Chao đảo trên thuyền thúng – một “đặc sản” du lịch Việt Nam khiến du khách phấn khích
Không chỉ người Việt Nam mà nhiều du khách nước ngoài cũng muốn thử thách trò chơi cảm giác mạnh này.
Những người sành về du lịch Việt Nam thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với chiếc thuyền thúng. Đi thuyền thúng xuyên qua rừng dừa hay len lỏi trong các cánh rừng đầy tôm cá của miền sông nước là một trong những trải nghiệm độc đáo. Tuy nhiên, trải nghiệm đúng nghĩa “sóng gió” khi chơi trò lắc thúng mới là điểm nhấn khiến du khách muốn thử thách tại Việt Nam.
Ảnh: @ifyoucometomorrow
“Đấy không phải là một cái thuyền, nó chỉ là một cái thúng!”
Việt Nam có vô số loại tàu thuyền và chiếc thuyền thúng đơn sơ đã hoàn toàn “đốn tim” khách nước ngoài. Nếu có dịp đặt chân đến các khu vực ven biển của miền Trung Việt Nam hoặc dọc theo nhiều tuyến đường biển, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số thuyền có hình dáng tròn lênh đênh trên bãi biển. Những chiếc thúng được làm bằng nhựa hoặc dệt từ tre vốn là ngư cụ nay đã trở thành “đặc sản” không thể thiếu trong du lịch Việt Nam.
Ảnh: @dulich365, @Đ.Hồng
Chiếc thuyền thúng có lịch sử lâu đời, nhưng phổ biến nhất vào thời Pháp thuộc. Vào thời kỳ này, người Pháp đánh thuế dân chài lưới rất nặng. Những ngư dân đi tàu bè thường khó lòng trả nổi mức thuế này. Điều đó khiến họ dùng những chiếc thúng làm thành thuyền độc đáo để tránh thuế.
Ảnh: @Cocophoto2635, @thaoquyetlinh
Ngư dân sử dụng thuyền thúng nhiều nhất có lẽ từ Đà Nẵng tới các tỉnh Nam Trung Bộ. Nghề câu mực ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cũng dùng những chiếc thuyền thúng đưa ra khơi xa. Thuyền thúng còn là phương tiện xuất hiện trong những cuộc thi, lễ hội cầu ngư ở nhiều làng chài Việt Nam diễn ra hàng năm.
Video đang HOT
Rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) được mệnh danh là “thủ phủ” thuyền thúng (thúng chai) của xứ Quảng, quy tụ gần 1.200 chiếc thuyền thúng chuyên phục vụ khách du lịch (Ảnh: @alex.chanson)
Những chiếc thuyền thúng của Việt Nam với hình dạng và cách chèo độc đáo khiến du khách nước ngoài ngỡ ngàng và thích thú (Ảnh: @hangcoconut)
Trải nghiệm trò chơi cảm giác mạnh của Việt Nam
Đây không phải là lần đầu tiên trò lắc thúng gây bão trên mạng xã hội. Năm 2019, trong một chương trình thực tế, Hoa hậu Hàn Quốc Thái Bình Dương Han So Won cũng từng có trải nghiệm “nhớ đời” khi chơi thử thuyền thúng ở Rừng dừa Bảy mẫu (Hội An). Video này đã ngay lập tức gây bão cộng đồng mạng, truyền hình Hàn Quốc cũng từng đưa tin về trò chơi độc đáo này. Không chỉ vì tình huống dở khóc dở cười mà còn bởi trải nghiệm có một không hai mà trò xoay thuyền thúng mang lại.
Khoảnh khắc Hoa hậu Hàn Quốc Ham So Won ngã xuống nước khi chơi thuyền thúng
Chẳng cần phải tới công viên giải trí, tìm đến các khu trò chơi hoành tráng làm gì, việc ngồi yên trên chiếc thúng và phó mặc cho anh thợ chèo điêu luyện “lắc lư” là đã đủ độ kinh dị lẫn chóng mặt không kém trò chơi cảm giác mạnh nào. Nhiều người sợ hãi, chật vật để có thể ngồi vững, nhiều người tỏ ra vô cùng phấn khích và xuất sắc vượt qua thử thách của những người chèo thuyền.
