt ra miếng'
Bốn tiệm bánh tráng trộn có tiếng ở Sài Gòn giá từ 20.000 đồng/phần, hương vị truyền thống và biến tấu, là địa chỉ ăn vặt của bạn trẻ.
Bánh tráng là món ăn vặt rất phổ biến ở Sài Gòn, thường có giá rẻ, phù hợp với túi tiền của học sinh - sinh viên. Hiện những gánh bánh tráng gần khu trường ĐH Sư Phạm, đường Phan Xích Long, làng ĐH Thủ Đức... có giá trung bình từ 10.000 đến 15.000 đồng/bịch, riêng bánh tráng muối tắc có giá khoảng 3.000 đồng/bịch nhỏ. Tuy nhiên vẫn có những tiệm hay xe đẩy lề đường bán món ăn vặt này với giá cao hơn, từ 20.000 đồng/phần nhưng vẫn hút khách nhờ hương vị món ăn có thể làm hài lòng nhiều người.
Dì Hồng
Đây là một trong những địa chỉ ăn vặt quen thuộc với giới trẻ Sài thành suốt nhiều năm. Quán bánh tráng nằm trên "con đường bánh tráng" ở quận 4, nhưng luôn đông khách ghé ăn nhờ gia vị đậm đà và cách trộn của dì Hồng không thay đổi qua nhiều năm. Quán khá đông vào chiều tối mỗi ngày, đôi khi bạn phải xếp hàng chờ đến lượt, nhưng chất lượng rất ổn.
Khác với bánh tráng trộn truyền thống, thực đơn của dì Hồng biến tấu phong phú, kết hợp nhiều nguyên liệu nên ăn lạ miệng, như 5 loại bánh tráng trộn pa tê thịt bằm, trộn bơ tỏi, trộn phô mai, trộn bơ đường và trộn phô mai pa tê. Trong đó, món phô mai pa tê được nhiều bạn trẻ gọi là "bánh tráng trộn cao cấp" với từng miếng bánh tráng tẩm phô mai vừa mặn vừa béo, kết hợp với topping pa tê lại rất thích hợp. Bánh tráng đựng trong bát nhôm, đầy ụ có giá 20.000 đồng/phần.
Ngoài ra, quán còn có nhiều loại cuốn chấm với nước me. Cuốn bánh tráng mềm, tròn, quyện với nước mẹ đặc sánh, đậm vị chua ngọt, thêm sốt bơ béo nhưng ăn hoài không thấy ngán. Món này ngon hơn khi ăn tại chỗ.
Địa chỉ: 23 đường số 11, quận 4.
Chú Viên
Bánh tráng trộn chú Viên là một trong những tiệm nổi tiếng ở Sài Gòn. Trước kia, quán chỉ là một xe đẩy bên lề đường, nhưng nhờ hương vị đặc trưng, không lẫn với tiệm khác, lượng khách ở đây đông đến nỗi bạn phải gọi điện đặt hàng nếu không muốn chờ 30 phút mới có đồ ăn. Hiện quán đã có cửa tiệm nho nhỏ, tuy vẫn không đủ chỗ cho khách ngồi ăn, nhưng bạn không phải chờ lâu, cũng không cần phải gọi điện trước. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn thành từng bịch, nước sốt để riêng, có khách đến thì nhanh chóng giao hàng là xong. Phần bình thường có giá 20.000 đồng, phần đặc biệt 35.000 đồng, có thể đủ cho hai người ăn.
Một bịch bánh tráng loại thường được trộn từ nhiều nguyên liệu như khô mực, tôm khô, trứng cút, xoài bào sợi, khô bò, gan xào, đậu phộng, rau răm... Tất cả cho vào bịch bánh tráng dẻo, trộn đều bằng máy. Ưu điểm ở đây là sợi bánh tráng không bị dính thành cục khi rưới nước sốt vào nên khá dễ ăn. Trứng cút luộc và trứng cút chiên có lớp vỏ vàng nhưng không bị ngấy. Nước sốt bò thấm vị, mùi na ná thuốc bắc, không bị nồng, vị vừa miệng, dễ ăn. Vì quán chủ yếu bán mang đi nên nước sốt để bao riêng, khi ăn thì bạn rưới lên trên, trộn đều là có thể thưởng thức.