Chỉ cần vài động tác đạp chân, nhún nhảy là có thể mang đến cảm giác “bay lắc” cho người trên thuyền (Ảnh: @Klook)
Quả thực, ngay cả với các du khách Việt Nam, khi chơi trò lắc thúng này cũng đã phải dồn không ít sự can đảm, huống chi là người nước ngoài. Nhiều người còn đùa rằng, đây chính là trò chơi cảm giác mạnh của Việt Nam. Đã có nhiều pha cười ra nước mắt khi người chơi không thể bám trụ được và cuối cùng là ngã xuống nước một cách thê thảm.
Khác với nhiều người khác ngồi thuyền thúng “chill chill”, ngắm cảnh sông nước nên thơ, trữ tình, trò chơi này chắc chắn mang đến cảm giác “bay lắc” không hề nhẹ (Ảnh: @Danangcity)
Trò chơi lắc thúng này đúng là khó nhằn. Tuy nhiên, nếu bạn không sợ nước thì đây cũng là trải nghiệm đáng để thử một lần. Ngồi trên thuyền thúng, việc mặc áo phao là bắt buộc nên cũng không cần lo lắng quá đâu nhé.
Một số lưu ý khi trải nghiệm trò chơi thuyền thúng:
- Đối với những bạn “yếu tim” hoặc hay say xe thì nên cân nhắc trước trò chơi cảm giác mạnh này nhé vì rất dễ dẫn đến choáng váng.
- Mặc áo phao chắc chắn bởi chỉ cần một chút sơ hở, người chơi có thể bị văng xuống nước bất cứ khi nào.
- Trò chơi này yêu cầu tinh thần thép nên bạn phải ngồi thật vững trên chiếc thúng dù nó đang xoay vòng vòng.
- Trước khi bắt đầu tiến vào trò chơi quẩy thúng có thể thương lượng với các “tay thuyền” để thúng lắc được nhẹ nhàng hơn giúp giảm độ “say sóng”.
Bất ngờ nổi tiếng do được fanpage "triệu like" tại Việt Nam chia sẻ video, tại sao nữ streamer Mỹ này vẫn tỏ ra không mấy hài lòng?
Niki, một nữ streamer người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng tại Việt Nam sau khi được một fanpage lớn trong nước chia sẻ video.
Niki, 27 tuổi, sinh sống tại Texas (Mỹ), là một streamer người Mỹ không mấy nổi tiếng. Trên Twitch, cũng là nền tảng stream mà Niki hoạt động, cô chỉ có khoảng hơn 10.000 người theo dõi. Trên một số nền tảng mạng xã hội khác như Youtube, TikTok, Instagram hay Twitter; Niki cũng chỉ có khoảng vài nghìn follower.
Thế nhưng, Niki bỗng chốc trở thành một hiện tượng tại Việt Nam. Lượng người theo dõi của cô đã tăng gấp đôi, đạt gần 23.000, chỉ trong hơn 1 ngày. Livestream của Niki có những thời điểm đạt gần 3.000 người xem cùng lúc, một con số mà cô này trước đây chưa bao giờ đạt được. Phần bình luận trên livestream chiếm đa số là các fan đến từ Việt Nam.
Mọi chuyện bắt nguồn từ đoạn video đang được lan truyền trên các fanpage Facebook tại Việt Nam. Trong một buổi stream, Niki đã đóng vai một nữ tu sĩ và lắng nghe những "lời thú tội" từ người xem. Một trong số những câu chuyện đó, liên quan tới một chú cá, đã thu hút được sự quan tâm bởi sự bi hài của nó.
"Anh Da Đen", một fanpage giải trí lớn tại Việt Nam với gần 1 triệu like và 2.5 triệu lượt follow, đã đăng tải video của Niki. Đoạn video này hiện đã đạt hơn 5 triệu lượt view, 356.000 lượt reaction, 63.000 lượt comment và 17.000 lượt chia sẻ sau 5 ngày.
Đoạn video được đăng tải lên fanpage của Anh Da Đen thu hút được lượng view "khủng"
Mặc dù trở nên nổi tiếng tại Việt Nam nhờ việc được Anh Da Đen đăng tải đoạn video, tuy nhiên Niki cảm thấy không mấy hài lòng với những người quản lý fanpage này. Bởi lẽ, không những fanpage Anh Da Đen đã tự ý sử dụng đoạn video này mà không ghi nguồn (credit) từ Niki; mà fanpage này còn chỉnh sửa để xóa watermark của cô và chèn watermark của fanpage. Ngoài ra, đoạn video còn bị lật (flip) và làm méo âm thanh, một cách làm phổ biến để "lách" các công cụ quét bản quyền tự động của nền tảng.
Niki nói về việc bị fanpage Anh Da Đen đăng video lên Facebook mà không ghi nguồn
"Họ không hề ghi nguồn tôi. Thực tế, họ làm điều hoàn toàn ngược lại. Họ cắt tên tôi khỏi video và đưa tên của họ vào", Niki nói trên livestream.
Đoạn video mang đến ban quản trị của fanpage Anh Da Đen nguồn thu, khi Facebook có cơ chế trả tiền dành cho các fanpage khi có lượng người xem nhất định. Ngoài ra, ban quản trị của Anh Da Đen cũng đăng tải dưới phần bình luận những link kiếm tiền "hoa hồng" (affiliate) của một sàn thương mại điện tử để có thêm nguồn thu.
Tham khảo các video khác của Anh Da Đen, gần như tất cả trong số đó đều đến từ các content creator (nhà sáng tạo) nội dung từ nước ngoài, nhưng không một video nào được ghi nguồn và đều bị gắn watermark riêng của fanpage. Tuy nhiên, fanpage này vẫn hoạt động trong suốt nhiều năm qua mà không gặp bất cứ trở ngại gì, thậm chí còn có lượng tương tác rất lớn. Trung bình, mỗi bài post của Anh Da Đen nhận được từ vài chục tới vài trăm nghìn lượt reaction.
Video từ các content creator nước ngoài được đăng tải tràn lan lên Facebook mà không gặp vấn đề về bản quyền
Vi phạm bản quyền là một tình trạng đã diễn ra tràn lan trên Facebook trong suốt thời gian qua. Khác với Youtube, mạng xã hội của tỷ phú Mark Zuckerberg vẫn chưa có những động thái quyết liệt nào nhằm ngăn chặn điều này.
Trước đây, nhiều fanpage núp bóng dưới dạng "review phim" đã bị lên án bởi hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Thay vì "review" phim, nhưng fanpage này tóm tắt toàn bộ nội dung phim và sử dụng nhiều hình ảnh bản quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà làm phim.
Khi mà vấn đề bản quyền của những bộ phim đình đám với sự chống lưng từ các studio lớn còn chưa thể giải quyết, rõ ràng, nó còn trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần đối với những content creator hoạt động độc lập. Đặc biệt, tại các quốc gia như Mỹ, nơi mà giới trẻ không mấy "mặn mà" trong việc sử dụng Facebook mà thay vào đó là Twitter, Instagram, TikTok, Snapchat; không phải content creator nào cũng biết tới việc video của mình đang bị một đơn vị khác đăng tải trái phép nhằm mục đích thương mại.
Đối với những content creator nhỏ như Niki, cô không kỳ vọng về việc có thể khiếu nại lên Facebook để được chia sẻ nguồn lợi nhuận từ những trường hợp "re-up" như Anh Da Đen. Nữ streamer này còn không dùng Facebook, và cô phải tạo một tài khoản "tạm" chỉ để bình luận dưới video. Và, tất cả những gì cô muốn chỉ là một vài dòng credit đến bản thân.
"Nếu bạn có ý định kiếm tiền từ video của tôi, tôi cũng không thể làm gì để cấm bạn được. Nhưng ít nhất thì cũng phải ghi tên tôi vào chứ?", Niki nói.
Cô gái người Việt mừng rỡ khi bắt gặp loại rau này bên Nhật: Ở nhà thì mọc khắp nơi mà sang đây lại thấy quý như vàng? Thế là lại có món ngon ăn cho đỡ nhớ nhà trong những ngày sống ở Nhật rồi! Câu chuyện về sự khác biệt, thậm chí có những thứ trái ngược về các món ăn ở Việt Nam và ở Nhật đúng là không hồi kết. Có những thứ ở Nhật mọc dại nhưng về Việt Nam lại được bán với mức giá...