Địa chỉ: 38 Nguyễn Thượng Hiền, quận 3.
Chị Chảnh
Từng khá nổi trong giới mê đồ ăn vặt ở Sài Gòn, xe bánh tráng trộn ngay hồ Con Rùa của "chị Mai Chảnh" luôn hút khách không chỉ bởi cái tên độc lạ, mà nhờ hương vị khiến nhiều người phải tấm tắc khen ngon ngay khi nếm thử. Chị Mai bán bánh tráng đã hơn 10 năm nay, nhưng từ khi xe đông khách, một mình chị phục vụ không xuể, khó làm hài lòng thực khách nên đôi lúc chị mắng cả khách. Từ đó mọi người gọi chị là "Chảnh" vì cho rằng đến khách chị cũng không cần. Lâu dần, cái tên "Chị Chảnh" trở thành thương hiệu, và nhiều người là khách quen của quán vì thực chất chị rất vui tính, không hề chảnh.
Ảnh alongwalker
Bánh tráng ở đây được trộn theo kiểu truyền thống, gồm xoài, trứng cút, khô bò đen, khô bò đỏ, sa tế, rau răm, muối tôm, đậu phộng... vắt thêm tí tắc tạo độ chua nhẹ, kèm nước bò ăn mãi không thấy ngán. Bịch bánh tráng có giá khoảng 20.000 đồng, thêm nem chua thì thêm tiền. Dù giá cả không hề rẻ so với bánh tráng lề đường, nhưng quán không khi nào ngơi khách. Bánh tráng mềm vừa ăn, được trộn trong thau cho đều trước khi đựng trọng bịch nylon. Nếu để lâu, bánh sẽ bị dính thành chùm, bạn nên ăn ngay để thưởng thức trọn vẹn vị ngon. Ngày mưa khá bất tiện vì không có dù che.
Địa chỉ: Vòng xoay Công trường Quốc tế, quận 3.
Hòa Hảo
Đây là một trong những tiệm bánh tráng trộn lâu năm được lòng dân Sài Gòn. Giá một phần 20.000 đồng, khá hút khách nên nếu đến quán vào tầm chiều, bạn có thể xếp hàng lâu mới đến lượt. Quán không có địa chỉ cụ thể, đặc điểm nhận dạng là hai anh em đứng bán, cùng thau mỡ hành to - nguyên liệu khiến bánh tráng ở đây trở nên hấp dẫn hơn.
Ảnh alongwalker
Sợi bánh tráng cắt nhỏ, mỏng, ăn vừa miệng, rưới nước sốt thấm vị, thơm đậm đà. Bánh trộn chung với mỡ hành cho vị béo, tăng thêm vị thơm và độ mềm cho bánh tráng. Bạn có thể yêu cầu trộn nhiều mỡ hành hay ít tùy thích. Quán bán mua mang đi, nước sốt để riêng. Khi ăn, bạn đổ tất cả nguyên liệu vào, nước sốt quyện với sa tế cay the, khô bò, tôm khô, đậu phộng bùi... ăn đã miệng. Nếu muốn ăn bánh tráng cứng thì bạn có thể thưởng thức ngay sau khi trộn, còn nếu thích bánh tráng mềm thì để một lát hãy ăn.
Địa chỉ: Trước Lô S chung cư Ngô Gia Tự, đường Hòa Hảo, quận 10.
Bánh mì rao trở lại ấm áp, dễ chịu vô cùng Tiếng rao bánh mì còn sót lại để cho thấy sự hiện diện của con người vẫn còn đó trong thành phố hiện đại nhưng đầy im ắng trong mùa Covid vừa mới chớm qua đi và hoang mang lo ngày quay lại. Bánh mì Sài Gòn Tiếng rao Nhà tôi ở gần trường học trong một khu phố. Hằng ngày lúc còn...